Cứu thành công nữ bệnh nhân 25 tuổi bị tắc mạch máu não
Bệnh viện Đà Nẵng vừa điều trị cấp cứu thành công nữ bệnh nhân 25 tuổi ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê bị đột quỵ não cấp.
Trước đó, vào lúc 16h30 ngày 29/3, bệnh nhân T. đang đi làm thì đột ngột mệt, nói khó, yếu tay chân phải. Sau đó, bệnh nhân được Trung tâm cấp cứu 115 chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng và diễn tiến nặng hơn với rối loạn tri giác, liệt nửa người phải.
Ngay lập tức, quy trình cấp cứu đột quỵ cấp được kích hoạt, các bác sĩ trong ekip Cấp cứu, Đột quỵ, Chẩn đoán hình ảnh được báo động. Bệnh nhân nhanh chóng được chụp CTscan sọ não và sử dụng thuốc tiêu huyết khối trong vòng chưa đầy 30 phút kể từ lúc nhập viện.
Hình ảnh chụp mạch máu não cho thấy bệnh nhân tổn thương hẹp nặng gốc động mạch cảnh trong trái và tắc hoàn toàn động mạch não giữa trái. Các bác sĩ tiến hành can thiệp nội mạch, nong và đặt stent vào gốc động mạch cảnh trong bên trái. Đồng thời, lấy thành công huyết khối ở vị trí động mạch não giữa trái.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, bệnh nhân nói được, đi lại bình thường
Bác sĩ CKII Dương Quang Hải, Phó Trưởng khoa Đột quỵ- Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, sau can thiệp, tình trạng tri giác bệnh nhân cải thiện nhanh, sức cơ bệnh nhân phục hồi dần. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Đột quỵ và xuất viện sau 5 ngày điều trị trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, yếu kín đáo nửa người phải.
Video đang HOT
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, bệnh nhân nói được, đi lại bình thường
Theo bác sĩ Hải, với bệnh nhân T., thời gian từ khi khởi phát đến khi khởi trị là 1 tiếng, đó là khoảng thời gian vàng của điều trị đột quỵ não cấp. Hơn nữa, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ekip, và áp dụng thực hiện các kỹ thuật cao nên bệnh nhân hồi phục nhanh, thoát khỏi nguy kịch./.
Đang chơi đùa trẻ 3 tuổi lên cơn co giật bất tỉnh và mối lo từ căn bệnh tưởng chỉ có ở người lớn
Đột quỵ ở trẻ thường không có nguyên nhân và biểu hiện rõ ràng. Do đó, việc phòng ngừa căn bệnh quái ác này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trẻ nhập viện vì đột quỵ
Nhiều người cho rằng, đột quỵ đa phần chỉ xảy ra với người cao tuổi hay còn gọi là bệnh của người già. Tuy nhiên, sự thật là trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Thực tế, thời gian qua, các bác sĩ đã tiếp nhận và cấp cứu cho nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ. Ngay đầu năm 2021, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) đã kịp thời cấp cứu thành công cho một bệnh nhi 3 tuổi (ở Vĩnh Long) nhập viện vì đột quỵ xuất huyết não.
Điều đáng nói, trước đó, trẻ không hề có triệu chứng cảnh báo bệnh. Trong lúc đang chơi với bạn, bệnh nhi đột ngột bị ngã xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh. Kết quả xét nghiệm, chụp CT scan sọ não cho thấy, bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều.
Trẻ mới 3 tuổi đã bị đột quỵ khiến nhiều người hoang mang. Ảnh: TL
Sau khi được hồi sức ổn định, bé được chụp DSA mạch máu não để tìm nguyên nhân gây đột quỵ. Kết quả cho thấy, nguyên nhân xuất huyết não chính là bé có túi phình mạch máu não - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người già, lớn tuổi. Khi được bác sĩ thông báo về tình trạng bệnh của con mình, bố mẹ bé đã rất sốc vì không nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ như vậy đã bị đột quỵ.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng đã tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai 5 tuổi (ở Long An) vào viện trong tình trạng bị méo miệng, co giật do nhồi máu não vùng đỉnh trái. Rất may, bệnh nhi này được phát hiện, can thiệp kịp thời nên chỉ bị di chứng nhẹ chức năng ngôn ngữ, vận động.
