Cựu Thủ tướng Đức chỉ rõ cách duy nhất kết thúc xung đột Nga – Ukraine
Trong khi ccựu Thủ tướng Đức Gerhard Schrder khẳng định ông sẽ vẫn giữ liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, Chủ tịch Phòng Kinh tế liên bang Áo Harald Mahrer cũng tái khẳng định không đồng tình với các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schrder. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trên tờ FAZ của Đức ngày 10/7, cựu Thủ tướng Schrder nêu rõ: “Tôi sẽ không từ bỏ cơ hội đối thoại với Tổng thống Putin… Cách duy nhất để kết thúc cuộc xung đột này là thông qua đàm phán ngoại giao”. Cựu Thủ tướng Schrder cũng nhắc lại chuyến thăm của ông tới Moskva, trong đó Tổng thống Putin bày tỏ quan tâm tới một giải pháp ngoại giao, song một giải pháp cụ thể như thế nào chỉ có thể được làm rõ thông qua đàm phán.
Ông Schrder giữ chức thủ tướng Đức giai đoạn 1998-2005 và được cho là người có quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin. Khoảng 2 tuần sau khi xung đột bùng phát ở Ukraine, ông Schrder đã tới Moskva để thảo luận với người đứng đầu Điện Kremlin, trong đó có đề cập tới việc hướng tới hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tại Áo, Chủ tịch Phòng Kinh tế liên bang Áo Harald Mahrer ngày 11/7 cũng tái khẳng định không đồng tình với các lệnh trừng phạt chống lại Nga, cho rằng các lệnh trừng phạt này chưa được tính toán kỹ lưỡng. Theo ông Harald Mahrer, quyết định ủng hộ Ukraine là một quyết định chính trị. Ông cũng cho biết ông không phản đối các biện pháp trừng phạt nói chung nhưng các lệnh trừng phạt thường gây ra những hậu quả kinh tế to lớn và giới lãnh đạo cần phải có trách nhiệm giải quyết.
Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, nhiều nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh.
Tổng thống tái đắc cử Pháp thăm Đức trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 9/5, Tổng thống tái đắc cử Pháp Emmanuel Macron đã đến Berlin để gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhằm thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron duyệt đội danh dự. Ảnh: Mạnh Hùng - P/V TTXVN tại Berlin.
Thông báo từ Điện Elysée nhấn mạnh đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Pháp sau khi tái đắc cử tổng thống và cũng phù hợp với truyền thống lâu đời của Paris và Berlin.
Trong chuyến thăm ngày 9/5, ông Macron và ông Scholz sẽ thảo luận về tình hình Ukraine, cũng như chủ quyền của châu Âu. Theo tuyên bố từ Điện Elysée, "cuộc thảo luận sẽ đặc biệt tập trung vào các vấn đề quốc phòng và năng lượng", khi các nước xung quanh Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc kế hoạch của Ủy ban châu Âu về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Phủ Thủ tướng ở Berlin. Ảnh: Mạnh Hùng - P/V TTXVN tại Berlin.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về các vấn đề quốc tế trong bối cảnh Đức đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Cũng theo tuyên bố trên, tình hình ở Sahel, Tây Balkan, quan hệ EU-Trung Quốc và các vấn đề song phương cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.
Tháng 12 năm ngoái, ông Scholz, sau khi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức, đã đến thăm Paris.
Cựu Thủ tướng Đức A.Merkel kêu gọi người kế nhiệm nỗ lực vì lợi ích quốc gia Ngày 8/12, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã rời văn phòng của bà ở trung tâm Berlin sau khi chính thức trao quyền cho người kế nhiệm Olaf Scholz, kết thúc hành trình 16 năm lãnh đạo nước Đức vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng. Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) nhận hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm Angela Merkel,...