Cứu sống bệnh nhân vỡ tim làm đôi
Sau tai nạn máy móc cẩu đập vào ngực, tim của anh Nguyễn Văn H. (32 tuổi, Nam Sách, Hải Dương) gần như bị vỡ làm đôi.
Bên trong quả tim bị vỡ nát, các tổ chức trong tim bị tổn thương nặng nề.
Sau tai nạn hôm 17/2, anh H. được được đưa vào bệnh viện tỉnh trong tình trạng bất tỉnh, đau ngực, khó thở. Tiếp đó, anh được chuyển lên BV Bạch Mai rồi chuyển sang BV Việt Đức trong tình trạng lơ mơ, tím tái, khó thở, huyết áp tụt, phải mổ cấp cứu ngay hôm 19/2.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước – trưởng khoa phẫu thuật tim mạch – lồng ngực BV Việt Đức cho biết, sau khi mổ ra thì tim gần như bị vỡ làm đôi, bên trong quả tim bị vỡ nát do va đạp quá mạnh, các tổ chức trong tim bị tổn thương nặng nề. Tim bị vỡ vách liên thất, đứt chỗ bám của van hai lá và van 3 lá gây suy tim cấp tính, rách toàn bộ vách liên thất.
Video đang HOT
Ảnh do BS Trần Phương – BV Việt Đức cung cấp.
“Thông thường, với những tổn thương nặng nề như thế, kíp mổ có thể đóng lồng ngực và thôi không phẫu thuật. Có tới 90% nạn nhân vỡ tim đều chết, số còn lai cũng rất ít cơ hội sống sau khi được phẫu thuật”.
Sau 5 tiếng khâu những chỗ vỡ, bảo tồn van hai lá, tạo hình lại vách liên thất, hồi sức tích cực thì tim của bệnh nhân đã đập trở lại.
Theo PGS Ước, trung bình mỗi năm BVVĐ tiếp nhận từ 3- 5 ca vỡ tim nhưng tổn thương đơn giản hơn nhiều. Trường hợp này tổn thương rất nặng nề và được cứu sống có thể do anh này là thanh niên có sức khỏe tốt và may mắn nữa là vỡ trong nội bộ quả tim nên máu không tràn ra ngoài.
Hiện bệnh nhân đang nằm điều trị ở khoa Hồi sức tim mạch. Nếu hồi phục, đây có thể nói là trường hợp vỡ tim phức tạp đầu tiên được cứu sống ở Việt Nam. Ngay cả thế giới những trương hợp này cũng rất hiếm.
Theo Bee
Ngủ ngáy có thể gây ngưng thở
Các bác sĩ cảnh báo: người ngủ ngáy có thể bị ngưng thở, đe dọa tính mạng do tắc nghẽn đường hô hấp
Theo TS Chu Thị Hạnh, Phó trưởng khoa hô hấp, BV Bạch Mai, để phân biệt hiện tượng ngáy bình thường hay bệnh lý, cần người bạn đời hoặc những người thân thiết để ý, phát hiện.
Nếu ngáy kèm theo những cơn ngừng thở ngắn, mỗi lần khoảng 10 giây, tối thiểu 15 lần/1 giờ thì nên đi khám.
Ngáy bất thường
BS Nguyễn Thanh Bình, Khoa thần kinh, Viện Lão khoa quốc gia, cho biết những trường hợp ngáy vừa phải, không có biểu hiện khác thường thì không lo lắng nhưng người nhà cần theo dõi thêm. Còn những người ngáy to, tiếng ngáy hơi đặc biệt, ngáy to dần, hơi "ặc ặc", sau đó không ngáy, rồi lại ngáy trở lại... nên đi khám sớm.
Người bị ngáy bệnh lý thường ngáy to, đang đêm thức dậy cảm thấy ngột ngạt, khi ngủ thường vật vã, sáng dậy khô miệng, đau đầu. Do giấc ngủ không tốt nên người ngủ ngáy có thể bị suy giảm trí nhớ. Ngủ ngáy thường ở người béo phì, cổ to, xương hàm nhỏ hoặc hàm bị đẩy về phía sau, lưỡi gà to. Thực tế, những người nghiện rượu, hay dùng thuốc an thần, có bệnh lý về tuyến giáp... thì dễ bị ngủ ngáy.
Người mắc chứng ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ thường có tật ngủ ngày, ngủ gật (đang ban ngày, giữa giờ làm việc có thể dễ dàng ngáy khò khò); hoặc đang lái xe cũng buồn ngủ, sáng ngủ dậy thường mệt mỏi, đau đầu. Đàn ông có tỷ lệ ngủ ngáy nhiều hơn phụ nữ. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh ngủ ngáy.
Nên hạn chế hút thuốc lá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ngủ ngáy, nên theo TS Chu Thị Hạnh để chữa và phòng bệnh cần phải điều trị theo từng nguyên nhân. Nếu ngủ ngáy ở người béo phì cần giảm cân, khi đó cơ ở thành họng sẽ không quá dày gây cản trở đường thở.
Người đã mắc bệnh, phải điều trị đúng cách, có thể phải dùng máy trợ thở không xâm nhập áp lực dương liên tục (CPAP), hoặc cắt amidan nếu amidan quá to.
Người bị suy tuyến giáp phải điều trị bệnh này, người bị hẹp vách ngăn, hàm tụt phía sau, lưỡi gà to có thể phải phẫu thuật, hoặc cắt bỏ lưỡi gà, hoặc đeo hàm có giá đỡ để đưa hàm ra phía trước...
Người bị tật ngủ ngáy nên nằm nghiêng khi ngủ, hạn chế hút thuốc lá, có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục.
Tại Viện lão khoa quốc gia, để chẩn đoán bệnh, BS sẽ tiến hành điện não giấc ngủ, xác định chỉ là ngáy đơn thuần hay có giảm ôxy trong máu. Nếu là ngáy bệnh lý, bệnh nhân tiếp tục được xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả, nếu không người bệnh dễ đột tử trong khi ngủ.
Theo NLĐ
Xe buýt cán hành khách bẹp ngực Nỗi kinh hoàng mang tên xe buýt. (Ảnh minh họa) Vừa bước xuống xe bus, bất ngờ bà N. bị cánh cửa xe đập vào mặt bên phải khiến bệnh nhân bất tỉnh và bị hất chui vào gầm xe. Bánh xe bus đã trườn lên người khiến bà N. bị thương nặng. Bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân...