Cứu sống cụ ông 92 tuổi bị rắn độc cắn
Ngày 5/2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, bệnh viện vừa kịp thời cứu sống cụ ông 92 tuổi nguy kịch vì bị rắn độc cắn.
Theo đó, cụ ông P.V.T. (trú tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) trong lúc đi cắt cỏ đã bị rắn cắn đã tự đắp lá tại nhà. Sau đó, ông được người nhà đưa đến điều trị tại y tế địa phương và được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, tình trạng xuất huyết sau đó diễn tiến nặng nên bệnh nhân đã chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam để tiếp tục điều trị.
Tình trạng xuất huyết và phù nề chân của bệnh nhân đã được cải thiện sau 5 ngày điều trị. (Ảnh bệnh viện cung cấp)
Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam trong tình trạng sưng phù bàn, cẳng chân trái, xuất huyết nặng vùng mông, đùi trái. Tại thời điểm cấp cứu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị xuất huyết nặng do rối loạn đông máu nặng dẫn đến suy thận cấp trên nền bệnh nhân lớn tuổi, nguy kịch đến tính mạng.
Xác định tình trạng nguy kịch của ông P.V.T., các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ngay và chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc độc rắn. Trong suốt quá trình điều trị tích cực, ông P.V.T. đã được truyền tổng cộng 3 đơn vị hồng cầu khối và 23 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn, kết hợp cùng các biện pháp điều trị tích cực chống suy thận cấp.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng rối loạn đông máu của cụ ông dần ổn định, tình trạng xuất huyết được cải thiện rõ rệt, tình trạng thiếu máu phục hồi.
Video đang HOT
Bác sĩ Chung Hải – Phó trưởng Khoa Y học nhiệt đới của bệnh viện cho biết: “Trong những năm qua, Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam liên tục cấp cứu các bệnh nhân bị rắn độc cắn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài những biện pháp điều trị thông thường, khoa đã áp dụng phương pháp thay thế huyết thanh kháng nọc rắn kịp thời giúp loại bỏ nhanh độc rắn nên tất cả các bệnh nhân đều được cứu sống”.
Bác sĩ Chung Hải cũng lưu ý, sai lầm lớn nhất của người bệnh là chủ quan, không đến ngay các bệnh viện có điều kiện cấp cứu chống độc kịp thời nên dễ để lại những di chứng nặng nề như xuất huyết, hoại tử chi, xuất huyết nội tạng, nặng hơn là xuất huyết não dẫn đến tử vong. Ngoài ra, việc đến trễ còn làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí gây tốn kém cho người bệnh và gia đình.
Vì vậy, để hạn chế thấp nhất những hậu quả khi bị rắn độc cắn người bệnh nên đến cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu chống độc trong thời gian sớm nhất để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý chích, rạch vết thương, chọc hút nọc độc và sử dụng các phương pháp dân gian khác.
U xơ tử cung, tưởng lành hoá 'ác' vì những thói quen của hầu hết chị em
Không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm nhưng nhiều chị em chủ quan nên thường phát hiện u xơ tử cung muộn buộc phải cắt bỏ tử cung...
Nhiều chị em chủ quan không đi khám sớm khiến khối u lớn buộc phải cắt bỏ tử cung
Chủ quan không đi khám sớm, người phụ nữ bị cắt toàn bộ tử cung
Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u xơ tử cung kích thước lớn nặng 4,5 kg. Cách đây khoảng 9 tháng, bệnh nhân B.T. N. (35 tuổi, Lạc Sơn - Hòa Bình) thấy bụng chướng dần, to lên nhưng chủ quan không đi khám. Ba tháng gần đây, chị gầy sút 5kg, bụng to nhanh hơn kèm theo căng cứng, chị đã đến khám tại trung tâm y tế huyện và được chỉ định chuyển tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình khám và điều trị.
Chị đến viện trong tình trạng bụng chướng nhiều, khối vùng hạ vị như mang thai tháng thứ 7-8. Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, cắt lớp vi tính bụng) các bác sĩ phát hiện vùng hạ vị có khối u lớn kích thước 12x19x23cm bắt buộc phải phẫu thuật gấp.
Trong quá trình phẫu thuật, thăm dò ổ bụng thấy khối u rất lớn xuất phát từ thân tử cung kích thước khoảng 20x30cm, cứng chắc, đè đẩy các tạng trong ổ bụng. Các bác sĩ quyết định cắt tử cung toàn bộ (không còn khả năng mang thai- PV). Khối u được lấy ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân có khối lượng 4,5kg.
Theo BS.CKII Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, phẫu thuật chính của kíp mổ cho biết, nếu không can thiệp cắt bỏ kịp thời, khối u xơ lớn sẽ chèn ép các cơ quan niệu quản, trực tràng, bàng quang, gây nên những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thiếu máu nặng, thận ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận...Về lâu dài hơn có thể có nguy cơ ung thư hóa ảnh hướng đến tính mạng người bệnh.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hiền, PGĐ Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, u xơ tử cung hay còn gọi là u cơ trơn tử cung là một bệnh lý phụ khoa, thường gặp ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là độ tuổi từ 30 trở lên.
