Cựu tù nhân Triều Tiên thừa nhận nói dối trong cuốn sách gây chấn động
Một tù nhân Triều Tiên hôm 18/1 đã thừa nhận một phần câu chuyện anh chia sẻ trong cuốn sách “Trốn khỏi trại giam số 14″ là sai sự thật. Cuốn sách này từng khiến cả thế giới rúng động khi phơi bày hệ thống nhà tù hà khắc của chính quyền Bình Nhưỡng.
Cuốn sách “Trốn khỏi trại giam số 14″ kể lại câu chuyện của Shin Dong-Hyuk, người sinh ra và trải qua 23 năm trong một nhà tù của Triều Tiên. (Ảnh: AP)
Cựu tù nhân nêu trên tên Shin Dong-Hyuk (32 tuổi), được coi là người duy nhất đã trốn thoát thành công khỏi một nhà tù của Triều Tiên. Là con của một cặp vợ chồng tù nhân trong một nhà tù tại nước này, Shin đã sống 23 năm trong tù, bị tra tấn và phải lao động khổ sai trước khi trốn thoát vào năm 2005. Sau đó, Shin đã sang Hàn Quốc sinh sống.
Shin đã tiết lộ câu chuyện 23 năm trong tù của mình với nhà văn người Mỹ Blaine Harde, người vào năm 2012 đã viết nên cuốn sách “Trốn khỏi trại giam số 14″ khiến cả thế giới chấn động. Cuốn sách này sau đó cũng được bình chọn là ấn phẩm bán chạy nhất tại Mỹ.
Tuy nhiên, mới đây, tác giả Harde của cuốn sách “Trốn khỏi trại giam số 14″ cho hay Shin đã thay đổi một số chi tiết khi kể lại với ông. Ông nói: “Ngày 16/1, tôi nghe nói Shin đã kể với bạn bè rằng cuộc sống thật của anh ta khác với những gì đã kể trong sách. Tôi đã liên hệ với Shin, yêu cầu anh ấy làm rõ những thay đổi và giải thích lý do nói dối tôi”.
Theo báo Washington Post, Shin đã nói với Harden rằng một số sự kiện “quá đau đớn” nên không muốn nhắc lại, do đó anh ta đã “thay đổi một vài chi tiết” mà anh nghĩ là không quan trọng.
Trong cuốn sách của Harden, Shin nói anh ta đã bị tra tấn dã man từ khi 13 tuổi, sau khi trốn thoát thất bại. Nhưng gần đây Shin thừa nhận việc này xảy ra khi anh đã 20 tuổi.
Video đang HOT
Shin cũng nói trong sách đã chứng kiến mẹ và anh trai bị hành quyết sau khi anh kể với các cai ngục về kế hoạch trốn trại của họ để được thưởng đồ ăn. Nhưng giờ anh thừa nhận những vụ hành quyết thực chất diễn ra khi anh và gia đình đang bị giam ở 2 nhà tù khác nhau.
Theo AFP, Shin đã viết trên trang Facebook của mình rằng anh “rất hối hận” vì đã nói dối và bày tở rằng anh “luôn muốn che giấu một phần quá khứ của mình”. Shin cũng nói “có lẽ sẽ không thể tiếp tục” chiến dịch chống tình trạng vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên, nhưng kêu gọi những người ủng hộ anh tiếp tục đấu tranh.
Từ sau khi trốn thoát thành công, Shin Dong-Hyuk được biết đến là một trong những nhà hoạt động chống tình trạng vi phạm nhân quyền của Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng luôn khẳng định Shin là kẻ dối trá và một tên tội phạm.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã cho phát sóng một cuộc phỏng vấn với bố của Shin, ông này gọi anh là “kẻ nói dối” và khẳng định gia đình ông chưa từng ở tù. Shin khẳng định bố anh đã bị cưỡng ép, và nói anh cảm thấy “muốn chết” khi nghĩ đến những hình phạt gia đình phải chịu sau khi anh trốn thoát.
Nghi Phương
Tổng hợp
THeo Dantri
Mạo danh Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lừa... bán sách
Đối tượng tự xưng là một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ gọi điện cho Chánh Văn phòng UBND một loạt tỉnh, thành "ép" mua tài liệu với giá "cắt cổ".
Bưu kiện tài liệu công tác văn phòng do phó chủ nhiệm rởm gửi bán cho các cơ quan.
"Chuyển tiền ngay cho người gửi nhé"
Ngày 06/1, Chánh Văn phòng UBND một tỉnh miền núi phía Bắc nhận được cú điện thoại số lạ. Đầu dây bên kia là một giọng nam, rất chĩnh chiện: "Anh T. - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đây. Chú dạo này thế nào, lên mấy tháng rồi mà tết nhất cũng không thấy về Hà Nội ra mắt. Bộ trưởng - Chủ nhiệm đang hỏi thăm đấy...".
