Cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp ‘khiêu chiến’ với chính phủ?
Hai năm sau ngày bị quân đội Thái Lan lật đổ, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm qua (22/5) đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự hãy đẩy nhanh tốc độ đưa đất nước quay trở lại nền dân chủ. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả người dân Thái Lan không hề hạnh phúc hơn thời điểm trước khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
Cựu Thủ tướng Yingluck
Năm 2014, quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính thứ 12 kể từ khi đất nước họ trở thành một nước quân chủ lập hiến năm 1932. “Đó là ngày mà các quyền và sự tự do của người dân đã bị cướp đi”, bà Yingluck gay gắt chỉ trích.
“Tôi chỉ có thể hy vọng rằng, (NCPO) chính quyền quân sự nhớ những gì họ đã cam kết với nhân dân… Tôi đang ngày càng lo ngại bởi cho đến thời điểm này người dân vẫn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, sự nghèo đói và các vấn đề xã hội nghiêm trọng, trong đó có việc sử dụng ma túy”.
Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới do chính quyền quân sự phác thảo sẽ được tiến hành vào ngày 7/8 tới và chính phủ cam kết sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.
Bà Yingluck vẫn đang phải chịu sự xét xử tại Tòa án Tối cáo vì cáo buộc tham nhũng xuất phát từ một chương trình trợ cấp giá cáo mà bà thực thi khi đang cầm quyền. Nếu bị buộc tội, bà có thể phải ngồi tù đến một thập kỷ.
Một lãnh đạo thay thế cho bà Yingluck vẫn chưa nổi lên. Điều này khiến cho phe đối lập ở Thái Lan khó có thể phát động một chiến dịch kêu gọi không bỏ phiếu cho hiến pháp mới. Hiến pháp này bị cáo buộc sẽ mở đường cho quân đội cầm quyền trong nhiều năm.
Nền chính trị chia rẽ ở Thái Lan hiện tại đang khá trầm lắng sau khi chính quyền quân sự ra lệnh cấm các hoạt động chính trị, tụ tập. Quân đội đã nhanh chóng dập tắt những cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự và chống hiến pháp ở thủ đô Baghdad trong thời gian gần đây.
Bất chấp lệnh cấm, khoảng 300 sinh viên và người dân chống chính quyền quân sự hôm qua đã diễu hành từ trường Đại học Thammasat đến Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô Bangkok để kỷ niệm ngày chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ. Những người biểu tình đã đòi chính quyền quân sự trả lại cho nhân dân nền dân chủ.
Video đang HOT
Tiến trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bị chỉ trích là khiến cho tình hình chia rẽ của đất nước trở nên trầm trọng hơn khi loại những người ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà – cựu Thủ tướng Thaksin.
Ông Prayuth cam kết sẽ trả lại sự hạnh phúc cho người Thái nhưng một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm Chủ nhật cho thấy, hầu hết người dân không cảm thấy hạnh phúc hơn so với thời kỳ trước khi cuộc đảo chính xảy ra.
Cụ thể, khoảng 43% người dân Thái Lan cảm thấy không hạnh phúc hơn thời kỳ trước đảo chính. 18% trả lời họ cảm thấy buồn hơn bởi tình hình kinh tế khó khăn. Khoảng 38% cho biết, họ thấy hạnh phúc hơn.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 9 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm 2014, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là “con rối” trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Không ai có thể phủ nhận quyền lực, sức ảnh hưởng và uy tín của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trên chính trường Thái Lan. Dù đã rời ra đất nước trong 10 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn ở Thái Lan. Ông này chính là nhân vật trung tâm, là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp ở Thái Lan trong nhiều năm qua.
Chính trường Thái Lan là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt không khoan nhượng giữa một bên là những người ủng hộ ông Thaksin gọi là phe “áo đỏ” và bên kia là lực lượng chống đối mạnh mẽ cựu Thủ tướng Thaksin gồm thành phần là những người thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị, chủ yếu ở Bangkok và các khu vực phía nam đất nước. Lực lượng này còn được gọi là “áo vàng”.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Cựu nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái gặp nguy
Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan - bà Yingluck Shinawatra sẽ đối mặt với phiên toà xét xử bà lơ là trách nhiệm vào ngày mai (19/5). Vụ xét xử này có thể khiến nữ chính khách xinh đẹp phải ngồi tù đến một thập kỷ và giáng một "đòn búa tạ" vào uy thế chính trị của gia đình bà.
Nữ cựu Thủ tướng Yingluck
Vụ xét xử ngày mai là đòn pháp lý mới nhất nhằm vào bà Yingluck - em gái ruột của cựu Thủ tướng đầy ảnh hưởng và cũng là tỉ phú Thaksin Shinawatra. Bà Yingluck phải đối mặt với phiên toà sau khi chính quyền của bà bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự cách đây gần một năm.
