Cựu thứ trưởng Bộ GTVT: Tôi làm sao biết hồ sơ của Út ‘Trọc’ là giả
“Tôi làm sao biết đó là hồ sơ giả. Cấp dưới trình thì tôi ký và chỉ hỏi là đã xem kỹ chưa”, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khai.
Chiều 18/12, sau khi bị VKS đề nghị 6-7 năm tù, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường dành hơn 15 phút tự bào chữa.
Bị cáo kiến nghị HĐXX xem xét tội danh và mức án cho ông. Cựu thứ trưởng Bộ GTVT nói quá trình xây dựng đề án thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương kéo dài một năm rưỡi. Ông Trường nhiều lần tổ chức họp, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, rồi mới ra thông báo chỉ đạo.
Bị cáo Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: Duy Hiệu.
Về việc ủy quyền cho Dương Tuấn Minh (Tổng công ty Cửu Long, quản lý cao tốc) thay ông thực hiện quyền đấu giá, bị cáo Trường nói do quá tin tưởng Minh là người có năng lực và bản thân ông đánh giá Cửu Long là công ty có đủ năng lực.
Về cáo buộc ông biết hồ sơ công ty của Út “Trọc” đã làm giả số liệu tài chính, không đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng vẫn ký duyệt, bị cáo Trường khai ông không biết đó là hồ sơ giả.
“Tôi làm sao biết đó là hồ sơ giả. Cấp dưới trình thì tôi ký và chỉ hỏi là ‘đã xem kỹ chưa’. Tôi tin tưởng vì có cả tổ thường trực giúp việc”, ông Trường nói.
Về việc duyệt cho Công ty Yên Khánh trúng đấu giá 2.004 tỷ đồng quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cựu thứ trưởng nói ông làm đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Kết thúc phần tự bào chữa, ông Trường xin HĐXX xem xét mức độ phạm tội để có bản án khách quan.
“Tôi làm nhiệm vụ thứ trưởng ở Bộ GTVT cũng như các thứ trưởng khác, nhưng có thời gian lâu nhất là 11 năm. Trước đó, tôi là Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, trước nữa là Giám đốc Sở GTVT, tôi chưa từng làm gì sai”, ông Trường nêu các tình tiết giảm nhẹ.
“Bị cáo thấy xót xa. Bản thân bị cáo được giao nhiệm vụ nhưng thiếu đi sự rà soát để xảy ra hậu quả. Bị cáo thấy rõ trách nhiệm, thiếu sót của mình”, ông Trường trình bày trước tòa.
Trước đó, các luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng mức án mà VKS đề nghị là quá nặng với thân chủ.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo cáo buộc, ông Trường đã ký văn bản thông báo Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”) đủ điều kiện tham gia đấu giá, từ đó dẫn đến hậu quả nhưng công ty này không đủ năng lực những vẫn được tham gia đấu giá và trúng đấu giá.
Ông Trường bị cáo buộc đã ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí, nhưng không thông qua hội đồng xác định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá.
Bị cáo này cũng ký quyết định cho phép hội đồng bán chỉ định khi chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm.
Ông Đinh La Thăng: ‘Tôi chịu trách nhiệm là người đứng đầu’
Trình bày trước tòa, ông Thăng nhận trách nhiệm là người đứng đầu và bác bỏ trách nhiệm hình sự ở dự án đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Ông Đinh La Thăng 'nổi đóa' khi bị thẩm vấn về 22 cuộc gọi với Đinh Ngọc Hệ
Khi đại diện VKS đặt nghi vấn về 22 cuộc gọi với Đinh Ngọc Hệ, ông Đinh La Thăng tỏ thái độ bức xúc "Có ai yêu cầu hạn chế cuộc gọi cho từng người đâu".
Chiều 16/12, phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) và các đồng phạm tiếp tục với phần tham gia thẩm vấn của đại diện VKS.
Trước phần trả lời sáng nay của ông Đinh La Thăng về mối quan hệ với Đinh Ngọc Hệ là mối quan hệ xã hội bình thường, không có mối quan hệ dòng họ, thân tín. Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ án, giữa bị cáo và bị cáo Hệ có tới 22 cuộc điện thoại với thời lượng của các cuộc gọi "đặc biệt".
"Vậy, nội dung những cuộc gọi này chỉ là quan hệ xã hội hay có vấn đề gì khác?", đại diện VKS đặt câu hỏi.
Ông Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ
Trước câu hỏi này, ông Đinh La Thăng đặt ngược câu hỏi trở lại với đại diện VKS "Ý VKS về 22 cuộc là nhiều? Thế nào là nhiều, thế nào là ít? Có người tôi gọi hàng trăm cuộc. Có ai yêu cầu hạn chế cuộc gọi cho từng người đâu".
Về trình tự tiếp nhận chỉ thị từ Thủ tướng, ông Thăng cho hay, nếu Thủ tướng gửi đích danh Bộ trưởng thì ông sẽ là người tiếp nhận, còn nếu chỉ gửi Bộ GTVT thì văn thư xem xét rồi ghi trực tiếp cho ai hoặc cơ quan liên quan để tiếp nhận.
Trước câu hỏi của đại diện VKS về mục đích thành lập các công ty, bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai, mục đích là nhằm tạo việc làm cho con cháu, đem lại lợi nhuận và đóng thuế cho Nhà nước.
Về việc thành lập một loạt công ty nhưng không trực tiếp kiểm tra, giám sát bất kỳ 1 công ty nào, bị cáo Hệ khai do tin tưởng giám đốc điều hành và thấy các công ty vẫn phát triển nên không để ý tới.
Hệ cũng cho biết, chỉ sau khi bị khởi tố, bị cáo mới biết Công ty Yên Khánh lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp (2013-2014).
Theo truy tố, với vai trò là người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương tại Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản đề nghị tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí.
Sau khi được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương cho bán quyền thu phí, ông Thăng đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh (TGĐ Tổng công ty Cửu Long) giới thiệu công ty của ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") là công ty kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.
Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Đinh Ngọc Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước.
Sai phạm tại cao tốc TPHCM - Trung Lương: Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa Liên quan đến những tiêu cực xảy ra tại dự án cao tốc TPHCM - Trung Lương, ông Đinh La Thăng - nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT và Nguyễn Hồng Trường - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cùng 18 bị cáo chuẩn bị ra tòa Bị cáo: Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường, Đinh Ngọc Hệ (từ trái qua). Ảnh: CTV. 20 bị...