Cựu Tổng thống Bush thu của thương binh 100.000 USD tiền phát biểu
Cựu Tổng thống George W.Bush (Bush con) đang bị cộng đồng mạng chỉ trích te tua sau thông tin ông thu đến 100.000 USD cho bài phát biểu trong một buổi vận động gây quỹ cho thương binh.
Cựu Tổng thống Bush thường thu phí từ 100.000 – 175.000 USD cho 1 bài phát biểu – Ảnh: Reuters
Nghề “nói ra tiền” của các chính trị gia về hưu ở Mỹ chẳng phải chuyện lạ. Tuy nhiên thu của các thương binh một số tiền lớn như thế quả là thông tin nhạy cảm. Theo CNN, phi vụ “làm ăn từ nước bọt” này diễn ra vào năm 2012, tại buổi gây quỹ của tổ chức thương binh mang tên Helping a Hero (Giúp đỡ một anh hùng).
Eddie Wright, một cựu binh từng phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ, đã bị cụt cả 2 tay trong một cuộc tấn công ở Fallujah, Iraq chỉ trích: “Vấn đề là một nhà lãnh đạo không nên thu tiền khi đại diện cho những người mà ông ta đã điều ra chiến trận mà phát biểu”.
Một số người còn lên Twitter tính toán rằng vài phút phát biểu của ông Bush có giá còn cao hơn 4 năm tòng quân của một binh sĩ Mỹ.
Tất nhiên, một nhân vật như Donald Trump sẽ không chịu im lặng trong những dịp như thế này. Ngày 9.7, ông tung lên Twitter lời mỉa mai: “Anh trai George (Bush) của Jeb (Bush) đòi 100.000 USD tiền lệ phí và 20.000 USD tiền đi máy bay riêng tại một chương trình từ thiện dành cho những thương binh hạng nặng. Chẳng tử tế tí nào”.
Chuyện càng ầm ĩ khi Helping a Hero là tổ chức từng gây nhiều… ầm ĩ. Hồi năm ngoái, việc sử dụng tiền bạc ở tổ chức này từng gây nhiều tranh cãi, thậm chí khiến một công tố viên đòi tòa án phải điều tra. Còn trước đó gia đình một cựu chiến binh bị mù là Hunter LeVine đã kiện Helping a Hero vì đã tịch thu nhà của ông này sau khi ông qua đời vì nhồi máu cơ tim.
Video đang HOT
Riêng Helping a Hero thì lên Facebook bảo vệ ông Bush: “Chúng tôi tự hào vì (cựu) Tổng thống Bush đã dự ngày hội Helping a Hero 2012. Sự hiện diện của ông đã giúp chúng tôi gây được một khoản ngân quỹ lớn chưa từng có để xây dựng những ngôi nhà được thiết kế thích hợp với các anh hùng bị thương”.
Hãng truyền thông CNN dẫn thông tin từ Helping a Hero cho biết sau sự kiện kể trên, tổ chức này đã quyên góp được 3,2 triệu USD để giúp các cựu chiến binh.
Tuy nhiên, cũng trên Facebook, nhiều người tuyên bố sẽ ngưng đóng góp cho Helping a Hero sau khi nghe chuyện tính phí của ông Bush.
Politico trước đó đã thống kê mỗi bài phát biểu của ông Bush thường có đơn giá từ 100.000 USD đến 175.000 USD. Nhưng ông Bush không phải là chính trị gia duy nhất hái ra tiền nhờ nghề “bán nước bọt” tại sự kiện của các công ty hoặc các buổi gây quỹ.
Nếu muốn mời được bà Hillary Clinton “đi sự kiện”, người ta sẽ phải chi chừng 250.000 USD, theo báo Houston Chronicle. Cái giá mà ông chồng của bà, cựu Tổng thống Bill Clinton đưa ra có mềm hơn một chút, chừng 225.000 USD ,nhưng trong nhiều trường hợp, ông này “hét giá” đến 450.000 USD.
Cựu Tổng thống Bill Clinton là người kiếm được bộn tiền nhờ “nghề nói” – Ảnh: Reuters
Còn vị đứng phó dưới thời Bill Clinton là cựu phó tổng thống Al Gore thu được chừng 100.000 USD cho mỗi bài phát biểu.
Nếu doanh nghiệp nào chỉ “kết” cựu thị trưởng New York, Rudy Giuliani – người hùng giải quyết hậu quả của vụ 11.9.2001 – thì phải móc hầu bao chừng 275.000 USD.
