D2 Giảng Võ và những dấu hỏi chưa lời đáp
Từ đầu năm 2015, hầu hết người dân đã dọn về tòa nhà D2 Giảng Võ (quận Ba Đình). Hiện tại, mọi hạng mục cơ bản vận hành ổn định. Tuy vậy, BQT tòa nhà vẫn chưa thể ra đời – với hàng loạt dấu hỏi xoay quanh việc tuân thủ pháp luật của Chủ đầu tư – Công ty CP Đầu tư Xây dựng & Phát triển nhà Gia Bảo suốt nhiều năm qua.
Ai đang múa tay trong bị?
Dù tòa nhà đã hoạt động từ cuối năm 2014 tới nay nhưng Gia Bảo liên tục trì hoãn với nhiều lý do để thành lập Ban quản trị. Đồng nghĩa, hàng trăm tỷ đồng từ quỹ bảo trì tòa nhà vẫn đơn phương thu – chi mang tên Gia Bảo. Đây là một trong nhiều nội dung mà tập thể người dân sinh sống tại D2 Giảng Võ phản ánh tới báo chí.
Người dân sở tại nghi vấn việc vi phạm công khai, minh bạch quỹ bảo trì của chủ đầu tư có dấu hiệu trục lợi
Trao đổi với PV, bà Hoàng Minh Châu, Tổ trưởng tổ 7A (đại diện tập thể các hộ dân D2 Giảng Võ) bức xúc: “3 năm qua, dù người dân chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần đến chủ đầu tư Gia Bảo để yêu cầu tổ chức hội nghị nhà chung cư (theo các quy định tại điều 13 của Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng) nhưng công ty luôn dấu hiệu bất hợp tác”.
Tới giữa năm 2017, sự việc mới có dấu hiệu tiến triển bằng động thái tiến hành hội nghị nhà chung cư của Công ty Gia Bảo. “Dẫu vậy, lần lượt 2 lần hội nghị do Chủ đầu tư tổ chức (20.5 và 12.7) đều bất thành vì sử dụng mối quan hệ cá nhân, làm ảnh hưởng đến sự khách quan dân chủ trong việc bầu BQT cư dân” – bà Châu cho biết thêm.
Về vấn đề “sử dụng mối quan hệ cá nhân, làm ảnh hưởng đến khách quan dân chủ trong bầu BQT”, ông Thành (chủ sở hữu căn hộ tầng 9, thành viên Tổ Giám sát cộng đồng D2 Giảng Võ) diễn giải chi tiết.
Khoản 1, Điều 109, Luật Nhà ở quy định: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày BQT nhà chung cư được thành lập, CĐT phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho BQT để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định…; trường hợp CĐT không bàn giao kinh phí này thì BQT nhà chung cư có quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế, buộc CĐT phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ”
Cụ thể, các lần tổ chức hội nghị vừa qua đều thực hiện trái trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD. Lần thứ nhất (20.5), chủ đầu tư Gia Bảo tự ý chia các tầng (văn phòng cho thuê, tái định cư, căn hộ thương mại) thành các khu vực riêng biệt và bầu riêng người đại diện từng tầng.
Video đang HOT
“Họ chia toàn bộ cư dân ra thành 3 nhóm khác nhau để tổ chức hội nghị, không minh bạch về cách tính phiếu bầu. Lần 2 (12.7), Công ty Gia Bảo đơn phương khẳng định số lượng người tham gia chỉ đạt 40% – tỷ lệ không đáp ứng điều kiện về số người tham dự nên hội nghị bất thành. Thế nhưng, khi người dân đề nghị cung cấp các biên bản chi tiết tại 2 cuộc họp trên, Gia Bảo lại không phản hồi” – vị cán bộ hưu trí chán nản cho biết.
Mở rộng vấn đề, người dân sở tại nghi vấn việc vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch quỹ bảo trì của chủ đầu tư có dấu hiệu trục lợi. Bởi, đối chiếu Luật Nhà ở, việc lừng khừng trong tổ chức thành lập BQT của công ty Gia Bảo sẽ “giúp” chủ đầu tư lần nữa bàn giao quỹ bảo trì (ước tính hàng trăm tỷ đồng).
