Cựu Thủ tướng Australia từng bí mật tự bổ nhiệm mình vào 5 ghế bộ trưởng
Cựu Thủ tướng Australia Scott Morrison đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi có thông tin tiết lộ ông đã bí mật tự bổ nhiệm mình vào 5 vị trí bộ trưởng khi còn lãnh đạo nội các.
Ông Scott Morrison đã tổ chức cuộc họp báo lớn đầu tiên kể từ khi đảng của ông bị loại khỏi chính phủ vào tháng 5. Ảnh: DW
Cựu Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên tiếng bảo vệ hành động của mình sau khi có thông tin tiết lộ rằng ông đã bí mật tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo 5 bộ chủ chốt trong nội các ở thời kỳ đầu đại dịch COVID-19. Morrison tuyên bố ông đã hành động đúng luật.
Trong khi đó, Thủ tướng đương nhiệm Anthony Albanese chỉ trích rằng các cuộc bổ nhiệm bí mật đó là “một thứ rác rưởi đối với hệ thống dân chủ của chúng ta”. Ông Albanese nói thêm rằng ông đang xem xét ý kiến của tổng luật sư để nhìn nhận liệu các động thái của người tiền nhiệm Morrison có hợp pháp hay không.
Tại cuộc họp báo lớn đầu tiên kể từ khi Đảng Tự do bảo thủ bị loại khỏi chính phủ sau cuộc bầu cử hồi tháng 5, cựu Thủ tướng Morrison nói: “Là thủ tướng, chỉ có tôi mới thực sự hiểu được sức nặng của trách nhiệm đè lên vai mình chứ không phải ai khác”.
Video đang HOT
Đầu năm 2020, Thủ tướng Morrison khi đó đã bí mật tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Tài chính. Động thái này được cho là giải pháp trước việc các bộ trưởng đương nhiệm mắc COVID-19 và mất năng lực đảm trách công việc, trong bối cảnh Australia đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng.
Năm 2021, ông Morrison cũng bí mật tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngân khố, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Công nghiệp và Khoa học.
Một số bộ trưởng phục vụ vào thời điểm đó – bao gồm Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và Bộ trưởng Tài chính Mathias Cormann – cho biết họ không hay biết gì việc Morrison đã nắm quyền kiểm soát chung với cả hai vị trí của họ.
Hai vụ bổ nhiệm đầu tiên chỉ được tiết lộ vào ngày 15/8 trong một đoạn trích từ một cuốn sách sắp ra mắt về nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Morrison. Ba vụ bổ nhiệm bí mật tiếp theo được tiết lộ ồn ào trên các phương tiện truyền thông sau đó.
Trong cuộc họp báo ngày 17/8, cựu Thủ tướng Morrison nói với các phóng viên: “Việc các bộ trưởng không biết về những điều này thực sự là bằng chứng cho việc tôi không can thiệp vào bất kỳ hoạt động nào của họ”.
Morrison cho biết ông chỉ sử dụng quyền hạn một lần: bỏ qua quyền của bộ trưởng tài nguyên và ngăn chặn một dự án khí đốt ngoài khơi gây tranh cãi. Ông cho biết “rất vui” với quyết định đó, mặc dù thừa nhận việc này không liên quan quá nhiều đến đại dịch COVID-19.
Một số cựu bộ trưởng trong chính phủ bị giấu không hay biết về những cuộc bổ nhiệm đã chỉ trích cựu lãnh đạo đảng của họ. Karen Andrews, người giữ chức Bộ trưởng Nội vụ vào thời điểm ông Morrison bí mật tự bổ nhiệm bản thân, đã kêu gọi ông từ chức khỏi Quốc hội.
Các thành viên cấp cao của chính phủ đảng Lao động đương nhiệm gọi động thái này là “độc tài” và thậm chí cáo buộc ông Morrison đã tìm cách thành lập một “chính phủ bóng tối”.