Cựu nữ Thướng Yingluck bị cáo buộc lơ là trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ cấp giá gạo. Theo chương trình này, những người nông dân ở khu vực nông thôn đã được trả giá gạo gấp hai lần so với giá thị trường.
Bà Yingluck không bị cáo buộc tham nhũng nhưng bà đã được cho là đã không ngăn chặn được tình trạng tham nhũng trong chương trình này. Điều đó đã gây ra một làn sóng biểu tình rầm rộ dẫn đến cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5 năm ngoái khiến chính quyền của cựu nữ Thủ tướng sụp đổ.
Quốc hội do quân đội Thái Lan bầu lên đã luận tội bà Yingluck hồi tháng 1 vì chương trình trợ cấp giá gạo. Với động thái này, bà Yingluck bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, việc bà Yingluck bị đưa ra xét xử hình sự vì tội lơ là trách nhiệm có thể khiến bà phải ngồi tù đến 10 năm. Đây là kết quả có thể phá huỷ bất kỳ cơ hội trở lại chính trường nào của nữ chính khách xinh đẹp nếu và khi quân đội trao trả lại quyền lực.
Giới phân tích tin rằng, vụ xét xử nữ cựu Thủ tướng Yingluck là bước đi mới nhất của chính quyền quân sự nhằm vô hiệu hoá gia tộc Shinawatra kể từ khi họ lên nắm quyền.
"Vụ xét xử này đang được đưa ra nhằm loại bỏ vĩnh viễn bà Yingluck ra khỏi chính trường", ông Paul Chambers - giám đốc nghiên cứu tại Viện Các Vấn đề Đông Nam Á ở Chiang Mai, đã nhận định như vậy.
"Tuy nhiên, việc đưa bà Yingluck - một cựu Thủ tướng xinh đẹp, thân thiện, vào tù có thể khiến bà trở thành một nhân vật tử vì đạo", ông Chambers phân tích
Đồng quan điểm với ông Chamber, ông Pavin Chachavalpongpun - một chuyên gia về chính trị của Thái Lan ở trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, cho rằng, việc kết tội bà Yingluck có nguy cơ khiến những người áo đỏ ủng hộ gia đình Shinawatra nổi giận và điều này không có lợi khi lực lượng đông đảo này đang lắng dịu trở lại kể từ sau cuộc đảo chính.
"Đưa bà Yingluck vào tù có thể sẽ kích động phe áo đổ nổi dậy trở lại và buộc họ phải đứng lên, chiến đấu chống lại NCPO", ông Pavin cho biết, ám chỉ đến tên chính thức của chính quyền quân sự hiện nay Hội đồng Hoà bình và Trật tự Quốc gia .
Thông điệp cảnh báo gửi Thaksin
Tuy nhiên, ông Thitinan Pongsudhirak - một chuyên gia về nền chính trị Thái Lan ở trường Đại học Chulalongkorn, tin rằng, quân đội có ý định dùng mối đe doạ về việc kết tội bà Yingluck như một cách để bắt gia đình Shinawatra phải "ngồi yên" chứ thực sự họ không muốn thúc đẩy một sự kết tội thực sự đối với bà này.
"Vụ xét xử và những cáo buộc khác chống lại bà Yingluck sẽ bị đình trệ lại chừng nào bà các lực lượng trung thành khác của anh trai Thaksin của bà cư xử và chơi đẹp. Nếu họ hành động và huy động lực lượng chống lại cuộc đảo chính thì dây thòng lọng đó sẽ được thắt chặt xung quanh bà Yingluck", ông Thitinan cho hay.
Về phần mình, bà Yingluck đã lên tiếng bảo vệ mình, nói rằng chương trình trợ cấp giá gạo gây tranh cãi là một chương trình đã giúp "nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nông dân" ở khu vực đông bắc nghèo đói của Thái Lan.
"Với tư cách là Thủ tướng, tôi luôn chân thành và phục vụ người dân Thái Lan - những người đã bỏ phiếu cho chính phủ của tôi. Tôi không làm điều gì sai trái", nữ cựu Thủ tướng đã viết như vậy trên trang Facebook cá nhân của mình.
Quân đội đã thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck hồi năm ngoái. Vụ việc này kéo dài thêm chuỗi năm bất ổn của chính trường Thái Lan cũng như kéo dài chuỗi những cuộc đảo chính mà quân đội thực hiện trong nhiều năm qua.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 9 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm ngoái, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là "con rối" trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
(tổng hợp)Vân Linh
Theo_VnMedia
Mỹ liệu có buông tay Ukraine? Mỹ yêu cầu Ukraine bỏ được tài phiệt trên chính trường nước này, một lần nữa đưa tay nâng cánh cho đất nước sắp bước vào một cuộc đảo chính Maidan mới. Chính phủ Mỹ mới đây đã lên tiếng yêu cầu Chính quyền Tổng thống Poroshenko thực hiện các nỗ lực để chấm dứt sự thống trị, kiểm soát của giới tài...