Cứu sống bệnh nhân từng ‘từ cõi chết trở về’ cách đây 10 năm
Bệnh nhân suýt chết một lần, từng được cứu sống cách đây 10 năm, nhưng sau đó tim thường lên cơn đập nhanh nhiều lần, đe dọa đến tính mạng.
Sau khi được cắt đốt điện sinh lý lần 3 thì nhịp tim bệnh nhân đã trở về bình thường – BSCC
Bác sĩ CK.II Nguyễn Tri Thức, Trưởng Khoa Điều trị rối loạn nhịp Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, ngày 3.9 cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân N.T.T (67 tuổi) vì nhịp tim nhanh phức tạp và hiếm gặp.
Theo bác sĩ Thức, sau khi được cứu sống “từ cõi chết trở về” cách đây 10 năm, đến nay bệnh nhân thường hay lên những cơn tim đập nhanh rất nhiều lần, gây mệt, khó thở và gây cản trở rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh nhân đã đi điều trị nhiều nơi với chẩn đoán mắc là hội chứng kích thích sớm với nhiều cơn nhịp nhanh trên tâm thất. Ông đã được cắt đốt điện sinh lý hai lần, một lần do chuyên gia người Pháp thực hiện, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thường lên cơn tim đập nhanh rất nhiều lần và cuối cùng ông đã tìm đến Khoa điều trị rối loạn nhịp BV Chợ Rẫy.
“Chúng tôi đã hội chẩn và quyết định thăm dò, cắt đốt điện sinh lý một lần nữa. Trong vòng 2 giờ chúng tôi đã cắt đốt thành công đường dẫn truyền phụ nằm ở thành bên thất thất phải, một dạng bất thường bẩm sinh hiếm gặp và khó điều trị”, bác sĩ Thức cho biết thêm.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thức, hội chứng kích thích sớm là một bất thường bẩm sinh, cứ 1.000 người thì có 1-3 người mắc. Nguyên nhân là do tồn tại một đường dẫn truyền phụ vắt qua rãnh nhĩ thất.
Bất thường này gây ra những cơn tim đập nhanh trên thất tái đi tái lại nhiều lần và trong vài trường hợp có thể gây đột tử do nhịp tim đập quá nhanh khi kèm theo rung nhĩ.
Hiện nay, hội chứng kích thích sớm có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp triệt đốt điện sinh lý, ít xâm lấn, không đau, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo khi các bác sĩ đưa dụng cụ từ tĩnh mạch đùi vào tim thăm dò và triệt đốt bằng sóng cao tần.
Bệnh nhân có thể được phát hiện hội chứng này trên điện tâm đồ bằng hình ảnh sóng delta hoặc khi thăm dò điện sinh lý.
Hiện nay, khoa Điều trị Rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành thường quy các thủ thuật này với tỉ lệ thành công rất cao.
Theo thanhnien.vn
4 người chết não hiến tạng cứu 16 bệnh nhân nguy kịch
16 bệnh nhân bị suy tạng mãn giai đoạn cuối có thể tử vong bất cứ khi nào đã được cứu sống diệu kỳ, nhờ nguồn tạng hiến của 4 người không may chết não.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức chia sẻ, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày 16/5 đến 13/6), tại Bệnh viện Hữu nghi Việt Đức (Hà Nội) đã tiếp nhận mô tạng của 4 bệnh nhân chết não để ghép cho 16 bệnh nhân tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Đây là một kỳ tích về số người hiến tạng, người được ghép tạng lần đầu tiên được ghi nhận tại nước ta.
Với nguồn tạng hiến của 4 người chết não, các bác sĩ đã ghép tim cứu sống 4 người bệnh, ghép thận cho 8 trường hợp và ghép gan cứu sống 4 bệnh nhân ở cả Hà Nội và Huế.
Theo GS Giang, các kỹ thuật ghép tạng bác sĩ Việt làm chủ hoàn toàn. Vấn đề duy nhất chính là nguồn tạng hiến. Trước đây, nguồn tạng khan hiếm, trước khi được ghép tạng, bệnh nhân phải nằm viện lâu, phải thở máy kéo dài, phải truyền máu và truyền dịch nhiều... nhưng không phải ai cũng chờ đợi được đến khi có nguồn tạng hiến, rất nhiều người đã tử vong trước khi tìm được nguồn tạng hiến phù hợp để ghép.
GS Giang chia sẻ thêm, kỹ thuật ghép tạng của các bác sĩ Việt Nam ngày càng hoàn thiện. "Hầu như những trường hợp ghép thận, chúng tôi không cần phải truyền máu như trước nữa. Ghép gan thì số lượng truyền máu cũng rút xuống còn 1-2 đơn vị, ghép tim cũng vậy, thậm chí có ca ghép gan không cần truyền máu. Trước đây, thời gian bệnh nhân phải nằm thở máy sau mổ từ 24-48 giờ, bây giờ chỉ còn 3-4 tiếng", GS Giang nói.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng chia sẻ thêm, sự thành công của các ca ghép tạng thể hiện ở ,ỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sau ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiệm cận được với tỷ lệ của thế giới.
Như với bệnh nhân ghép thận tỷ lệ sống sau 1 năm là gần 95%, sau 5 năm là 90%. Đối với bệnh nhân ghép gan thì tỷ lệ thấp hơn vì đa số bệnh nhân ghép gan là do ung thư gan; với bệnh nhân xơ gan thì sau khi được ghép gần như khỏi hoàn toàn; còn đối với ung thư gan thì có một tỷ lệ bị tái phát ung thư.
Trung bình tỷ lệ sống sau 5 năm ghép gan là 75% và sau 10 năm là 70%. Trong số 19 bệnh nhân ghép tim chỉ có 2 trường hợp đã tử vong còn lại 17 bệnh nhân vẫn sống sau 8 năm.
Được biết, đến nay bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép được hơn 600 ca ghép thận, gần 60 ca ghép gan và 19 trường hợp ghép tim.
GS Giang chia sẻ thêm, nhân lực cho kỹ thuật ghép các tạng khác như ghép phổi cũng đã được BV Việt Đức cử đi học hỏi, hứa hẹn sẽ tiến hành ghép phổi sớm nhất. Khi đó, sẽ có thêm cơ hội ghép tạng cứu sống thêm nhiều người bệnh khác khi có nguồn tạng hiến.
GS Giang cũng bày tỏ sự tri ân đến những gia đình bệnh nhân chết não đã hiến tạng để nối dài sự sống cho những bệnh nhân khác đang nguy kịch mỗi ngày vì căn bệnh suy tạng mãn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Y tá Mỹ cố ý 'tiêm không khí' khiến 2 người chết, nhiều người bị thương nặng Một y tá nam bị cáo buộc gây ra cái chết của ít nhất 2 bệnh nhân và làm một số người khác bị thương nghiêm trọng đã bị truy tố về tội giết người. Cảnh sát trưởng Jimmy Toler khi trả lời báo chí về vụ cựu y tá William George Davis (áo cam) bị cáo buộc giết bệnh nhân - CHỤP...