Cứu sống bệnh nhân sốc tim do tràn dịch màng ngoài tim
Ngày 9/11, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An cho biết, vừa cấp cứu thành công cho người bệnh bị tràn dịch màng tim nguy hiểm.
Bà Trương Thị M. (88 tuổ.i, xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) đang điều trị tại khoa Nội tim mạch – Lão khoa xuất hiện tình trạng đau ngực, khó thở nhiều, huyết động không ổn định.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An cứu sống bệnh nhân sốc tim do tràn dịch màng ngoài tim.
Video đang HOT
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bà M. được chẩn đoán sốc tim – tràn dịch màng ngoài tim do viêm màng ngoài tim/ suy tim – tăng huyết áp – hội chứng Cushing do thuố.c.
Đây là trường hợp tràn dịch màng ngoài tim mức độ nhiều gây ra tình trạng sốc tim nếu không xử lý có thể gây tình nguy hiểm tính mạng. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn, chọc hút dịch, dẫn lưu màng tim cấp cứu.
Sau thủ thuật, người bệnh ngay lập tức cải thiện các triệu chứng đau ngực, đỡ khó thở, các dấu hiệu sinh tồn đều phục hồi tốt; mạch, huyết áp ổn định. Hiện tại, sau 12 ngày điều trị tình trạng bà M. ổn định và ra viện.
Theo các bác sĩ, tràn dịch màng tim là một trong những cấp cứu hàng đầu của tim mạch cần được xử lý ngay lập tức. Nếu không tim có thể bị chèn ép, giảm co bóp, giảm vận chuyển oxy đến tổ chức, đặc biệt nguy cơ ngừng tim ( bệnh nhân t.ử von.g) do tim bị chèn ép không co bóp được bởi dịch khoang màng tim.
Chính vì vậy, người bệnh có các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tràn dịch màng tim như ung thư, suy kiệt, viêm màng tim, suy tim, nhồi má.u cơ tim xơ gan… Khi có các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở,… cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cứu sống bệnh nhân bị rò tá tràng, nguy cơ t.ử von.g trên 90%
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa cứu sống bệnh nhân T.N.K (sinh năm 1999 ở Vĩnh Phúc) bị rò tá tràng, nguy cơ t.ử von.g lên đến 90%.
Theo đó, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch phải an thần, thở máy do rò tá tràng, nhiễm khuẩn huyết nặng.
Khai thác bệnh sử của bệnh nhân, bác sỹ cho biết, bệnh nhân có tiề.n sử thủng tá tràng, viêm phúc mạc đã được bệnh viện tuyến dưới mổ khâu thủng, dẫn lưu ổ bụng. Tuy nhiên sau mổ bệnh nhân có dấu hiệu rò tá tràng, nhiễm khuẩn huyết, dẫn lưu ra khoảng 1,5 lít dịch tiêu hóa. Bệnh nhân trở nặng, sốt cao, suy hô hấp phải đặt ống thở máy được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễ.m trùn.g rất nặng, rò tiêu hóa, rối loạn nước và điện giải.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân K, các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực đã tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Sau một thời gian nỗ lực điều trị, tình trạng sốc nhiễm khuẩn của bệnh nhân có cải thiện hơn. Tuy nhiên tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân tăng trở lại và tình trạng rò tá tràng không cải thiện. Bệnh nhân được chụp CT scanner ổ bụng, phát hiện nhiều ổ áp xe bên trong ổ bụng và sau phúc mạc.
Qua hội chẩn với các bác sỹ Khoa Ngoại Tổng hợp tiết niệu và Nam học, bệnh nhân được nhận định ở tình trạng rất nặng. Việc rò tá tràng đã gây tổn thương sang các nội tạng khác, khiến cho việc tiến hành phẫu thuật gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ t.ử von.g lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, ống dẫn lưu ban đầu của bệnh nhân bị tắc, không dẫn lưu được dịch ra bên ngoài, bị trào ngược qua chân ống sode gây viêm xung quanh.
Đồng thời các ổ áp xe trong ổ bụng và sau phúc mạc khiến tình trạng nhiễ.m trùn.g huyết khó kiểm soát. Nếu không phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân ngày càng trở nên xấu hơn, có nguy cơ t.ử von.g. Khi được hỏi ý kiến, gia đình bệnh nhân quyết tâm điều trị và đồng ý phẫu thuật thêm lần nữa cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra với sự khẩn trương nhưng không kém phần cẩn trọng.
Chia sẻ về những giây phút khó khăn nhất, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Tiết niệu và Nam học cho biết, trong 2 giờ, ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Sau 20 ngày đặt hệ thống hút liên tục, các lỗ rò tá tràng dần thu hẹp nhỏ lại, dịch tiêu hóa không còn bị rò ra bên ngoài. Đến nay, lỗ rò tá tràng của bệnh nhân đã liền trở lại, tình trạng nhiễm khuẩn huyết được cải thiện. Do thể trạng khi nhập viện của bệnh nhân rất suy kiệt vì thủng tá tràng, không ăn uống bình thường được nên mức độ hồi phục mất nhiều thời gian hơn những bệnh nhân thông thường khác. Đến nay, bệnh nhân đã ăn uống trở lại được, ổn định sức khỏe và sớm ra viện trong thời gian tới.
Kể về thời điểm gian nguy đã qua, Thạc sĩ, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ: "Chúng tôi đã dồn toàn bộ tâm huyết giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy kịch nhất của sốc nhiễm khuẩn, để các đồng nghiệp Ngoại khoa thực hiện phẫu thuật. Nỗ lực của chúng tôi đã thành công".
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống bệnh nhân bị rắn lục cắn Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa cứu sống bệnh nhân 59 tuổ.i (Yên Đức - Đông Triều) bị rắn lục cắn bằng tiêm huyết thanh kháng nọc rắn. Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỉ lệ t.ử von.g. Bệnh viện Việt Nam - Thụy...