Cứu trái tim phải dùng tỏi đen, hoa hòe theo đúng cách sau
Trong Đông y, tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc tốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch mà muốn dự phòng biến chứng thì đều có thể sử dụng.
Bệnh tim mạch rất phổ biến, dễ dẫn tới nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, để lại di chứng nặng nề cho con người.
Trong Đông y, tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc tốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch mà muốn dự phòng biến chứng thì đều có thể sử dụng.
Tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc quý giúp ngừa bệnh tim mạch. Ảnh minh họa.
Cách dùng tỏi đen
Theo Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn (khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Tỏi đen không có trong tự nhiên, mà là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng với điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian (khoảng 30 – 60 ngày) để biến tỏi trắng thành tỏi đen, giàu hàm lượng các chất với chất lượng cao hơn cả tỏi trắng (nhất là sulfur hữu cơ, đường Fructose, đặc biệt hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần).
Y học cổ truyền gọi tỏi là Đại toán, có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu xấu, giảm đường huyết, giảm huyết áp, tăng cường sức co bóp cơ tim, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lão hóa, dự phòng rất tốt xơ vữa động mạch, rất có lợi cho tim mạch.
Tỏi đen giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh (như cảm cúm, tim mạch, ung thư…), phục hồi tổn thương cơ bắp do tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
Tỏi đen. Ảnh minh họa.
Tỏi đen là dược liệu phòng bệnh rất tốt, vì có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan (tốt cho người viêm gan, xơ gan, người hay tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ), người bị suy giảm miễn dịch do hóa chất (hoặc chiếu xạ), người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt… Tỏi đen có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Tỏi đen đặc biệt tốt với người bị cúm vì giúp hồi phục nhanh chóng, còn có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Tỏi đen là loại thuốc quý phổ biến, dễ ăn, vị ngọt, dẻo, bóc không dính tay, không hôi. Để phòng ngừa bệnh tim mạch thì mỗi ngày có thể ăn vài tép tỏi đen. Người bình thưởng có thể ăn 1-3 củ tỏi đen (khoảng 3 – 5 gram).
Tỏi đen có hàm lượng chất cao hơn tỏi trắng rất nhiều. Ảnh minh họa.
Cách dùng hoa hòe
Hoa hòe là vị thuốc nam rất tốt cho hệ tim mạch và huyết áp, Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh ra máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não mang lại hiệu quả cao, an toàn, đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài.
Hoa hòe phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất, rồi phơi hay sấy khô nụ hoa hòe làm thuốc nam cực quý, có tác dụng giảm mỡ máu, giảm đường huyết, những bệnh lý liên quan đến mạch máu, chống ngưng kết tập tiểu cầu, tăng sức co bóp cơ tim.đặc biệt là làm bền thành mạch, tăng tính thấm của mao mạch, nâng cao sức bền thành mạch, tốt cho người mắc huyết áp cao, cầm máu, kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột.
Nụ hoa hòe tươi và nụ hoa hòe khô. Ảnh minh họa.
Hoa hòe còn dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ ra máu, ra máu cam… rất hiệu quả. Hoặc cầm máu (do ra máu cam, tiểu tiện, đại tiện ra máu, rong kinh), giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch, hạ mỡ trong máu, viêm loét…
Hoa hòe cần dùng là hoa hòe chưa nở phơi hay sấy khô. Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit) – 1 loại vitamin P giúp tăng sức chịu đựng của mao mạch. Các vitamin khác đều có tác dụng phòng chống mao mạch bị đứt vỡ do thiếu vitamin C, P. Hoạt chất Rutin trong hoa hòe thường dùng cho bệnh nhân mắc: cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, điều trị xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, có tác dụng đối với bệnh cao huyết áp.
Video đang HOT
Hoa hòe khô. Ảnh minh họa.
Mặc dù hoa hòe rất cần cho những người muốn phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch, nhưng các bác sĩ Đông y khuyên: hoa hòe có tính hơi lạnh nên người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu, hoặc hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát…) không nên dùng. Nếu muốn dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng (đường, gừng). Tốt nhất là phải có bác sĩ đông y, lương y có tay nghề cao tư vấn cách sử dụng để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách ăn tỏi đen đúng:
Tỏi đen có nhiều công dụng quý. Do đó, chỉ cần ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.
