Cứu sống bệnh nhân ngừng tim do nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân vào viện vì đau tức ngực và nhanh chóng dẫn đến ngừng tim khiến các bác sĩ ‘cân não’ cấp cứu và can thiệp. May mắn, bệnh nhân đã qua khỏi.
Đó là trường hợp của ông Lê Văn H (70 tuổi) trú tại Kim Đức – Việt Trì. Ông H được đưa vào Khoa Can thiệp tim mạch – BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tức ngực, khó thở. Một thời gian ngắn sau nhập viện, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực và đã có nhịp tim trở lại sau hơn một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tình trạng sau ngừng tim hết sức nặng nề.
Người bệnh được đưa về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tình trạng hôn mê, thở máy, rối loạn nhịp tim, xuất hiện thêm nhiều cơn ngừng tuần hoàn nữa. Người bệnh được các bác sỹ tại Khoa sốc điện chuyển nhịp dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp.
Tình trạng người bệnh quá nặng, nhất là người bệnh đã có ngừng tuần hoàn nhiều lần. Đứng trước ranh giới mong manh đó, bác sĩ trực hôm đó phải rất cân não để đưa ra quyết định liệu có nên đi can thiệp mạch không, vì nguy cơ người bệnh ngừng tim tái diễn trên bàn can thiệp là rất lớn.
Kỳ tích cứu sống bệnh nhân ngừng tim do nhồi máu cơ tim
Cuối cùng sự quyết tâm của bác sĩ cùng với sự tin tưởng của người nhà người bệnh, sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm trực hôm đó. Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tổn thương nặng 3 thân mạch vành trong đó 1 nhánh đã được stent cũ, tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, hẹp 70% động mạch vành phải. Người bệnh sau đó được chỉ định đặt stent động mạch liên thất trước.
Video đang HOT
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim. Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng giai đoạn sau diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề.
Sau hơn một tháng điều trị tích cực, người bệnh đã cai được máy thở, rút canuyn khí quản, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt và đã có thể ra viện.
Bác sĩ Đinh Văn Trung – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, người bệnh từng có tiền sử nhồi máu cơ tim và đã đặt stent mạch vành cách đây 4 tháng tại Trung tâm tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau can thiệp, do bận việc nên người bệnh vẫn trì hoãn việc tái khám.
Bác sĩ cũng khuyến cáo những người bệnh có tiền sử bệnh tim và người dân nói chung khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
"Hiện nay tình trạng nhồi máu cơ tim ngày càng được trẻ hóa, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành trước 50 tuổi đã không còn quá hiếm. Đây là một bệnh lí nặng, có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh: đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim hay thậm chí đột tử", ThS.BS Hồ Anh Tuấn, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho hay.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân H. Ảnh: BVCC
Nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim
Tại Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Đăng H., 42 tuổi. Bệnh nhân bị đau tức ngực sau xương ức tăng dần trong 05 giờ trước vào viện, khó thở, có lúc vã mồ hôi, cảm giác tức nặng ngực như bị ép, đè nặng. Bệnh nhân không có tiền sử hút thuốc lá, ít uống rượu bia, không bị tăng huyết áp hay bệnh lí tim mạch. Nghề nghiệp bệnh nhân là bán nước ngọt, sử dụng nhiều nước ngọt.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán là Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh, điều trị tích cực với đầy đủ các thuốc và dự kiến sẽ chụp, can thiệp động mạch vành qua da trong vòng 24 giờ theo khuyến cáo chuyên môn. Tuy nhiên, tình trạng đau tức ngực của bệnh nhân vẫn không hề giảm dù đã dùng các thuốc tiêm, truyền đến liều cao, xét nghiệm cho thấy men tim Troponin Ths tăng cao.
Bệnh nhân đã được siêu âm tim khẩn với kết quả thành trước tim giảm co bóp nặng, chức năng tim giảm 30-35%. Sau khi chụp mạch vành qua da, bệnh nhân được xác thực chẩn đoán: tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước trái ngay từ sau lỗ vào.
Các bác sĩ trong êkip can thiệp đã hút ra được nhiều huyết khối lớn, trong đó có 02 dải rất lớn, đặt thành công 01 stent phủ thuốc để tái tạo mạch máu chỗ hẹp. Kết quả can thiệp cho thấy mạch máu thông tốt sau thủ thuật, dòng chảy bình thường, ngay sau chỗ tắc hẹp có tình trạng cầu cơ động mạch vành gây hẹp 30% mạch máu. Bệnh nhân đã giảm đau ngực 9/10 ngay sau thủ thuật. Sau ca phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân khỏe, không đau ngực, được cho xuất viện.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Anh Tuấn, trưởng kíp can thiệp thông tim bệnh nhân cho hay, đây là một trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp. Thể nhồi máu cơ tim tắc nghẽn hoàn toàn làm bệnh nhân đau ngực rất dữ dội, không thuyên giảm với điều trị thuốc ngay cả liều cao.
Thông thường, những trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn như vậy sẽ có biểu hiện điện tim rõ nét. Nhưng đây lại là một trường hợp ngoại lệ do sự phân bố động mạch vành khác biệt, với mạch máu trước tim có nhánh chéo trước rất lớn, chi phối vùng tim quan trọng, làm cho tình trạng tắc nghẽn động mạch liên thất trước trái của bệnh nhân cũng không biểu lộ thật sự rõ nét.
Các dải huyết khối lớn hút ra được từ mạch vành của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
Chia sẻ về tình trạng nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim, ThS.BS Hồ Anh Tuấn chia sẻ: "Hiện nay tình trạng nhồi máu cơ tim ngày càng được trẻ hóa, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành trước 50 tuổi đã không còn quá hiếm. Đây là một bệnh lí nặng, có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh: đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim hay thậm chí đột tử. Nhiều bệnh nhân điều trị muộn hoặc không thể tái thông mạch có thể bị đau ngực, khó thở, suy tim, nhập viện tái diễn nhiều lần".
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân nên đi khám bệnh sớm ngay khi có các biểu hiện đau ngực, khó thở, nhất là khi đau thắt ngực, kiểu đè ép, kéo dài trên 20 phút mà không đỡ, vã mồ hôi để được các bác sĩ phát hiện bệnh và điều trị sớm. Điều trị tái thông mạch càng sớm, cơ tim càng được cứu nhiều, dự hậu về sau càng cải thiện.
Người dân cũng nên định kỳ đi khám để phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh lí hay gặp hiện nay như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu để điều trị dự phòng không xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, từ đó kéo dài tuổi thọ, đồng thời được tư vấn điều trị để có hướng cải thiện các yếu tố khác một cách chi tiết.
Suýt chết vì có triệu chứng nguy hiểm mà chỉ ở nhà xoa dầu gió: BS cảnh báo trường hợp cần đến viện ngay Các bác sĩ của BV Quận Thủ Đức liên tiếp cấp cứu cho các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp. Có trường hợp bệnh nhân ngừng tim khi vừa đến viện. Bệnh nhân P.V.T. (1957) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức TP.HCM cấp cứu thành công sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động...