Cựu tướng Xiaomi làm CEO TikTok
Giám đốc Tài chính ByteDance Chew Shou Zi vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc TikTok, lấp đầy chỗ trống mà Kevin Mayer bỏ lại từ năm ngoái.
Tân Tổng Giám đốc TikTok Chew Shou Zi
Chew gia nhập ByteDance tháng trước và vẫn giữ chức vụ Giám đốc Tài chính ByteDance. Trước đây, ông đã có vài năm làm Giám đốc Tài chính và Chủ tịch kinh doanh quốc tế Xiaomi, nơi ông chịu trách nhiệm đưa Xiaomi lên một sàn chứng khoán Hong Kong. ByteDance là công ty mẹ TikTok, có trụ sở tại Trung Quốc. Ngoài bổ nhiệm Tổng Giám đốc ( CEO) mới, TikTok cũng xướng tên Giám đốc điều hành (COO) mới, đó là Vanessa Pappas. Bà Pappas sẽ duy trì các trách nhiệm hiện tại, bao gồm quản lý hoạt động chính của TikTok.
Chew sinh ra tại Singapore, thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Trung. Ông có kinh nghiệm lèo lái hàng loạt hãng công nghệ Trung Quốc, cũng như có mặt trong ban quản trị nhiều ngân hàng như Goldman Sachs, nơi ông dành thời gian cho bộ phận ngân hàng đầu tư.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, tuyển dụng ông Chew là một dấu hiệu cho thấy ByteDance đang hướng đến IPO một số lĩnh vực. TikTok vẫn đang tận hưởng thành công bùng nổ song ông Chew phải vượt qua căng thẳng chính trị Mỹ – Trung và lo ngại ngày một tăng về quyền riêng tư, đặc biệt liên quan tới đối tượng trẻ em.
CEO trước đó của TikTok là Kevin Mayer. Ông rời bỏ chức vụ cao cấp tại Walt Disney để đầu quân cho công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, ông rời đi chỉ vài tháng sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho ByteDance bán TikTok tại Mỹ nếu không muốn bị cấm tại Mỹ.
Zhang đã đàm phán với một số hãng công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft, Oracle song cuối cùng quyết định chờ qua cơn khủng hoảng. TikTok chưa từng ký thỏa thuận cuối cùng nào, giao dịch cũng đang mắc kẹt trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tiến hành đánh giá.
Thành công của TikTok có được nhờ thuật toán mạnh mẽ, có khả năng dự đoán người dùng muốn xem gì tiếp theo. TikTok theo dõi lượng sử dụng rất kỹ và cân nhắc hàng trăm điểm dữ liệu, từ người dùng hay duyệt website nào, họ nhập nội dung gì cho tới nhịp độ và kiểu gõ phím của họ.
Chính lượng dữ liệu đồ sộ thu thập từ cộng đồng người dùng trẻ đã củng cố lo ngại của chính quyền Trump về những gì có thể xảy ra nếu những thông tin này lọt vào tay Trung Quốc. Năm 2019, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ phạt ByteDance 5,7 triệu USD để dàn xếp cáo buộc Musical.ly, công ty mà ByteDance mua lại và nhập vào TikTok, thu thập bất hợp pháp thông tin từ trẻ vị thành niên.
Ông chủ TikTok là lãnh đạo trẻ thành công nhất Trung Quốc
Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance - công ty đứng sau TikTok, dẫn đầu danh sách lãnh đạo doanh nghiệp tuổi dưới 40 thành công nhất Trung Quốc.
Zhang Yiming (38 tuổi) đã đứng đầu danh sách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dưới 40 tuổi, thành công ở Trung Quốc được ba năm, nhờ xây dựng thành công ByteDance - công ty có giá trị gần 400 tỷ USD sau 9 năm thành lập (2012). ByteDance hiện là công ty đứng sau hàng loạt sản phẩm nổi tiếng, gồm ứng dụng video ngắn TikTok và phiên bản riêng cho Trung Quốc có tên Douyin, cùng với trang tổng hợp tin tức Jinri Toutiao.
Zhang Yiming (phải). Ảnh: AP .
TikTok hiện có 689 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới tính đến tháng 7/2020. Số lượt tải xuống toàn cầu vào tháng 8/2020 của ứng dụng này cũng đã vượt qua con số hai tỷ.
ByteDance hiện có trụ sở tại Bắc Kinh. Công ty đã vướng vào thương chiến Mỹ - Trung năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump ban hành lệnh cấm TikTok hoạt động tại Mỹ hoặc phải bán cho một công ty của Mỹ do "lo ngại an ninh quốc gia".
"Với tư cách là người ByteDance, Zhang đã có sự suy nghĩ bình tĩnh và chủ động đối phó với những áp lực trong năm qua, bao gồm cả các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ông đã kiên trì đưa ByteDance trở thành công ty Internet Trung Quốc có tầm nhìn toàn cầu nhất", Fortune Trung Quốc viết.
Đứng thứ hai trong danh sách là Su Hua, 39 tuổi, người đồng sáng lập Kuaishou - một ứng dụng mạng xã hội video tương tự TikTok. Tại nước ngoài, Kuaishou còn có tên khác là Kwai.
Su Hua thành lập Kuaishou vào năm 2011 tại Bắc Kinh. Công ty được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ Internet Trung Quốc - Tencent Holdings, đã IPO trên sàn chứng khoán Hong Kong hồi tháng 2 và đã huy động được 6,2 tỷ USD.
Cheng Wei, 38 tuổi, người sáng lập hãng gọi xe Didi Chuxing xếp thứ ba trong danh sách những doanh nhân trẻ năm nay. Đối thủ của Uber được hậu thuẫn bởi hàng loạt tên tuổi như Softbank, Alibaba và Tencent. Công ty đang tích cực mở rộng sang lĩnh vực xe điện bằng cách hợp tác với nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD.
Phần lớn trong số 40 lãnh đạo doanh nghiệp trẻ do Fortune Trung Quốc vinh danh năm nay đến từ lĩnh vực Internet và công nghệ. 35 công ty trong số 40 lãnh đạo doanh nghiệp trong danh sách năm nay sinh từ những năm 1980, 14 người trong đó dưới 35 tuổi, 5 người sinh từ những năm 1990. Doanh nhân trẻ nhất trong danh sách là He Yu, 29 tuổi, CEO CIQTEK, một công ty thiết bị đo lường ứng dụng lượng tử có trụ sở tại Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Tại sao các hãng công nghệ Trung Quốc khó giành được lòng tin ở nước ngoài? Sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh đã và đang không ngừng gia tăng trên khắp thế giới. Nghi ngờ của nước ngoài về mối quan hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh sẽ không sớm biến mất Trước đây, thách thức lớn...