Sau màn dạo đầu thị uy hách dịch, không để ông em kịp trấn tĩnh, đoạn ông "Phó Chủ nhiệm" bắt đầu vào công việc chính: "Chú đã biết rồi đấy, năm nay là năm đặc biệt đối với công tác văn phòng. Tới đây sẽ có nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, anh xếp chú dự lớp đầu tiên đấy, sắp xếp thời gian, không được vắng đâu đấy. Bộ trưởng cũng chỉ đạo trang bị tài liệu công tác văn phòng cho tất cả các tỉnh. Bộ phận văn thư Văn phòng sẽ gửi qua đường bưu điện. Sáu bộ sách, chỉ hơn 6 triệu thôi, nhận được chuyển tiền ngay cho người gửi nhé, tết nhất anh em nhiều việc cập rập lắm".
Mấy hôm sau đã thấy bưu phẩm đến nơi. Ngoài vỏ kiện hàng đề rõ luôn số tiền phải thanh toán: 6.120.000 đồng. Bán tín bán nghi vì không nghĩ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lại trực tiếp bán sách như vậy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh này điện về Hà Nội. Kết quả:"Mạo danh lừa đảo, báo công an xử lý ngay"!
Ngày 15/01, có mặt tại phòng làm việc của vị Chánh Văn phòng, chúng tôi được trực tiếp mục sở thị tang vật. Bưu kiện to bằng thùng giấy A4, nặng 14,4 kg. Người gửi ghi là Nguyễn Văn Tú, số điện thoại: 0919.227.391, Phòng Phát hành sách, địa chỉ: 15 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ cảnh báo
Tuy nhiên, không phải ông Chánh Văn phòng nào cũng gọi về Hà Nội xác minh như trường hợp nêu trên. Khảo sát của PLVN cho thấy, không ít địa phương đã mắc lừa phó chủ nhiệm rởm này.
Nhận được tin báo từ các nơi, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc gửi văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nói rõ: Thời gian qua, có một số cá nhân lấy danh nghĩa cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ gọi điện hoặc liên hệ bằng các hình thức khác nhau đến văn phòng các bộ, ngành, văn phòng UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương để giới thiệu và ép các cơ quan mua sách, tài liệu... Việc làm này đã gây ảnh hưởng đến uy tín Văn phòng Chính phủ và gây phiền hà đối với các cơ quan.
Văn phòng Chính phủ khẳng định không có chủ trương làm các công việc nêu trên và thông báo để văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, đồng thời thông báo để từng cơ quan đơn vị nâng cao cảnh giác. Khi xuất hiện những việc như trên cần gọi điện hỏi trực tiếp Văn phòng Chính phủ (Vụ Văn thư Hành chính và Vụ Tổ chức cán bộ) để kịp thời ngăn chặn và xử lý kẻ lừa đảo.
Thủ đoạn không mới
"Võ công" của phó chủ nhiệm rởm thật ra không có gì mới. Mấy năm trước, lợi dụng chính sách thuế có nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ thuế ép và dọa doanh nghiệp mua sách tài chính, thuế tạo nên hình ảnh xấu cho cơ quan thuế.
Trước tình trạng này, cơ quan thuế đã phải nhiều lần thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng về việc không có chủ trương cũng như không cử cán bộ gọi điện thoại, fax hay mang sách đến bán tại doanh nghiệp. Tất cả các tài liệu và phần mềm đều được cơ quan thuế cấp miễn phí hoặc doanh nghiệp tải trực tiếp trên website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: www.gdt.gov.vn. Định kỳ hàng năm hoặc quý có chương trình tập huấn (miễn phí) Cục Thuế sẽ gửi giấy mời tập huấn tới các doanh nghiệp.
Còn nhớ hồi cuối năm 2011, Cục Thuế TP.Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46). Công an TP.Hà Nội đã bắt quả tang Nguyễn Thị Kiều Hoa (sinh năm 1990, nguyên quán Ứng Hòa, Hà Nội; trú quán 808 xóm 3 KĐT Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội), mạo danh là cán bộ của Cục Thuế TP.Hà Nội đang thu tiền bán 02 cuốn sách liên quan về thuế cho chị N.L.A nhân viên Cty A.V quận Cầu Giấy (mới chuyển địa điểm về quận Thanh Xuân - Hà Nội) với giá 678.000 đồng.
Theo tường trình, đầu tháng 10/2010, "quý cô" này đến nhà sách Kinh Đô thuộc Cty Đông Nam xin làm cộng tác viên bán sách và được hưởng hoa hồng 40% mỗi cuốn sách theo giá bìa. Để dễ dàng tiêu thụ sách, Hoa đã mạo danh cán bộ thuế yêu cầu các doanh nghiệp mua sách./.
Theo Tùng Sơn
Pháp luật Việt Nam
Sẽ có sách về linh vật truyền thống Việt Nam Nhằm giúp cán bộ văn hóa nhận diện linh vật Việt Nam, tránh sử dụng linh vật ngoại lai, Bộ Văn hóa đã chỉ đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh nghiên cứu và xuất bản bộ sách cẩm nang về hoa văn, biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Linh vật ngoại lai xuất hiện tràn lan tiếp tục...