U xơ tử cung gây ra các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, cường kinh, rối loạn đại tiểu tiện, khó mang thai hoặc gây sảy thai. Để chẩn đoán u xơ tử cung thì tất cả các phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt nên đi khám và siêu âm để phát hiện ra khối u.
Theo các chuyên gia, do u xơ tử cung là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên số đông phụ nữ không kiểm tra khám phụ khoa định kỳ nên bệnh thường phát hiện muộn, điều trị khó khăn và có thể gây các biến chứng (mất khả năng làm mẹ khi phải cắt bỏ tử cung), nhất là trong thai kỳ.
Hiện có nhiều phương pháp điều trị u xơ tử cung: bằng thuốc, dùng các hoocmon hoặc phẫu thuật bóc tách khối u, cắt tử cung hoặc cắt bán phần tử cung.
Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để khối u. Tức là khi cắt bỏ khối u thì khối u đã biến mất, hoặc khi cắt tử cung thì bệnh nhân sẽ không bao giờ bị tái phát vì không còn tử cung.
Tuy nhiên, nếu người bệnh phải điều trị ngoại khoa thì theo PGS. Nguyễn Xuân Hiền bệnh nhân sẽ phải chịu một cuộc phẫu thuật, phải gây mê và mất tử cung (nếu như cắt tử cung). Với bệnh nhân bóc tách u thì về sau vẫn có nguy cơ tái phát vì vẫn còn cơ tử cung.
"Khi đã phẫu thuật thì cơ hội mang thai lại cho phụ nữ là rất thấp, trừ khi bảo tồn được buồng tử cung. Còn khi mổ gây biến dạng buồng tử cung thì phụ nữ không có cơ hội có thai. Hoặc khi đã cắt toàn bộ tử cung thì chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều", PGS. TS Nguyễn Xuân Hiền cho hay.
Vẫn còn 95% cơ hội được làm mẹ
Trước những hạn chế của các phương pháp trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Hiền cho biết điều trị nút mạch là biện pháp với nhiều điểm tối ưu trong điều trị u xơ tử cung. Đây là phương pháp được áp dụng ở BV Bạch Mai từ những năm 2000- 2002.
"Đến nay, chúng tôi đã điều trị cho gần 10.000 ca bệnh và tỷ lệ thành công là trên 95%. Và điều đáng mừng là tỷ lệ mang thai ở những người cần có thai cũng rất cao. Chỉ có 1 vài trường hợp cá biệt có phải phẫu thuật lại sau nút mạch do biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết", PGS. TS Nguyễn Xuân Hiền cho hay.
Giải thích thêm về tính ưu việt của phương pháp điều trị này, PGS. TS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, nút mạch là phương pháp xâm nhập tối thiểu, bệnh nhân chỉ cần chọc vào vùng đùi hoặc vùng cổ tay một lỗ nhỏ khoảng 2mm.
Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào trong khối u để tiêm chất làm tắc mạch lại làm cho khối u teo nhỏ đi và không phát triển. Từ đó sẽ làm giảm và hết các triệu chứng lâm sàng.
"Tử cung vẫn giữ được nguyên vẹn và chất lượng cuộc sống vẫn giữ bình thường, không gây ảnh hưởng. Ưu điểm của phương pháp này là tỷ lệ thành công cao (95%) và người phụ nữ muốn có con sẽ có nhiều cơ hội mang thai trở lại. Thứ hai, do chỉ gây tê tại chỗ nên sau khi can thiệp, khả năng phục hồi nhanh, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 - 2 ngày và sau khoảng 3 ngày là có thể trở lại cuộc sống bình thường. Đáng lưu ý, đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên có thể áp dụng được với các bệnh nhân cao tuổi, có các bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, hô hấp, thận tiết niệu", PGS. TS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh.
Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Xuân Hiền cũng lưu ý, việc chỉ định nút mạch chỉ dùng để điều trị cho những bệnh nhân có khối u có triệu chứng lâm sàng. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng nếu khối u nằm dưới thanh mạc, có cuống và tỷ lệ cuống trên đường kính ngang của khối u dưới 50% thì cần cẩn trọng. Vì với trường hợp này, khối u có nguy cơ rụng ra bụng bệnh nhân.
Hoặc với những trường hợp có khối u nằm dưới niêm mạc và khối u trên 5cm (đối với người đã chửa đẻ); trên 3 cm (đối với người chưa chửa đẻ thì nguy cơ rụng sẽ có thể gây bít tắc cổ tử cung. Lúc đó sẽ cần nhờ bác sĩ sản khoa gắp ra.
Bé sơ sinh bị chảy máu não Bé trai 22 ngày tuổi có biểu hiện quấy khóc từng cơn, da xanh nhợt, bỏ bú, mệt dần, thóp trước căng phồng. Các bác sĩ khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, vừa cấp cứu thành công bé trai 22 ngày tuổi, nặng 3 kg, nguy kịch do bị xuất huyết não. Theo lời kể của bố mẹ, một...