- Cần nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng.
- Không dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Ăn trực tiếp 2-3 củ tỏi đen/ngày. Người già thì ăn 1-2 củ tỏi đen/ngày sẽ phát huy được tối đa khả năng , công dụng của tỏi.
Nên ăn riêng tỏi đen sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị (vì gia vị có thể phản ứng tạo tác dụng phụ không mong muốn.
Tỏi đen ngâm rượu thì phải dùng rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống ít nhất 1 lần/ngày, mỗi lần 50 ml.
Tỏi đen ngâm mật ong rất có tác dụng trong các điều trị chứng bệnh khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là ở trẻ em.
Cách pha trà hoa hòe
Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, đổ nước thật sôi vào, để 10-20 phút cho hoa hòe ngấm nước chìm xuống là uống được.
Nếu hoa hòe nổi là do nước chưa thật sôi.
Hoặc cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.
Hoặc có thể cho thêm vài lát cam thảo, 1 chút thảo quế minh thì sẽ có bình trà dự phòng tim mạch rất tốt.
Trà hoa hòe uống rất thơm. Pha xong có thể để lạnh uống giải khát bất cứ lúc nào.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
Vào đông uống những trà dược này sẽ hết mệt mỏi lại đẹp da
Uống trà thảo dược, hoa khô được rất nhiều người ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe, rẻ tiền, dễ kiếm và dễ dùng. Nhưng dùng sao cho đúng?
Mùa đông nên dùng những loại trà dược này
Có nhiều cách để phục hồi sức khỏe và trà dược y học cổ truyền được khuyến cáo nên dùng, cả nam và nữ đều dùng tốt vì dễ pha uống. Ngoài thời tiết, thì cần dựa vào thể chất người uống để chọn loại trà dược phù hợp, hiệu quả.
Trà dược mùa đông nhiều người thích uống. Ảnh minh họa.
Theo Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), trà dược liệu chỉ một loại chế phẩm dùng trà, hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc. Hay nói rộng hơn đó là dạng thực - dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày, nhưng thực ra không có lá trà trong đó. Vào đông có thể dùng các loại trà dược như sau:
Có rất nhiều loại trà thảo dược. Ảnh minh họa.
* Quế chi cam thảo trà (ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí), rất tốt cho người lao động ngoài trời vào mùa đông, hoặc người sản xuất nước đá, đông lạnh... Nhưng những người có chứng viêm nhiệt không nên dùng.
Quế chi 10g, cam thảo sống 5g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
* Hoàng kỳ táo khương trà (ích khí phù chính, hòa dinh cố biểu), dùng rất tốt cho những người làm việc trong thời tiết gió rát, băng giá, dễ bị cảm mạo.
Hoàng kỳ sao 10g, đại táo 3 quả bỏ hạt, gừng tươi 2 lát. Các vị thuốc nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút, uống thay trà trong ngày.
* Nhân sâm đại táo trà (bổ khí sinh huyết, chống mệt mỏi sau lao động nặng). Nhân sâm 3-5g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hạt, hãm với nước sôi trong bình kín, để 15 phút sau thì uống , sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
* Nhân sâm liên tử trà (bổ tỳ ích phế, cường tráng thân thể). Nhân sâm 6g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10g đập vụn ngâm nước 30 phút, thêm đường phèn vừa đủ rồi hấp cách thủy 1 giờ là được. Uống nước ăn cái trong ngày.
* Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà (định tâm an thần, kiện não ích trí), rất tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.
Ngũ vị tử 6g, toan táo nhân sao đen 6g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
* Thủ ô đan sâm trà (ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ rất tốt), dùng cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Nhưng những người huyết áp thấp không nên dùng.
Hà thủ ô chế 25g, đan sâm 25g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
* Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà (ôn bổ can thận, làm mạnh gân cốt), rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều.
Ba kích 20g, ngưu tất 15g, đỗ trọng 20g, ngũ vị tử 9g. Các vị nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Ngoài chống mệt mỏi do lao động các loại trà dược nói trên dùng thường xuyên còn góp phần chữa trị các chứng bệnh mạn tính.
Pha trà thảo dược rất dễ làm. Ảnh minh họa.