Trong trường hợp hầu bao của mọi người eo hẹp, không thể chi những khoản tiền gồm đến 6 chữ số, người ta vẫn có những lựa chọn mang đơn giá “mềm” hơn – chừng 75.000 USD hoặc thấp hơn nữa – nhưng vẫn có những cái tên đình đám: nào là Mitt Romney – cựu thống đốc bang Massachusetts, nào là Newt Gingrich – cựu chủ tịch Hạ viện, nào là Dick Cheney – cựu phó tổng thống. Còn nếu ai đó chỉ thích một cái tên mang họ Clinton mà không đủ sức mời 2 vị Clinton đình đám kể trên? Cô Clinton “con”: Chelsea Clinton sẽ chịu xuất hiện với gói chi phí xung quanh con số 75.000 USD, theo ABC News.
Ở bên kia thái cực, nhân vật vừa lên tiếng mỉa mai ông Bush là Donald Trump nghe đâu từng thu phí vượt qua ngưỡng 1 triệu USD trong một phi vụ “bán nước bọt”. Nhưng chắc chắn đó chưa phải là con số kỷ lục. Báo chí từng đưa tin ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1989, cựu Tổng thống Ronald Reagan từng bỏ túi đến 2 triệu USD khi cất công bay qua Nhật để phát biểu.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Chiến tranh Trung-Nhật có sẵn trong suy nghĩ?
Dư luận đang lan truyền thông tin về những phát biểu không chính thức của Thủ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về "cuộc chiến với Trung Quốc".
Phát biểu có chủ đích?
Theo đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết ông đã chuẩn bị các kế hoạch để tiến tới chiến tranh với Trung Quốc. Phát biểu như vậy được cho là diễn ra trong một bữa tiệc thân mật có sự tham dự của nhiều lãnh đạo ngành truyền thông trong nước tại một khách sạn hạng sang ở Tokyo. Ông Abe trước đó cũng đã uống một vài cốc rượu vang đỏ.
Cũng tại bữa tiệc này, ông Abe đã chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc, và thừa nhận rằng những nỗ lực của ông nhằm xóa bỏ hoàn toàn quy định cấm Nhật Bản thực hiện phòng vệ tập thể được đưa ra sau chiến tranh (quyền được tham gia chiến tranh để hỗ trợ một đồng minh cho dù Nhật Bản không bị đe dọa trực tiếp) là một phần trong chiến lược của Tokyo nhằm đứng về phía Mỹ để đối phó với cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản đưa ra lời giải thích rõ ràng về những phát biểu nói trên được cho là của ông Abe. Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc và các quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng họ vẫn chưa đọc được những tin tức này và sẽ trả lời theo đúng trình tự.
Theo báo chí Trung Quốc, việc công khai những phát biểu này là một động thái có tính toán của ông Abe, vì sau khi xoa dịu căng thẳng thành công với Trung Quốc và Hàn Quốc và giảm bớt những sức ép chính trị trong nước, ông Abe đang muốn tận dụng cơ hội này để tiến hành sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Ông Abe đang thử phản ứng của cả cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước về ý tưởng này.
Trước hết, chính quyền Nhật Bản muốn thể hiện cho Washington thấy rằng Tokyo sẵn sàng trở thành đồng minh chống Trung Quốc của Mỹ nếu như hiến pháp được sửa đổi.
Báo chí Trung Quốc cho rằng ông Abe đang đi ngược lại chính sách đối ngoại tách biệt với Mỹ mà người tiền nhiệm Yukio Hatoyama, người từng nắm quyền chưa đầy một năm trong giai đoạn 2009-2010 và sau đó từ chức, đã xây dựng. Bước đi của ông Abe với hy vọng rằng Washington sẽ hậu thuẫn chính quyền ông hướng tới bình thường hóa quân sự.
Năm 2014, Mỹ đã ủng hộ việc xóa bỏ lệnh cấm Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể và năm nay, hai nước đã ký bản cập nhật Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Nhật. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa chấp thuận việc Nhật Bản sửa đổi hiến pháp. Những phát biểu "riêng tư" của ông Abe có thể sẽ thúc đẩy Mỹ công khai quan điểm của họ và sẽ thử phản ứng của các nước láng giềng của Nhật Bản.
Một lý do khác được báo chí Trung Quốc nêu ra là phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản được cố tình tiết lộ để công khai các mục tiêu của Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông.
Theo_Báo Đất Việt
Dấu ấn "phá băng": Mỹ - Cuba đạt thỏa thuận mở lại đại sứ quán Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có phát biểu tại Nhà Trắng, xác nhận việc đàm phán với Cuba để mở lại đại sứ quán của hai nước tại Washington và Havana đã hoàn tất, các nguồn tin ngoại giao cho biết. Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Barrack Obama trong cuộc gặp tại Panama hồi...