Cựu thủ tướng Thái Lan đề nghị giải tán chính phủ
Cựu thủ tướng Thái Lan ông Abhisit Vejjajive đề nghị giải tán chính phủ như một giải pháp giải quyết căng thẳng chính trị ở nước này.
Ông Abhisit và các thành viên trong đảng Dân chủ – Ảnh: Minh Quang
Thông tin trên được ông Abhisit cho biết sáng nay (3.5) trong buổi họp báo. Cựu thủ tướng Abhisit cũng là lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập cho rằng đây là giải pháp trung hòa.
“Giải pháp giải tán chính phủ không đáp ứng hoàn toàn yêu sách của các bên nhưng là cách tốt để giải quyết bất đồng ở Thái Lan”, ông Abhisit phát biểu.
Theo ông Abhisit, chính phủ của đảng Puea Thai giải tán sẽ được thay thế bằng chính phủ “trung gian” và chính phủ này sẽ điều hành đất nước cũng như tham gia điều phối để tổ chức cuộc bầu cử sắp tới.
Chính phủ “trung gian” sẽ hết trách nhiệm và chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới sau khi được người dân bầu chọn, theo ông Abhisit.
Đề xuất của cựu thủ tướng Thái Lan cũng được xem là yêu sách của ông để tham gia bầu cử sắp tới.
Ông Ahibist từng tuyên bố đảng của ông sẽ không tẩy chay bầu cử như đã từng làm trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 2 nếu như các bên chấp nhận và thực hiện đề xuất của ông.
Cựu thủ tướng Thái Lan vừa thực hiện một cuộc gặp “con thoi” với các phe đối lập bao gồm các đảng, tổ chức chính trị và cả quân đội để “đả thông” tư tưởng trước khi ông đưa ra đề xuất của mình.
Video đang HOT
Các đảng chính trị chưa đưa ra bình luận về phát biểu của ông Ahibist. Tuy nhiên trước đó có nhiều chỉ trích ông Ahibist dù chưa biết đề xuất của ông là gì vì họ không tin đề xuất của ông sẽ là lối thoát cho mâu thuẫn chính trị ở Thái Lan mà chỉ là bênh vực cho phe biểu tình chống chính phủ.
Ngay sau khi đề xuất của ông Abhisit được công bố, ông Pongthep Thepkanchana – Phó thủ tướng – đã lên tiếng phản đối, cho rằng đề xuất của ông Abhisit là bất khả thi vì không có điều khoản này trong hiến pháp nước này cho phép thành lập chính phủ hay thủ tướng “trung gian”.
Đề xuất thành lập chính phủ “trung gian” của ông Abhisit không khác gì so với yêu sách của phe biểu tình.
Phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan lâu nay vẫn kiên trì với yêu sách thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức. Từ đó, phe này đề xuất thủ tướng “trung gian” thay thế để điều hành đất nước.
Nếu thực hiện yêu sách này, phe biểu tình sẽ ngưng biểu tình chống chính phủ.
Tuy nhiên, chính phủ của thủ tướng Yingluck không đáp ứng yêu sách của phe này, nhiều lần khẳng định những yêu sách đó là vi hiến.
Theo TNO
Bà Yingluck ngần ngừ chuyện ứng cử
Nữ thủ tướng Thái Lan đang ngần ngừ việc có tham gia ứng cử trong đợt bầu cử sắp tới hay không, mặc dù các thành viên trong đảng của bà lên tiếng ủng hộ.
Bà Yingluck còn lưỡng lự chuyện ứng cử vì "nặng lòng" vụ trợ giá gạo - Ảnh: Minh Quang
Sáng nay 28.3 bà Yingluck Shinawatra cho biết bà chưa quyết định có tham gia danh sách ứng cử chức thủ tướng nhiệm kỳ tiếp theo của đảng Puea Thai hay không.
Nữ thủ tướng Thái Lan cũng phủ nhận tin đồn bà sẽ không tham gia chính trường trong một thời gian.
Thay vào đó, bà Yingluck cho biết đến khi nào công bố ngày tổ chức bầu cử, bà mới sẽ quyết định có tiếp tục tham gia tranh cử hay không.
Trong mấy ngày qua, có tin đồn anh trai của bà (ông Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan, đang sống lưu vong) đề nghị bà không tham gia ứng cử, vì bà đang vướng vào nhiều vụ việc khiến uy tín sụt giảm.
Tuy nhiên, đại diện pháp lý của ông Thaksin đã phủ nhận tin đồn này và cho rằng việc có tiếp tục tham gia chính trường nữa hay không là quyền quyết định của bà Yingluck.
Trong khi đó, sáng nay, ông Chalerm Yubumrung, người đứng đầu Trung tâm điều hành trật tự và an ninh của chính phủ, cho biết đảng Puea Thai vẫn tín nhiệm bà Yingluck.
"Nếu Puea Thai không có bà Yingluck làm ứng cử viên số 1 thì đảng vẫn chiến thắng, thế nhưng nếu có bà Yingluck thì số ghế trong quốc hội của đảng Puea Thai sẽ nhiều hơn", ông Chalerm, cũng là Bộ trưởng Lao động, phát biểu với báo chí.
Nặng lòng vụ trợ giá gạo
Hiện tại bà Yingluck đang đối mặt với vụ điều tra trợ giá gạo được cho là gây nhiều thất thoát cho ngân sách nhà nước. Bà bị điều tra với tội danh thiếu trách nhiệm trong điều hành.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp báo chí sáng nay, bà Yingluck cho rằng mình bị oan khi vụ điều tra được bà miêu tả là quá "gấp rút" so với bình thường.
Bà kêu gọi sự công bằng trong hội đồng điều tra của Ủy ban chống tham nhũng.
Nữ thủ tướng Thái Lan thừa nhận chuyện gạo làm bà "nặng lòng", khiến bà không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào trong thời điểm này, nhất là sau khi bà bị Ủy ban chống tham nhũng không cho dời thời gian ra điều trần, mà buộc bà phải có mặt vào 31.3 này.
Ngược lại đảng Puea Thai lại không quá lo lắng đối với vụ gạo.
Ông Chalerm cho biết vụ gạo mất khá nhiều thời gian, ít nhất vài năm để đi đến kết luận cuối cùng vì còn phải qua cơ quan công bố và cả phúc thẩm.
"Bà Yingluck có bị phế truất thì đảng Puea Thai có sẵn người để thay thế, vì vậy phe chống đối đừng nghĩ rằng có thể đánh bại được Puea Thai", ông này phát biểu.
Trong một diễn biến khác, 54 đảng phái chính trị ở Thái Lan đã đưa ra công bố thúc giục Ủy ban bầu cử sớm tổ chức lại bầu cử.
Lời tuyên bố này được đưa ra sau khi đại diện các đảng tham gia cuộc họp tổ chức sáng nay tại Bangkok.
Cuộc họp không có sự tham gia của đảng Dân chủ. Một đại diện của đảng này cho biết lý do là cuộc họp các đảng phái diễn ra trùng ngày với đại hội của đảng Dân chủ.
Theo TNO
Bà Yingluck chính thức ứng cử chức Thủ tướng Thái Lan Sáng nay 23.12, đảng Puea Thai chính thức đăng ký danh sách ứng cử cho cuộc bầu cử vào tháng 2.2014. Theo đó, bà Yingluck Shinawatra đứng đầu danh sách ứng cử của đảng này. Yingluck Shinawatra đứng đầu danh sách ứng cử của đảng Puea Thai Theo luật bầu cử Thái Lan, người đứng đầu danh sách hay ứng cử viên số...