Tổng tuyển cử tại Australia: Lãnh đạo hai đảng lớn tranh luận trực tiếp lần thứ ba
Chỉ vài ngày sau cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai "bất phân thắng bại", tối 11/5, lãnh đạo hai đảng lớn nhất của Australia, Thủ tướng đương nhiệm Scott Morrison - lãnh đạo đảng Tự do, và lãnh đạo Công đảng Australia - ông Anthony Albanese, đã bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba, cũng là cuộc tranh luận cuối cùng trước khi cuộc bầu cử liên bang sẽ diễn ra vào ngày 21/5 tới.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (phải), lãnh đạo đảng Tự do Australia, và lãnh đạo Công đảng đối lập Anthony Albanese trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình lần thứ hai, tại Sydney, ngày 8/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, kết quả thăm dò ý kiến của 160 cử tri Australia chưa quyết định bỏ phiếu cho bên nào theo dõi cuộc tranh luận cho thấy 50% số người được hỏi ủng hộ lãnh đạo Công đảng trở thành thủ tướng tiếp theo của Australia, 34% chọn ông Morrison và 16% vẫn chưa thể đưa ra quyết định.
Tại cuộc tranh luận, hai nhà lãnh đạo một lần nữa trình bày và tranh luận quyết liệt về một loạt vấn đề được các cử tri quan tâm, từ tăng lương cơ bản, áp lực lạm phát, đến biến đổi khí hậu và an ninh quốc phòng. Đáng chú ý, trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, lãnh đạo Công đảng, ông Albanese cam kết sẽ ủng hộ việc tăng lương cơ bản cho người lao động Australia phù hợp với tốc độ lạm phát, hiện đang ở mức 5,1% nếu Công đảng lên nắm quyền điều hành đất nước. Trong khi đó, Thủ tướng Morrison lập luận rằng việc tăng lương quá cao sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, tăng sức ép lên lạm phát và lãi suất, ảnh hưởng đến sự ổn định và chắc chắn của nền kinh tế.
Về chính sách chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng Morrison khẳng định chính phủ của ông sẽ đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để bảo đảm hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Về phía mình, lãnh đạo Công đảng Australia cũng cam kết đạt mục tiêu này thông qua chính sách thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo và phấn đấu giảm 42% mức phát thải vào năm 2030, cao hơn so với mức mà chính phủ liên đảng đề ra là từ 26 - 28%.
Ngoài một số khác biệt trong chính sách kinh tế - xã hội, lãnh đạo hai đảng lớn nhất của Australia khá thống nhất về các vấn đề an ninh quốc phòng như bảo vệ biên giới quốc gia, kiên quyết ngăn chặn nhập cư bằng thuyền bất hợp pháp, ủng hộ thỏa thuận phát triển đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân...
Kết thúc cuộc tranh luận, ông Albanese khẳng định chính phủ của ông có kế hoạch cho một tương lại tốt đẹp hơn, thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quản lý thiên tai, chống biến đổi khí hậu, chăm sóc y tế và đặc biệt là bảo đảm "không để ai bị bỏ lại phía sau". Trong khi đó, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh mục tiêu của ông là duy trì và thúc đẩy một nền kinh tế vững mạnh như là một cách tốt nhất để giúp người dân đạt được các mong muốn của mình và gia đình.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận YouGov MRP công bố ngày 12/5, nếu cuộc bầu cử quốc hội liên bang Australia diễn ra trong cùng ngày, Công đảng Australia dự kiến sẽ giành được 80 ghế trong Hạ viện và giành quyền thành lập chính phủ, trong khi liên đảng Tự do - quốc gia chỉ giành được 63 ghế, trong khi 8 ghế còn lại trong tổng số 151 ghế Hạ viện thuộc về các đảng nhỏ và nghị sỹ độc lập.
Thủ tướng Australia cảnh báo Trung Quốc về 'lằn ranh đỏ' Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố rằng nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon thì đó sẽ là một bước đi sai lầm. Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AP Nhà lãnh đạo Australia ngày 24/4 khẳng định việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự ở Solomon chính là một "lằn ranh đỏ" không...