Những chiêu bài chỉ có ở Gia Bảo
Toà nhà D2 Giảng Võ (quận Ba Đình) là công trình hỗn hợp gồm các hạng mục: căn hộ tái định cư (từ tầng 6 đến tầng 10); căn hộ thương mại (từ tầng 11 đến tầng 20) và văn phòng cho thuê (phần chân đế).
Đáng chú ý, căn cứ hợp đồng ký kết giữa liên danh chủ đầu tư Công ty Gia Bảo – Sông Đà Thăng Long (2 DN này đã ký hợp tác đầu tư xây dựng lại nhà D2 Giảng Võ theo hợp đồng từ 2009) với hộ dân tái định cư tại chỗ, người dân tái định cư không phải đóng góp bất cứ khoản tiền quỹ bảo trì nào. Thay vào đó, liên danh Gia Bảo – SĐTL có trách nhiệm trích 2% tiền bán các diện tích kinh doanh làm kinh phí cho việc bảo trì toà nhà.
Về quỹ bảo trì 2%, lãnh đạo Công ty Gia Bảo phủ nhận trách nhiệm của công ty Gia Bảo trong việc đóng cho các hộ dân tái định cư (dù đã được nêu rõ trong HĐ giao kết giữa liên danh chủ đầu tư và người dân)!?
Tính thêm các căn hộ thương mại, số tiền quỹ bảo trì 2% lên tới đơn vị trăm tỷ đồng – và chưa rõ số phận ra sao. Theo Tổ phó Tổ Giám sát Cộng đồng D2 Giảng Võ (ông Nguyễn Danh Thành), suốt 2 năm nay, quỹ bảo trì được quản lý, sử dụng ra sao, người dân đều không được Gia Bảo cho biết công khai. Việc quản lý vận hành tòa nhà đang do Công ty TNHH quản lý tòa nhà D2 đảm nhận suốt thời gian qua, nhưng đây lại là đơn vị chưa đủ điều kiện năng lực vận hành chung cư theo quy định Thông tư 02 (?).
Giật mình nhất, là những thông tin cung cấp từ lãnh đạo Công ty Gia Bảo mới đây.
Thứ nhất, về nguyên nhân chưa thành lập được BQT nhà D2 Giảng Võ sau gần 3 năm hoạt động, ông Nguyễn Văn Quang – PGĐ Công ty Gia Bảo lý giải: Vì đặc thù D2 là toà nhà hỗn hợp nên công ty đang “học tập” các mô hình quản lý các dạng chung cư khác (như Lancaster Núi Trúc) để áp dụng và triển khai hội nghị. Và trong thời gian chờ đợi hoàn thiện thủ tục tổ chức hội nghị, Gia Bảo đã “nhờ” Công ty TNHH quản lý toà nhà D2 quản lý và điều hành toà nhà.
Ở diễn biến liên quan tới Công ty TNHH Quản lý tòa nhà D2 Giảng Võ (đơn vị được Công ty Gia Bảo “nhờ” quản lý tòa nhà), tới tháng 1.2017 Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) mới ra văn bản thông báo công ty có đủ điều kiện thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Thông tư 02.
Với câu hỏi “Gia Bảo và công ty này có ký hợp đồng kinh tế để ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi hay không”, lãnh đạo Gia Bảo chỉ trả lời nước đôi: “Hình như là có. Để chúng tôi kiểm tra lại”.
Đáng chú ý, về quỹ bảo trì 2%, ông Nguyễn Văn Quang phủ nhận trách nhiệm của công ty Gia Bảo trong việc đóng cho các hộ dân tái định cư (dù đã được nêu rõ trong HĐ giao kết giữa liên danh chủ đầu tư và người dân). Cũng liên quan tới công khai quỹ bảo trì 2%, ông Quang cho biết công ty đang giao cho một pháp nhân (không cung cấp danh tính) đứng tên tài khoản ngân hàng (cũng không nêu danh tính).
