Cựu tuyển thủ Việt Nam “bức xúc” vì bị làm “chuột bạch” mùa Covid-19
Cựu tuyển thủ Nguyễn Việt Thắng chia sẻ đầy hóm hỉnh khoảnh khắc anh được HLV Lê Huỳnh Đức cắt tóc.
Ngày 15/4, cựu tuyển thủ Nguyễn Việt Thắng chia sẻ trên facebook cá nhân khoảnh khắc anh được HLV Lê Huỳnh Đức cắt tóc kèm theo dòng trạng thái: “Tóc tai mùa dịch. Thầy hớt trò khen đẹp. Chỉ tội chuột bạch”.
HLV Lê Huỳnh Đức cắt tóc cho trợ lý Việt Thắng trước sự chứng kiến của Hà Đức Chinh
Trong ảnh còn xuất hiện tiền đạo Hà Đức Chinh, tiền đạo đội tuyển Việt Nam. Theo quan sát, tay nghề của HLV Huỳnh Đức khá ổn, không kém nhiều tay kéo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có vẻ như Việt Thắng chưa hài lòng.
Chia sẻ của cựu tiền đạo tuyển Việt Nam khiến người hâm mộ vô cùng thích thú. Nhiều người ngạc nhiên trước tài lẻ của HLV Huỳnh Đức. Số khác tinh ý hơn cho rằng khoảnh khắc trên xuất hiện cả ba thế hệ của đội tuyển Việt Nam.
Kể từ mùa giải 2020, Việt Thắng về đầu quân cho SHB Đà Nẵng, giữ vai trò trợ lý cho HLV Lê Huỳnh Đức. Trong khi đó, Đức Chinh hiện là chân sút số 1 của đội bóng sông Hàn.
HLV Lê Huỳnh Đức khi còn thi đấu được coi như tiền đạo huyền thoại của bóng đá Việt Nam. Trợ lý Việt Thắng cũng là chân sút xuất sắc, từng cùng tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2008. Hi vọng rằng, dưới sự chỉ bảo của hai đàn anh có nghề, Đức Chinh sẽ trưởng thành hơn trong năm 2020.
Hiện V-League 2020 đang hoãn vô thời hạn vì đại dịch Covid-19. CLB SHB Đà Nẵng vẫn ở lại đội nhưng không tập chung, chủ yếu tự rèn thể lực.
Thanh Hà
BLV Ngô Quang Tùng tung "chiêu lạ" thách đấu giữa dịch Covid-19
Thời gian qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều "chiêu" thách đấu giữa những nhóm bạn như một thú chơi, giúp mọi người cùng vận động, thư giãn ngay tại nhà, cùng nhau đẩy lùi đại dịch Covid-19. Sáng nay, bình luận viên (BLV) Ngô Quang Tùng cũng đã đưa ra cách riêng, thử tài đồng nghiệp, người hâm mộ.
Theo ghi nhận của Dân Việt, trên mạng xã hội những ngày qua đã truyền tải rất nhiều hình ảnh, clip ghi nhận màn "thách đố" thú vị giữa các VĐV, cầu thủ như thi chống đẩy, gập bụng, tâng cuộn giấy vệ sinh, nhảy dây...
Những gương mặt quen thuộc của TTVN như Công Phượng, Huỳnh Như, Tuyết Dung, cựu tuyển thủ bóng đá nữ Đỗ Thị Ngọc Châm, "người hùng" Olympic Hoàng Xuân Vinh... đều tích cực hưởng ứng, "thách đấu" bạn bè, đồng nghiệp.
Cựu tuyển thủ Ngọc Châm "thách đấu" Tuyết Dung tâng cuộn giấy vệ sinh.
Chương trình Strong Vietnam do Tập đoàn T&T Group và CLB bóng đá Hà Nội thực hiện cũng đã thực hiện trực tuyến trên mạng xã hội mang tên "15 ngày lành mạnh".
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian 15 ngày cách ly toàn xã hội (từ 1/4 đến 15/4), các tuyển thủ Việt Nam thuộc biên chế Hà Nội FC như Văn Quyết, Hùng Dũng, Quang Hải, Đức Huy... sẽ thông qua Fanpage Strong Vietnam, Fanpage CLB bóng đá Hà Nội và trang cá nhân truyền tải các thông điệp như rửa tay như thế nào cho đúng cách, luyện tập chống đẩy, nhảy dây tại nhà...
