Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
Ngày 14/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, sau một thời gian cấp cứu, điều trị, các bác sĩ đã kịp thời cứu sống một bệnh nhi người Lào qua cơn nguy kịch vì viêm phổi nặng, nhiễ.m trùn.g huyết.
Theo thông tin, ngày 19/10, khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tiếp nhận bệnh nhi Mùa Thị Sênh (34 tháng tuổ.i) cư trú tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) trong tình trạng rất nguy kịch.
Theo lời kể của gia đình, trước đó trẻ mới điều trị viêm phổi tại cơ sở y tế được khoảng 10 ngày rồi về. Tiếp đến trẻ sốt cao, ho đờm nhiều, khó thở. Gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Mường Lát (giáp ranh biên giới) điều trị nhưng không đỡ và được chuyển xuống viện nhi Thanh Hóa trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhi Mùa Thị Sênh khi đang được điều trị
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi – sốc nhiễm khuẩn – nhiễ.m trùn.g huyết, tiên lượng xấu, các bác sĩ đã khẩn trương hỗ trợ hô hấp thở máy, điều trị hồi sức tích cực – chống sốc, kháng sinh…
Ông Sòng A Pua (ông ngoại của bé Sênh, người dân tộc Hmong) chia sẻ: Hoàn cảnh gia đình cháu Sênh rất khó khăn, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào việc làm nương rẫy, sinh sống và cư trú ở Hủa Phăn (Lào), trong nhà chỉ ông là biết giao tiếp thông thường một số từ tiếng Việt.
Cũng theo ông Pua, tình trạng bệnh của bé Sênh rất nặng, cần điều trị lâu dài, trong khi đó thuố.c điều trị có có giá trị cao, cháu lại không có BHYT ở Việt Nam nên phải chi trả 100% viện phí. Bố mẹ và ông đã đi vay mượn khắp nơi để có tiề.n cho cháu điều trị nhưng không đủ.
Video đang HOT
Nắm bắt thông tin, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã chỉ đạo tập trung nhân lực, nguồn lực cơ sở vật chất, thuố.c hỗ trợ cấp cứu tối đa bảo vệ tính mạng người bệnh là trên hết. Đồng thời thông báo tới các phòng ban phối hợp tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài xã hội để cùng hỗ trợ người bệnh, người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị và sinh hoạt hàng ngày.
Sau một thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhi Mùa Thị Sênh đã ổn định và được xuất viện
Phòng CTXH Bệnh viện đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ tiề.n thuốc, kết nối chương trình Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa hỗ trợ suất cơm cho gia đình trong suốt thời gian em nằm điều trị tại Bệnh viện.
Sau 18 ngày điều trị tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu, bé Sênh đã có thể tự thở, tỉnh táo, tự cầm bình sữa để uống, bệnh tình tiến triển rất tốt. Sau 21 ngày, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định và được cho xuất viện.
Đây không chỉ là niềm vui của gia đình em mà còn là niềm vui chung của các điều dưỡng, bác sĩ, tập thể Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng như các nhà hảo tâm khi tạo nên một kỳ tích.
Hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí, cứu sống bệnh nhi từ Campuchia
Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này.
Bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 khám cho bệnh nhi người Campuchia sau phẫu thuật tim. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Ngày 12/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thông tin vừa phẫu thuật khẩn cấp và huy động hỗ trợ chi phí hơn 100 triệu đồng để cứu sống một b.é tra.i người Campuchia bị mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.
Hai tuần trước, b.é tra.i Q.N (2 tuổ.i, quốc tịch Campuchia) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng thở mệt, bứt rứt. Thông qua người phiên dịch, chị Sây Nia (26 tuổ.i, quốc tịch Campuchia, mẹ b.é tra.i Q.N) cho biết, trước đó 4 tháng, b.é tra.i hay bị sốt về chiều, ho có đờm, thở mệt. Đưa con đi khám, bác sỹ cho biết con chị bị viêm phổi, theo dõi lao phổi. Chị nhiều lần đưa con tái khám và được kê thuố.c uống tại nhà...
Bác sỹ Nguyễn Thị Phương Châu, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi b.é tra.i Q.N được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 các bác sỹ nhận thấy b.é tra.i có một dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim và cao áp phổi nặng.
Dị tật tim này khiến bé thở nhanh, dễ bị tưởng nhầm là viêm phổi, phù phổi giống bệnh lao. Do không được chẩn đoán sớm nên sức co giãn cơ tim của bé giảm mạnh, áp lực động mạch phổi cao. Bệnh nhi cần phải phẫu thuật khẩn cấp, nếu không sẽ ảnh hưởng tính mạng.
Tuy nhiên, ngay khi các bác sỹ đưa ra quyết định phẫu thuật cấp cứu thì người nhà của bệnh nhi xin về với lý do chi phí quá lớn, gia đình không có điều kiện để mổ.
Với phương châm "cứu bệnh nhân trước hết, tiề.n tính sau," các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 quyết định phẫu thuật cấp cứu để cứu sống bệnh nhi này. Sau hơn 1 tuần phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị được xuất viện.
Toàn bộ chi phí phẫu thuật hơn 100 triệu đồng được Bệnh viện Nhi đồng 1 kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Ngồi nhìn con trai lanh lợi, hoạt bát trở lại, chị Sây Nơria không khỏi vui mừng. "Lúc sang Việt Nam, tôi mang theo 10 triệu đồng, tuy nhiên chỉ sau một tuần thì đã gần hết, đến lúc bác sỹ bảo rằng con phải mổ, tôi chỉ còn hơn một triệu đồng.
Tôi định đưa con về nhưng các bác sỹ động viên và hỗ trợ chi phí, nhờ vậy con tôi mới được khỏe mạnh như hôm nay. Tôi biết ơn các bác sỹ Việt Nam rất nhiều," chị Sây Nia chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này.
Đáng chú ý, trẻ dù bị dị tật ở tim nhưng sẽ có tình trạng bị ứ má.u ở phổi, dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm phổi, lao phổi.
Do đó, bác sỹ khuyến cáo, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ điển hình của các dị tật tim, biểu hiện bằng dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở, sốt..., cha mẹ cần đưa con em đi khám, phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời./.
Cứu sống bệnh nhân bị rò tá tràng, nguy cơ t.ử von.g trên 90% Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa cứu sống bệnh nhân T.N.K (sinh năm 1999 ở Vĩnh Phúc) bị rò tá tràng, nguy cơ t.ử von.g lên đến 90%. Theo đó, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch phải an thần, thở máy do rò tá tràng, nhiễm khuẩn huyết nặng. Khai thác bệnh...