Cứu sống người bệnh xuất huyết ổ bụng, đa chấn thương sau ta.i nạ.n
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn vừa cứu sống người đàn ông nguy kịch sau ta.i nạ.n đa chấn thương.
Anh N.V.T. (48 tuổ.i, ở Bà Rịa Vũng Tàu) trải qua những giây phút “nghìn cân treo sợi tóc” sau vụ ta.i nạ.n giao thông nghiêm trọng do điều khiển xe gắn máy tông trực diện với xe ba gác. Sau khi sơ cứu tại địa phương, anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn để tiếp tục điều trị.
Nhập cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn sau hơn 5 giờ ta.i nạ.n, anh T. trong tình trạng nguy kịch với nhiều vết thương ở vùng ngực, đặc biệt là chả.y má.u bên trong bụng và gãy 2 xương đùi. Mất má.u quá nhiều khiến anh rơi vào tình trạng sốc với biểu hiện da niêm nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Nhận định đây là một ca chấn thương bụng kín rất nặng, kèm theo đa chấn thương ở vùng chân, các bác sĩ đã nhanh chóng hồi sức cấp cứu đồng thời trao đổi với gia đình về việc tiến hành phẫu thuật kịp thời.
Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu bước đầu tích cực như hồi sức, truyền má.u, truyền dịch, đồng thời thực hiện các chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán.
Trước tình trạng nguy hiểm, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Ngoại Tổng hợp và Chấn thương chỉnh hình tiến hành hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tối ưu. Người bệnh được nhanh chóng đưa lên phòng phẫu thuật khẩn cấp chỉ trong vòng 1 giờ.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa Cấp cứu, Ngoại Tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình đã góp phần quan trọng vào thành công của ca phẫu thuật.
Ths.BS.CKI Nguyễn Huy Hoàng – bác sĩ điều trị khi tiếp nhận trường hợp của anh T. cho biết, trong những trường hợp đa chấn thương, tính mạng người bệnh thường bị đ.e dọ.a bởi những vết thương sâu ở bụng. Nếu không được xử lý kịp thời, những vết thương này có thể gây ra chả.y má.u trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc và t.ử von.g. Trường hợp của anh T. ghi nhận sốc mất má.u, đây là hậu quả của tình trạng chả.y má.u nghiêm trọng.
Ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại Tổng hợp gồm Ths.BS.CKI Nguyễn Huy Hoàng, Ths.BS.CKI Nguyễn Vũ Quang nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phẫu thuật như ổ bụng chứa đầy má.u, ruột non bị đứt làm đôi và dập nát nghiêm trọng.
Các bác sĩ hút ra từ bụng 2.400 ml má.u đỏ tươi, má.u chả.y thành tia từ nhiều vị trí mạc treo ruột trong bụng. Ê-kíp phẫu thuật nhanh chóng cầm má.u chỗ chả.y má.u, hồi sức trong mổ, rửa sạch bụng, cắt bỏ khoảng 30cm đoạn ruột bị dập nát tiến triển hoại tử, đưa 2 đầu đoạn ruột ra ngoài và làm hậ.u mô.n nhân tạo.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, ca phẫu thuật thành công. Người bệnh được theo dõi, chăm sóc, điều trị tích cực, tình trạng anh T. tỉnh táo, ăn uống nhẹ với cháo và sữa, không sốt, không đau bụng, vết mổ khô, tiêu hóa lưu thông.
Video đang HOT
7 ngày sau ca phẫu thuật đầu tiên, sức khỏe anh T. ổn định và sẵn sàng đến với ca phẫu thuật tiếp theo để kết hợp xương gãy đầu dưới xương đùi và gãy thân xương đùi phức tạp.
Người bệnh được theo dõi, chăm sóc, điều trị tích cực.
Nhờ được cấp cứu kịp thời và trải qua 2 ca phẫu thuật thành công, sức khỏe của anh T. đã dần ổn định. Hiện tại, anh hồi phục và được xuất viện để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
“Trường hợp của anh T. là một trường hợp cấp cứu khẩn, chỉ cần chậm trễ khoảng 2 tiếng nữa thôi thì người bệnh có thể t.ử von.g do sốc mất máu”, bác sĩ Hoàng nhận định.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa Cấp cứu, Ngoại Tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình đã góp phần quan trọng vào thành công của ca phẫu thuật.
Sự nhanh chóng và phối hợp nhịp nhàng của các bác sĩ giúp anh T. thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, tạo thêm niềm tin cho người bệnh về các ca phẫu thuật phức tạp và kết hợp đa chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.
8 lỗi tập yoga phổ biến cần tránh để không bỏ cuộc
Hầu hết mọi người đều biết lợi ích của tập yoga với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng duy trì được lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn tránh xa một số lỗi yoga phổ biến sẽ giúp bạn tập luyện an toàn.
1. Không tập trung vào hơi thở khi tập yoga
Khi tập yoga, điểm trọng tâm hít vào, thở ra một cách nhịp nhàng. Do đó, nếu không đồng bộ hơi thở với chuyển động có thể làm giảm sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể cũng như tác dụng của từng tư thế.
Hơn nữa, không chú trọng vào hơi thở còn có thể gây đau đầu, khó tập trung khi làm việc hoặc không tập được những động tác yoga độ khó cao và dễ nản lòng do cảm thấy bản thân không tiến bộ.
Không kết hợp nhịp nhàng hơi thở với các tư thế là lỗi thường gặp khi tập yoga.
2. Đẩy giới hạn quá mức
Mọi hình thức tập luyện đều hướng đến mục đích nâng cao giới hạn của bản thân nhưng nếu ép cơ thể vào các tư thế yoga khó quá sớm có thể dẫn đến chấn thương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối...
Bên cạnh đó, yoga là dạng các bài tập cần thực hiện chậm rãi và đều đặn nên bạn không cần phải vội vàng đẩy cao giới hạn của bản thân mà nên tập luyện trong khả năng có thể để thấy được lợi ích của hoạt động thể chất này.
3. Bỏ qua phần khởi động
Giống như bất kỳ hoạt động thể chất nào khác cần phải khởi động trước khi tập để làm ấm cơ bắp, giảm nguy cơ căng cơ quá mức và chấn thương. Khi tập yoga cũng vậy, nếu bạn bỏ qua phần này có thể gây căng cơ dẫn đến đau mỏi.
Do đó, tốt nhất bạn nên khởi động bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng hoặc các chuyển động nhẹ nhàng để làm ấm cơ, chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các tư thế yoga tiếp theo.
4. Căn chỉnh không đúng
Với mỗi động tác yoga nếu không căn chỉnh đúng khoảng cách, vị trí của chân hoặc tay hay thắt lưng... sẽ gây sai tư thế, thậm chí đau nhức và chấn thương lâu dài.
Chính điều này dễ khiến bạn 'sợ' và bỏ dở giữa chừng ngay khi mới tập. Do đó, để có thể căn chỉnh đúng khi tập yoga, bạn nên sử dụng hỗ trợ từ các dụng cụ như gạch tập hay dây tập, vòng tập... hoặc từ người hướng dẫn.
5. Vội vã thực hiện các tư thế
Yoga đòi hỏi sự kiên nhẫn nên nếu di chuyển quá nhanh giữa các tư thế, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để các cơ và khớp được hoạt động, kích hoạt hoàn toàn.
Chính vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích từ các bài tập yoga với tâm trí, cơ thể và duy trì đều đặn thì người tập không nên vội vã thay đổi mà cần dành thời gian để cảm nhận từng tư thế.
6. Bỏ qua các cơn đau nhức
Khi thực hiện bất kỳ tư thế yoga nào mà có biểu hiện đau nhói, căng cơ quá mức... thì nên dừng lại và không nên bỏ qua biểu hiện này vì đó có thể là dấu hiệu bạn thực hiện không đúng cách hay vượt quá khả năng của cơ thể.
Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và dễ khiến bạn bỏ cuộc do đau và chán nản.
Không nên bỏ qua các biểu hiện đau nhức khi tập yoga.
7. Hay so sánh
Mỗi cơ thể có đặc điểm và khả năng khác nhau. Vì vậy, bạn không nên so sánh tiến trình của mình với những người khác trong lớp yoga. Vì khi so sánh sẽ khiến bạn tự hỏi "Tại sao mình không thể làm được nếu anh ấy/cô ấy có thể?" và gây cảm giác thất vọng.
Đây là một lỗi khi tập yoga phổ biến mà mọi người mắc phải và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tập bỏ cuộc. Do đó, khi tập yoga, bạn chỉ cần tập trung vào khả năng và sự tiến bộ của bản thân, tuyệt đối không so sánh mình với người khác.
8. Không nhất quán
Tính nhất quán khi tập yoga đồng nghĩa với kỷ luật và sự đều đặn. Nếu không thực hiện thường xuyên, hàng ngày dễ khiến các cơ căng cứng do không được kéo giãn thường xuyên, gượng gạo, đau khi vào tư thế, nhất là các tư thế có đòi hỏi kéo giãn cao như xoạc ngang, xoạc dọc...
Hơn nữa, tập yoga ngắt quãng, không thường xuyên còn khiến bạn nản chí do không cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân và lợi ích với sức khỏe.
Vì vậy, để nhận được lợi ích tối đa từ các bài tập yoga, bạn nên thực hiện một cách nhất quán, đều đặn hàng ngày.
Đột tử khi chơi thể thao: Nguyên nhân có thể do đâu? Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bác sĩ khuyến cáo, trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào, người dân đều cần phải kiểm tra sức khỏe, cũng như lắng nghe cơ thể trong quá trình vận động. 80% ca đột tử khi chơi thể thao có sẵn bệnh lý tim mạch Các chuyên gia nhận định có nhiều...