Chưa dừng lại, những báo cáo tài chính 2 năm qua (về thu chi dịch vụ, cho thuê diện tích tầng hầm gửi xe…) do Công ty mà chủ đầu tư “nhờ” quản lý vận hành D2 Giảng Võ cũng chỉ được lãnh đạo Gia Bảo hứa hẹn cung cấp chung chung.
Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật sự việc với tiếng nói từ chính quyền cũng như phản ứng “lạ” của Gia Bảo với cơ quan sở tại./.
Theo Danviet
Cư dân The Morning Star tố công ty Hồng Hà chiếm dụng cả chục tỷ đồng phí bảo trì
Cư dân và Ban quản trị chung cư The Morning Star tố công ty Hồng Hà (chủ đầu tư dự án) chiếm dụng khoảng 10 tỷ đồng quỹ bảo trì.
Theo đó cư dân và ban quản trị chung cư The Morning Star (số 57 quốc lộ 13, P.26, Q.Bình Thạnh), giữa tháng 8/2016 vừa qua đã có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi UBND TP.HCM và chính quyền địa phương nhằm yêu cầu can thiệp, xử lý vấn đề tranh chấp quỹ bảo trì chung cư đối với chủ đầu tư, là công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Hà (trụ sở tại cụm công nghiệp Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Cư dân, ban quản trị đề nghị chính quyền khẩn trương có động thái phong tỏa tài sản và cưỡng chế đối với công ty Hồng Hà để chủ đầu tư này chuyển giao hết kinh phí bảo trì chung cư, khoảng 10 tỷ đồng, cho họ.
Chung cư The Morning Star
Cụ thể đơn kêu cứu cho biết, chung cư The Morning Star được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2011 đến nay. Tháng 10/2014 ban quản trị chung cư được thành lập, trên cơ sở có sự chấp thuận bằng văn bản của UBND Q.Bình Thạnh.
Theo quy định, khi chung cư có ban quản trị thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm chuyển khoản quỹ bảo trị cho ban quản trị. Tuy nhiên từ đó đến nay, cư dân, ban quản trị chung cư The Morning Star ngóng chờ vẫn không thấy chủ đầu tư, là công ty Hồng Hà chuyển giao khoản phí bảo trì, ước tính khoảng 10 tỷ đồng.
Cư dân tố công ty Hồng Hà ngoài chiếm dụng phí bảo trì, còn có thêm phần lãi suất tiền gửi của phí bảo trì này.
Ban quản trị chung cư cho biết, đã nhiều lần yêu cầu công ty Hồng Hà thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng không có kết quả. Cũng cư dân, ban quản trị chung cư có gửi đơn đến các cấp chính quyền để có biện pháp chế tài đối với công ty Hồng Hà nhưng vẫn chưa được xử lý.
Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp của cư dân, ban quản trị chung cư The Morning Star
Trong khi đó, các thành viên ban quản trị cho hay, chung cư hoạt động đã 6 năm. Nay nhiều hạng mục của chung cư đã xuống cấp nhưng không có kinh phí để bảo trì.
Đáng nói trong đơn, cư dân, ban quản trị chung cư The Morning Star cho biết, hiện công ty Hồng Hà có biểu hiện tẩu tán tài sản để chiếm đoạt quỹ bảo trì 10 tỷ đồng và nghi vấn là "trốn" một số khoản nợ khác. Do đó hiện nhiều cư dân tỏ thái độ bức xúc, cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự ở địa phương.
Người dân mong chờ chính quyền nhanh chóng có động thái giải quyết dứt điểm vụ việc nói trên, trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân.
P.V có liên hệ với công ty Hồng Hà, chủ đầu tư dự án The Morning Star nhưng chưa gặp được người có thể phát ngôn để nói về vụ việc.
Lê Anh
Theo_Phụ Nữ News
Tranh chấp chung cư khó dứt Tranh chấp chung cư những tưởng sẽ ít xảy ra sau khi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn với những quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, cư dân, đơn vị quản lý tòa nhà... có hiệu lực, nhưng nó vẫn thường xuyên xảy ra và vẫn từ những nguyên...