Bắt đúng "trend", trên trang facebook cá nhân của mình sáng nay, BLV Ngô Quang Tùng đã thống kê "những cái đầu tiên" trên hành trình 40 năm (1980-2020) giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam.
BLV Ngô Quang Tùng chia sẻ anh cũng như nhiều người khác muốn tạo ra "một thú chơi mùa Covid-19": "Tôi mong mọi người sẽ cùng góp ý, bổ sung thêm để làm đầy đặn "những cái đầu tiên" của giải đấu hàng đầu Việt Nam, cùng chia sẻ trên trang cá nhân cho đỡ nhớ V.League.
Tôi hy vọng V.League 2020 không phải là mùa giải đầu tiên bị đứt gánh giữa đường, không thể kết thúc trọn vẹn", BLV Ngô Quang Tùng bày tỏ.
BLV Ngô Quang Tùng chia sẻ "những cái đầu tiên" trên hành trình 40 năm giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (1980-2020).
Dưới đây, Dân Việt xin tổng hợp lại "những cái đầu tiên", những tư liệu quý mà không phải người hâm mộ bóng đá nào (đặc biệt là giới trẻ) cũng tường tận:
"Trước năm 1980, có rất nhiều giải đấu chính thức, giao hữu ở mọi miền của đất nước đã thống nhất.
Tất cả đều là sự chuẩn bị để hướng đến mục tiêu: tổ chức giải vô địch toàn quốc. Sự kiện mang tính cột mốc lịch sử đã được khai mạc ngày 3/2/1980, với sự góp mặt đầy đủ các anh tài của bóng đá Việt Nam lúc đó (ngoại trừ Thể Công - CLB Quân Đội vì kỷ luật nội bộ không tham gia) và có tên "Giải Bóng đá A1 Toàn Quốc lần thứ nhất 1980".
Đội Tổng cục Đường Sắt vô địch quốc gia năm 1980. Ảnh: facebook Ngô Quang Tùng
Kể từ lần đầu đến nay, giải bóng đá VĐQG Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình thể thức thi đấu khác nhau, nhưng cơ bản là thể thức đấu Cúp (có trận chung kết) hoặc nhiều vòng bảng cho đến 1995; và thể thức League (sân nhà, sân khách) từ 1996 đến nay.
Hầu hết các mùa giải diễn ra trọn vẹn trong năm dương lịch nhưng cũng có mùa vắt qua 2 năm (81/82; 82/83... 2001/02).
Và cũng có những năm không thể tổ chức 1988 (vì quá khó khăn) hay 1999 (vì tiêu cực tràn lan, phải chấn chỉnh).
Sau 36 mùa giải, đã ghi nhận 15 cái tên được vinh danh ở vị trí Quán quân và rất nhiều những con số...
Đội Thể Công (CLB Quân Đội) bảo vệ thành công danh hiệu vô địch quốc gia năm 1983. Ảnh: facebook Ngô Quang Tùng
Ở thời điểm mùa giải VĐQG thứ 37 trong lịch sử đang chưa biết lúc nào có thể tiếp tục, cùng nhìn lại những cái đầu tiên của Giải đấu hàng đầu bóng đá Việt Nam cấp CLB:
Đội đầu tiên vô địch: Tổng cục Đường sắt 1980.
Đội đầu tiên bảo vệ được chức vô địch: Thể Công (CLB Quân Đội) 81/82 và 82/83. Đội Thể Công là đội đầu tiên và duy nhất không tham dự mùa giải đầu tiên 1980 vẫn được dự mùa sau mà không phải xuống hạng.
Đội đầu tiên không đóng ở Thủ đô vô địch: Công nghiệp Hà Nam Ninh (Nam Định) 1985
Đội miền Nam đầu tiên vô địch: Cảng Sài Gòn 1986
Đội miền tây Nam bộ đầu tiên vô địch: Đồng Tháp 1989
Đội miền Trung đầu tiên vô địch: Công nhân Quảng Nam Đà Nẵng 1992
Đội đầu tiên 5 lần vô địch: Thể Công 1981/82, 1982/83, 1987, 1990, 1998
Đội đầu tiên vô địch kỷ nguyên chuyên nghiệp (V.League): Sông Lam Nghệ An2000/01.
Đội đẩu tiên bảo vệ được danh hiệu vô địch V.League: Hoàng Anh Gia Lai 2003 & 2004.
Đội đầu tiên có 2 lần bảo vệ được danh hiệu vô địch V.League: Becamex Bình Dương 2007 & 2008 và 2014 & 2015.
