Cứu sống bệnh nhi 6 tháng tuổi đã ngừng tim
Ngày 23.2, Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công, cứu sống bệnh nhi 6 tháng tuổi bị sốt cao, co giật, ngừng tim, cứng toàn thân.
Ngày 19.2, bé Phùn Văn Tuấn (6 tháng tuổi, thường trú tại thôn Pẹc Nả, xã Bắc Sơn, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) nhập viên tại Trung tâm Y tế TP.Móng Cái trong tình trạng nôn nhiều, sốt cao, đại tiện phân lỏng.
Gia đình bé cho biết, khi sinh mẹ bé xuất hiện cơn ngừng thở, ngừng tim do mẹ bé bị hội chứng Hellp. Đây là một cấp cứu sản khoa rất nghiêm trọng ở các sản phụ. Sau sinh 6 tháng, bé phát triển bình thường được 6kg, đã biết lẫy, lật và hóng chuyện. Đến ngày 22.2, bé xuất hiện sốt cao trở lại, co giật liên tục, giật toàn thân, cơn giật kéo dài nên đã được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.
Tại Bệnh viện Sản Nhi, bé Phùn Văn Tuấn lơ mơ, nhã cầu đảo ngược, gồng cứng toàn thân, sốt cao trên 40 độ C… Sau khi thăm khám, chụp CT-Scanner, X-quang, làm các xét nghiệm sinh hóa và tiến hành hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trạng thái động kinh. Các bác sĩ đã tiến hành theo dõi viêm não-màng não. Tiên lượng bệnh nhân nặng, bé được chỉ định an thần, dùng kháng sinh kết hợp, đặt catheter động mạch quay, chống phù não và chọc dịch não tủy khi hết co giật tránh gây tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ.
Bệnh nhi được cấp cứu thành công, sức khỏe đã ổn định.
Video đang HOT
Sau khi được cấp cứu kịp thời, hiện tại tình trạng của bé đã ổn định hơn, bé ngủ, không co giật, nhịp tim đều, ăn sữa qua sonde 60ml/lần x 3h/lần nhưng sẽ phải theo dõi về các di chứng thần kinh của bé. Kíp thủ thuật do bác sĩ Phí Xuân Thi và các kỹ thuật viên Khoa Hồi sức cấp cứu tiến hành.
Bác sĩ Phi Xuân Thi cho biết: Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, tuyệt đối giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai. Trường hợp nếu trẻ có sốt kết hợp co giật hay có biểu hiện bất thường khác như lơ mơ, nôn ói, gồng cứng… thì nên đi khám càng sớm càng tốt vì dư hậu của bệnh viêm màng não tùy thuộc vào bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Theo Danviet
Công bố nguyên nhân bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội nguy kịch sau tiêm thuốc
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội vừa họp báo thông tin vụ bệnh nhi N.H.Tr (8 tháng tuổi, Đông Anh, Hà Nội) đang nguy kịch do bị tiêm nhầm thuốc.
Theo đó, bà Đinh Thị Hồng Hoa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cho biết, bệnh nhi vào viện 18h15, ngày 15/1/2018, vào viện trong tình trạng sốt cao, nôn, tiêu chảy.
Bà Đinh Thị Hồng Hoa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đông Anh thông tin sự việc.
Quá trình trẻ sốt cao liên tục, 39-40 độ C, sốt rét run, không có co giật, ho khúc khắc, ăn gì nôn đấy 3-4 lần kèm theo phân lỏng, có nhầy. Tại nhà bệnh nhi đã được uống kháng sinh aumentin và hạ sốt nhưng không đỡ, gia đình đưa vào viện.
Tại bệnh viện khi mới được khám, trẻ tỉnh táo, mệt nhiều, mắt khô trũng... rét run, nổi vân tím, hạch ngoại vi không sờ thấy.
Theo kết quả chẩn đoán bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy, viêm họng cấp theo dõi tim bẩm sinh, tiên lượng bệnh nặng.
Bé gái 8 tháng tuổi nguy kịch do điều dưỡng tiêm nhầm thuốc.
Bé Tr. được xử trí truyền glucose, truyền tĩnh mạch, theo dõi sát toàn trạng, dấu hiệu mất nước, chướng bụng, sau đó trẻ mệt, sốt. Bác sĩ chỉ định thuốc Kaliclorit 10%/5ml x 1 ống, uống 1/2 ống/lần. Đến 23h10 phút, sau khi điều dưỡng Hoàng Thu Trang thực hiện tiêm thuốc cho bệnh nhi, bố bệnh nhi gọi bác sĩ khám lại. Lúc này, trẻ co cứng người, môi da tím, thở nhanh.
Theo bà Đinh Thị Hồng Hoa, bệnh nhi Tr. diễn biến xấu là do điều dưỡng dùng Kali tiêm tĩnh mạch cho trẻ.
"Điều dưỡng thực hiện sai y lệnh. Thay vì cho trẻ uống, điều dưỡng cho trẻ tiêm tĩnh mạch", bà Hoa nói.
Cũng theo bà Hoa, ngay sau khi xảy ra sự cố, bệnh viện đã xử trí theo quy trình báo cáo y khoa sự cố nhầm lẫn đường dùng thuốc. Mời hỗ trợ cấp cứu hồi sức tích cực, chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước, nhiễm khuẩn huyết, theo dõi ngộ độc Kali; xử trí phác đồ cấp cứu, thải Kali.
Sau khi xử trí cấp cứu trẻ thở oxy, bệnh viện đã chuyển đến BV Đa khoa Xanh Pôn.
Khi đến BV Xanh Pôn, các bác sĩ chẩn đoán bé gái bị viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết.
Đình chỉ công tác điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho trẻLãnh đạo BV Đa khoa Đông Anh cũng cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn xem xét việc thực hiện sai quy trình chuyên môn, hội đồng kỷ luật ra quyết định kỷ luật. Bệnh viện đình chỉ công tác 30 ngày với điều dưỡng Hoàng Thu Trang; rà soát lại việc thực hiện các quy trình quy chế, quản lý sự cố y khoa, quy định tránh nhầm lẫn thuốc...
Theo Danviet
Bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi cha mẹ tự chữa ho tại nhà Gia đình chỉ nghĩ bé bị cảm cúm do thời tiết lạnh nên cho uống thuốc sirô ho thảo dược mà không đi khám. Mùa đông là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển mạnh gây bệnh cho trẻ . Ảnh: Stethnews . Ths.BS Lê Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc,...