Cách dùng trà dược thảo an toàn
Vào đông còn có những loại trà dược, hoa khô hữu ích, giúp giữ nhiệt, tốt cho sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác. Sáng ra hãy dùng 1 tách trà nóng giúp cơ thể ấm áp.
Các loại trà hay được dùng vào đông là trà la hán, trà bạc hà, trà đen gừng, trà sả, trà hoa hồng.
Trà hoa cúc vàng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp...
Các loại trà hoa cúc khác có tác dụng chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt, giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc, kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường...
Trà gừng (giữ ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh), uống đều 2-4 tách trà gừng còn giúp long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở, kháng khuẩn và vi rút, tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa...
Bên cạnh các loại trà dược còn có các loại hoa khô được ưa chuộng trên thị trường như atiso, bạc hà, hoa cúc, khổ qua... hương vị thanh mát, thơm dịu. Mỗi loại trà dược, hoa khô đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.Trà dược, hoa khô lại hay được ngâm uống trực tiếp, uống nhiều ngày nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, ngộ độc (do dư chất hóa học tồn tại trong hoa khô rất cao), hoặc gây ra những bệnh lý khó lường.
Vì vậy theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), trà hoa khô khó biết được thực sự nguồn gốc vì nếu là hàng trôi nổi sẽ không được kiểm soát về an toàn thực phẩm, về các dư lượng hóa học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (chưa kể quy trình sản xuất, tẩm ướp và chế biến hoa, nguồn gốc hoa cũng như bảo quản trà có bị nấm mốc, biến chất hay không...) nên người tiêu dùng cần phải mua trà hoa khô ở những địa chỉ uy tín, có hạn sử dụng rõ ràng.
Cần có tư vấn của thầy thuốc để chọn loại trà phù hợp. Ảnh minh họa.
Các thầy thuốc đông y đều khuyên, trà dược, hoa khô là các dược liệu có tính năng chữa bệnh, có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay...) của thảo dược, nếu không phải là rau củ quả ăn hàng ngày (như hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng, thìa canh... thì không nên uống thường xuyên.
Mỗi loại thảo dược lại có thành phần hóa học, tính chất hàn nhiệt và công dụng khác nhau nên cần dùng đúng cách, pha đúng chuẩn kẻo rước họa vào thân. Các loại trà dược, hoa khô thiên nhiên chỉ tốt khi đủ tiêu chuẩn chất lượng, và dùng đúng thể trạng mỗi người. Vì vậy cần có tư vấn của thầy thuốc để chọn loại trà phù hợp, lắng nghe cơ thể khi dùng để trà dược, hoa khô phát huy hiệu quả tốt.
Lưu ý để tránh tác hại không đáng có khi uống trà dược:
- Chọn mua các loại trà dược, hoa khô ở nơi bán uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm, có thương hiệu xuất xứ, nơi sản xuất trà chất lượng cao, đáng tin cậy, có hạn sử dụng và cách dùng trên bao bì để dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tránh mua trà dược trôi nổi;
- Không mua cả cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn.
- Không dùng các loại hoa khô để lâu vì dễ bị biến chất, nấm mốc.
- Khi pha trà cần tráng qua nước sôi ở nước đầu tiên.
- Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.
- Không nên uống trà dược khi quá no, hoặc quá đói.
- Sau khi ăn đồ sống lạnh thì giảm uống trà dược để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu mà uống nhiều trà dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Người đang uống thuốc Tây thì không nên uống trà dược, hoa khô ngay sau khi uống thuốc, muốn dùng cần có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị để tránh tương tác thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Thời điểm uống trà dược, hoa khô tốt nhất sau khi dùng thuốc 1-2 giờ (để tránh các thành phần tanin có trong hầu hết loại trà cản trở việc hấp thu thuốc).
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
Tỏi đen: Ăn đúng là 'thần dược', ăn sai độc hơn thạch tín Tỏi đen có thể coi là một trong những 'thần dược' cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được tỏi đen và nếu ăn không đúng cách, có thể khiến loại thực phẩm này trở thành... 'thuốc độc'. Ảnh minh họa: Internet Một số lợi ích sức khỏe nổi bật của tỏi đen Ngăn ngừa bệnh tim mạch:...