Đội đầu tiên 5 lần vô địch V.League: Hà Nội FC 2010, 2013, 2016, 2018, 2019.
Các đội xuống hạng đầu tiên 1980: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.
Đội đầu tiên lên hạng gia nhập Giải VĐQG và chưa bao giờ xuống hạng: Sông Lam Nghệ An từ 1984 đến nay.
Đội đầu tiên xuống hạng khi chơi với tư cách là Đương kim vô địch: Cảng Sài Gòn 2003
Trận chung kết chính thức đầu tiên: Thể Công (CLB Quân Đội) - Hải Quan 2/1 ngày 1/5/1983 sân Hàng Đẫy (Năm 1980 trận TCĐS - CAHN chỉ là trận cuối của VCK có 3 đội tham dự, ý nghĩa như trận chung kết. Mùa 81/82 có 6 đội dự VCK đá vòng tròn không có trận chung kết).
Người đầu tiên vô địch quốc gia với tư cách cầu thủ và HLV: Lê Thuỵ Hải 1980 cầu thủ TCĐS và 2007 HLV B.Bình Dương.
Lãnh đội đầu tiên có 4 chức vô địch quốc gia: Ngô Xuân Quýnh Thể Công(CLB Qjuân Đội) 81/82;82/83;87;90
Cầu thủ đầu tiên có tên trong danh sách của 2 đội VĐQG: Quản Quốc Hương - Thể Công 1981/82 ( chưa được đá) và CAHN 1984 ( đá cặp với Đinh Xuân Hảo).
Cầu thủ đầu tiên VĐQG trong 3 màu áo: Võ Văn Hạnh với SLNA 2000, 2001, HAGL 2003,2004, SHB Đà Nẵng 2009.
Vua phá lưới đầu tiên 1980: Lê Văn Đặng ( Công An Hà Nội) 11 bàn. Mùa này Lê Văn Đặng được cho là người ghi bàn đầu tiên của cả giải (tức là đầu tiên trong lịch sử giải VĐQG) - trận CAHN gặp Cảng Sài Gòn 4/0 sân Hàng Đẫy ngày 3/2/1980 nhưng chưa kiểm chứng được. Lê Văn Đặng là người đầu tiên ghi bàn cuối cùng của mùa giải thì chắc chắn đúng: bàn rút ngắn 1/2 trận TCĐS - CAHN.
Vua phá lưới đầu tiên có hơn 20 bàn: Nguyễn Cao Cường 22 bàn 1982/83
Vua phá lưới đầu tiên 3 năm liền đoạt danh hiệu: Nguyễn Văn Dũng 1984; 85; 86 cũng là người đầu tiên có 4 lần đoạt danh hiệu này sau mùa 1998.
Vua phá lưới ngoại đầu tiên: Achilefu - Nam Định 2003 (11 bàn).
Vua phá lưới nội đầu tiên kỷ nguyên V.league: Đặng Đạo (Khánh Hoà) 2000/01 với 11 bàn
Kiatisak Senamuang là cầu thủ đầu tiên vô địch Singapore League 2002 Singapore Armed Forces và V. League 2003; 2004 HAGL".
Sau bài viết "phát động" trên trang cá nhân, nhiều đồng nghiệp, người hâm mộ đã vào bổ sung thêm:
Người đầu tiên đoạt 4 Quả bóng vàng Việt Nam là Phạm Thành Lương (2009, 2011, 2014, 2016).
Đội bóng đầu tiên có cầu thủ vô địch World Cup thi đấu là Hải Phòng (Denilson - ngôi sao từng cùng Brazil vô địch World Cup 2002)
Đội bóng đầu tiên có HLV vô địch Cúp C1 châu Âu dẫn dắt là Thanh Hoá với HLV Ljupko Petrovic - người từng cùng Sao Đỏ Belgrade của vô địch châu Âu năm 1991.
Đội bóng đầu tiên thăng hạng liên tiếp từ hạng 3 lên V.League là Hà Nội T&T (Hà Nội FC hiện nay)
Tuệ Minh
"Nam thần" Thái Lan phá sức, tàn nghiệp vì cô bạn gái "vạn người mê"? Theo đồn thổi, sự nghiệp của Charyl Chappuis không thể thăng hoa một phần vì "chuyện đó". Charyl Chappuis từng nổi như cồn khi trở lại Thái Lan đầu quân cho Buriram United vào năm 2013. Với tài năng nổi trội cùng vẻ ngoài điển trai, tiền vệ người Thái sinh ra và lớn lên ở Thụy Sỹ này được ví là "Ronaldo...