Cựu tướng TQ: Quân đội sẵn sàng quét sạch quân Ấn Độ ở Doklam
Trung Quốc sẵn sàng phát động chiến dịch quân sự giới hạn nhằm vào lực lượng Ấn Độ canh gác ở khu vực tranh chấp Doklam, cựu tướng Trung Quốc nhận định.
Binh sĩ Trung Quốc tại lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội.
Đây là tuyên bố của Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Quân sự (AMS) trên tờ Hindustan Times.
Bà Yao nhấn mạnh rằng “vấn đề chưa từng có” của tranh chấp hiện tại có thể thúc đẩy Bắc Kinh dùng đến biện pháp cứng rắn, bao gồm cả quân sự.
“Trung Quốc và Ấn Độ rất khó xảy ra chiến tranh, nhưng còn tùy vào cách định nghĩa chiến tranh. Nếu như là một cuộc xung đột quy mô nhỏ, đụng độ là hoàn toàn có thể xảy ra”, bà Yao nói, ám chỉ chiến dịch quân sự sẽ chấm dứt căng thẳng suốt hai tháng qua ở Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang).
“Về những gì xảy ra ở Donglang, tôi muốn nói rằng, các tướng lĩnh Trung Quốc đều coi binh sĩ Ấn Độ đã xâm phạm lãnh thổ”, bà Yao nói.
Video đang HOT
Bà Yao từng phục vụ 45 năm trong quân đội, nhấn mạnh rằng không chỉ Ấn Độ mà bất cứ quốc gia nào xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc đều phải đối mặt với cơn thịnh nộ từ Bắc Kinh.
Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu trả lời phỏng vấn với tờ Hindustan Times.
Thiếu tướng Yao Yunzhu không nêu rõ hành động quân sự một cách giới hạn cụ thể là những gì. “Tôi không muốn đi vào chi tiết, là đợt tấn công chiến thuật hay oanh tạc bằng tên lửa… Trung Quốc chỉ đơn giản là phải chống lại hành động xâm lược”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30.7 nói quân đội đang mạnh lên chưa từng thấy, đủ khả năng “đánh bại mọi kẻ thù xâm lược” và “đảm bảo hòa bình thế giới”.
Theo bà Yao, Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả quân đội đang “chịu nhiều sức ép” sau khi binh sĩ Ấn Độ được cho là đã vượt qua biên giới Trung-Ấn. “Cả quân đội và chính phủ đang đứng trước sức ép lớn, lùi bước không phải là lựa chọn vào lúc này”.
Bình luận về năng lực quân sự, bà Yao nói Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với Ấn Độ. “Chúng tôi mạnh hơn họ, không chỉ bởi số lượng máy bay, tàu chiến, khẩu pháo, xe tăng mà nền công nghiệp quốc phòng cũng vượt trội hơn”.
Theo Dân Việt
Vì sao nửa tỷ người trẻ Ấn Độ không thiện cảm với Trung Quốc?
Một nửa dân số của Ấn Độ ở độ tuổi dưới 26 được cho là có thể mang tư tưởng Trung Quốc là kẻ thù số một đến suốt đời. Điều này liệu có lợi gì cho "giấc mơ Trung Hoa" nếu Bắc Kinh một lần nữa lặp lại sai lầm trong căng thẳng ở biên giới với người láng giềng?
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới chung (Ảnh:Reuters)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 25/7 đăng tải một bài bình luận về căng thẳng hiện nay ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
SCMP cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ lặp lại sai lầm năm 1962 khi xung đột biên giới với Ấn Độ, nhưng nếu xảy ra, lần này hậu quả thậm chí có thể tồi tệ hơn cho cả Bắc Kinh và New Delhi.
Trung Quốc giành phần thắng trong cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng với Ấn Độ vào tháng 10/2016. Mặc dù Bắc Kinh có thể đã đạt được mục tiêu cả về chính trị và quân sự, nhưng đây cũng là một thất bại chiến lược với Trung Quốc, SCMP bình luận.
Lý giải cho nhận định này, SCMP cho rằng, sự kiện năm 1962 đã khiến một quốc gia đông dân số trẻ như Ấn Độ tin rằng Trung Quốc là kẻ thù của họ.
Suốt nửa đầu thế kỷ 20, giới chức Ấn Độ luôn tìm cách duy trì mối quan hệ hòa hảo với người láng giềng phía bắc. Những năm 1950, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thậm chí nói rằng: "Thật không công bằng nếu một quốc gia lớn như Trung Quốc không có trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc".
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi nhanh chóng kể từ sau cuộc chiến biên giới năm 1962. Đến năm 1998, trước và sau các vụ thử hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ George Fernandes tuyên bố: "Theo quan điểm an ninh quốc gia của tôi, Trung Quốc là kẻ thù số một và bất cứ ai quan tâm đến an ninh của Ấn Độ đều đồng ý với thực tế này".
Một khảo sát năm 2016 của Viện nghiên cứu Pew cho thấy, 36% người Ấn Độ không có thiện cảm với Trung Quốc, trong khi tỷ lệ có thiện cảm là 31%. Những căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ những tuần qua, tuy nhiên đã khiến dư luận Ấn Độ sục sôi.
Trái với suy nghĩ của Bắc Kinh, mối đe dọa chiến tranh và diễn biến gợi nhắc cuộc chiến 1962 chỉ càng củng cố quyết tâm của Ấn Độ, một quốc gia gần 1,4 tỷ dân với một nửa số đó là người trong độ tuổi dưới 26.
Khoảng 70% người trẻ ở Ấn Độ được khảo sát nói rằng họ thực sự quan ngại về việc bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng như về tranh chấp lãnh thổ Trung-Ấn.
SCMP nhận định, những người này có thể sẽ mang tư tưởng Trung Quốc là kẻ thù trong suốt phần đời còn lại của họ. Liệu điều này có lợi gì cho mục tiêu "Giấc mơ Trung Hoa" của chính quyền chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay chỉ đẩy Ấn Độ tiến gần hơn với Mỹ?
Minh Phương
Theo SCMP
Đụng độ Trung-Ấn có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân Hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện đang rơi vào căng thẳng nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh năm 1962 và tiềm ẩn nguy cơ trở thành chiến tranh hạt nhân thảm khốc. Trung Quốc và Ấn Độ đều là những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo Sydney Morning Herald, căng thẳng biên giới đã...