Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân T.B.V., 43 tuổi, ngụ xã Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu bị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Bệnh nhân V. đã hồi phục 90% sau khi được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Trước đó, trong lúc đang làm việc, ông V. cảm thấy choáng váng, chân tay co quắp, mắt mờ, nói ngọng rồi lơ mơ, bất tỉnh. Ông V. ngay lập tức được người nhà đưa đi cấp cứu, được bác sĩ chỉ định chụp MSCT sọ não. Kết quả chẩn đoán đột quỵ do nhồi máu não.
BS. CKI Hoàng Văn Tiến, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho hay, rất may mắn, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm, trong thời gian vàng (trong vòng 4,5 giờ đầu khi bệnh bắt đầu khởi phát) nên được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết.
Video đang HOT
Sau 24 giờ được sử dụng thuốc, bệnh nhân đã hồi phục 90%, đang tiếp tục tập vật lý trị liệu. Việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân đột quỵ ở thời gian vàng nhằm cứu sống kịp thời bệnh nhân, hạn chế những biến chứng nặng xảy ra như liệt, mất trí nhớ.
Đột quỵ não đang là căn bệnh đáng báo động trên toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ tử vong, gây hậu quả nặng nề, khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết là biện pháp tối ưu khi bệnh nhân nhồi máu não được cấp cứu trong thời gian vàng, hạn chế các di chứng và giảm tỷ lệ tử vong.
Người dân khi phát hiện bản thân hoặc người thân có những triệu chứng của bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Sao lại dùng thuốc trầm cảm cho bệnh nhân đột quỵ?
Mẹ tôi bị đột quỵ nhồi máu não (mặc dù vẫn đang uống thuốc huyết áp). Sau khi xuất viện bác sĩ kê đơn các thuốc: Telmisartan, rosuvastatin, aspirin.
Về nhà uống thuốc theo đơn bác sĩ, nhưng mẹ tôi vẫn cứ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá mức, sợ chết, tâm trạng rất xấu và không ngủ được... Được 1 tháng tái khám, ngoài các thuốc trên, bác sĩ có kê thêm thuốc amitriptyline. Uống các thuốc này thì tâm trạng mẹ tôi tốt hơn, bớt lo lắng và ngủ được. Thế nhưng, khi đọc hướng dẫn sử dụng thì đây là thuốc trị trầm cảm. Xin hỏi sao mẹ tôi lại phải dùng các thuốc trên?
Trịnh Thúy Hoa (Vĩnh Phúc)
Đối với những người bị đột quỵ nhồi máu não sau khi điều trị ổn định ở bệnh viện về nhà vẫn phải tiếp tục dùng thuốc. Tùy từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ kê đơn dùng thuốc thích hợp. Trong trường hợp của bà là các thuốc:
Thuốc trị tăng huyết áp (telmisartan): Đối với người bệnh tăng huyết áp đã phải dùng thuốc cần dùng thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày, thậm chí đến suốt cuộc đời.
Vì vậy thuốc trị tăng huyết áp là điều bắt buộc phải dùng để kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp không được kiểm soát sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ, mà lần đột quỵ sau thường sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn lần đột quỵ trước.
Thuốc hạ mỡ máu (rosuvastatin): Thuốc này không chỉ giúp làm giảm mỡ máu (yếu tố nguy cơ gây đột quỵ) mà còn giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch ở người bệnh.
Thuốc chống đông máu (aspirin): Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.
Đây là 3 thuốc rất cơ bản đối với người đột quỵ nhồi máu não như mẹ bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi liều dùng, thêm hay bớt thuốc hoặc thay đổi thuốc cho phù hợp ở những lần tái khám. Điều này cho thấy việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính.
Ở trường hợp của bà, có biểu hiện của trầm cảm (có thể do sang chấn tâm lý bệnh tật gây lo lắng quá mức, mất ngủ...), nên bác sĩ kê dùng thêm thuốc chống trầm cảm, đồng thời giúp người bệnh ngủ được như amitriptyline (thuốc có tác dụng làm giảm lo âu, lo lắng và có tác dụng an thần).
Dùng các thuốc trên, bệnh được kiểm soát, tâm trạng mẹ bạn tốt hơn và ngủ được. Vì vậy, bạn cần động viên mẹ uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng hẹn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban, đau vùng thượng vị...
Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, nếu có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn, ứng phó thích hợp.
Cách phát hiện "kẻ thù nguy hiểm"- Cục máu đông "Cục máu đông" đang là một khái niệm được nhiều người quan tâm khi thông tin về các trường hợp gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan tới cục máu đông sau tiêm vaccin COVID- 19 của một số hãng dược. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể giúp chúng ta tìm đến bác...