Tương tự, các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai đã từng gặp không ít các trường hợp trẻ nhỏ bị đột quỵ. Đơn cử, trường hợp bệnh nhi T.T.L (10 tuổi, ở Hà Nội) trong lúc đang chơi đùa bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, sau đó, bị liệt nửa người thân dưới.
Kết quả chụp CT não phát hiện L bị tắc mạch máu não. Các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị đột quỵ. Được phát hiện sớm, L đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn bị di chứng liệt nửa người, suy giảm nhận thức.
Bệnh phần lớn do bẩm sinh, không có biểu hiện rõ ràng
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở trẻ em ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi máu như đột quỵ người lớn, còn phân loại theo tuổi. Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh gọi là đột quỵ chu sinh; từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi gọi là đột quỵ ở trẻ em.
Cụ thể, đột quỵ chu sinh có các yếu tố nguy cơ từ cả mẹ và con. Theo đó, nếu mẹ sinh con so, nhiễm trùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, hút khi sinh, mổ cấp cứu, tiền sản giật, rối loạn đông máu hoặc con mắc bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, chấn thương hoặc ngạt khi sinh thì nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên đột quỵ chu sinh rất khó nhận biết.
Với đột quỵ trẻ em thì có triệu chứng tương tự đột quỵ người lớn như động kinh, yếu chi, méo mặt, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động, ở trẻ lớn có rối loạn ngôn ngữ... với 3 nhóm nguyên nhân thường gặp là do bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý tắc hẹp mạch não bẩm sinh và bóc tách động mạch.
Theo BS Huỳnh Hữu Danh, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), đối với trẻ em, phòng ngừa đột quỵ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn cả trên thế giới. Vì ở người lớn, các bệnh nhân đột quỵ có các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, xơ vữa động mạch, béo phì,... Còn ở trẻ em, các yếu tố nguy cơ rất ít hoặc không có các yếu tố nguy cơ này.
Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch máu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ. Do đó, rất khó để phòng ngừa. Hơn nữa, các biểu hiện đột quỵ ở trẻ em cũng không điển hình nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác như: Động kinh, viêm màng não, đau nửa đầu...
Dễ để lại di chứng nếu không cấp cứu, điều trị kịp thời
Cùng với đó, nhiều bố mẹ cũng không nghĩ rằng, đột quỵ có thể xảy ra với trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bất thường, người lớn thường nghĩ trẻ bị trúng gió, mệt mỏi nên tự điều trị cho con bằng cách cạo gió, cho uống nước đường, nước gừng... Điều này khiến trẻ mất đi cơ hội vàng để cấp cứu, dễ để lại di chứng.
Theo các chuyên gia, vì đa phần đột quỵ ở trẻ không rõ ràng, không có các yếu tố nguy cơ để dự phòng nên khi bị bệnh, thời gian cấp cứu là điều rất quan trọng. Do đó, nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị đột quỵ, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Cùng với đó, bố mẹ có thể hỗ trợ dự phòng đột quỵ cho trẻ bằng cách tạo môi trường sống lành mạnh, giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, lạc quan kết hợp ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Vị thuốc quý từ hoa quả (3): Loại quả nhỏ xinh ngăn ngừa tiểu đường, giúp ngủ ngon Quả anh đào còn gọi là quả cherry dù nhỏ xinh nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa tiểu đường, giúp ngủ ngon... Để tận dụng vị thuốc quý từ hoa quả này, bạn có thể áp dụng cách đơn giản dưới đây. Y học cổ truyền từ xưa rất coi trọng và sử dụng Anh Đào (còn gọi là quả...