Cứu sống bệnh nhân 71 tuổi bị hóc xương lợn
Các bác sĩ đã hội chẩn, nội soi thanh quản, gây mê, dùng thủ thuật gắp ra được 1 mẩu xương lợn dài hơn 4 cm, đường kính gần 2 cm.
Mẩu xương lợn dài hơn 4 cm đã được các bác sĩ Khoa Tai-mũi-họng (Bệnh viên Đa khoa tỉnh) gắp ra thành công.
Bệnh nhân là ông Ph., 71 tuổi, ở Kim Thành, tỉnh Hải Dương . Ông Ph. được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đã khoa tỉnh Hải Dương.
Tại Khoa Tai-mũi-họng, các bác sĩ chẩn đoán ông bị dị vật ngáng đường thở, rất dễ tử vong.
Video đang HOT
Dị vật nằm trong đường thở.
Các bác sĩ đã hội chẩn, nội soi thanh quản, gây mê, dùng thủ thuật gắp ra được 1 mẩu xương lợn dài hơn 4cm, đường kính gần 2cm.
Đây là trường hợp hy hữu được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xử lý thành công và cứu sống. Sau khi mẩu xương được lấy ra, bệnh nhân được điều trị tích cực và đã được xuất viện sau 5 ngày.
Tai nạn trên... bàn ăn
Đôi khi câu chuyện vui trên bàn ăn có thể kết thúc bằng một chuyến đi đến... bệnh viện
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) ,trong dịp cuối năm thường hay xảy ra tình trạng dị ứng thức ăn, vì những buổi tiệc thường có các món ăn lạ. Có người chỉ bị ngứa ngáy, nổi mề đay trên tay chân chút ít nhưng cũng có trường hợp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Những tai nạn khó ngờ
BV Tai Mũi Họng TP HCM vừa cấp cứu cho nữ bệnh nhân T. (62 tuổi). Bà T. vào viện với tình trạng ho dữ dội. Bà đã bị ho gần 2 năm nay, chữa nhiều nơi không khỏi, lần này tái phát đến mức không chịu nổi. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân nhớ ra 2 năm trước từng hóc xương khi ăn cháo gà, khạc không ra nhưng sau đó thấy êm nên quên luôn. Bà được yêu cầu nhập viện cấp cứu, BS lấy ra được một mảnh xương găm sâu vào một bên phế quản.
Mới đây, con trai 7 tuổi của chị Trần M.P (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) bỗng dưng ngã quỵ xuống đất từ bàn ăn, thở dốc, cố phun ra gì đó. "May là hàng xóm có anh làm điều dưỡng chạy qua xốc con tôi lên mấy cái, cháu phun ra viên bột từ món chè. Anh ấy nói chắc cháu vừa ăn vừa chơi nên viên bột lọt vào đường thở, suýt nữa thì ngạt" - chị P. cho biết.
Bệnh nhân bị dị vật găm vào phế quản vừa được Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM điều trị thành công
Cách đây không lâu, BV Nhi Đồng Thành phố đã tiếp nhận một bé trai 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tím tái, tri giác lơ mơ, nhịp tim tăng vọt... BS Nguyễn Minh Tiến cho biết nguyên nhân của cơn nguy kịch này sau đó được tìm ra là một mẩu xương lươn. Người mẹ bảo trước khi nhập viện 5 ngày có cho bé ăn cháo lươn. Mẩu xương đã đâm thủng thực quản, gây tổn thương đến khí quản. Sau khi phẫu thuật và hơn 1 tháng điều trị tích cực, cháu bé mới cai được máy thở.
Cần bình tĩnh xử lý
BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc BV Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết việc nói cười, đùa giỡn, thậm chí cho trẻ nhỏ chạy chơi khi đang ăn rất dễ dẫn đến nguy cơ hóc dị vật vào đường thở. BS Vinh giải thích thêm: Khi chúng ta nuốt, nắp thanh môn đóng đường thở lại nhưng khi chúng ta cười, nói, nắp thanh môn mở ra.
Vừa ăn vừa nói cười dẫn đến việc khi nuốt nắp thanh môn chưa kịp đóng, sẽ làm sặc thức ăn vào đường thở. Trẻ em, người lớn tuổi dễ hóc, sặc thức ăn nhất bởi trẻ nhỏ thì phản ứng đóng - mở nắp thanh môn của cơ thể chưa thuần thục, người già thì sự lão hóa khiến cơ chế này không còn chính xác.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trẻ bị dị ứng thức ăn nếu chỉ bị nổi mề đay chút ít trên da thì không nên quá lo lắng nhưng cũng nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân dị ứng và kê toa thuốc nếu cần thiết. Việc xác định chính xác món bị dị ứng cũng giúp cha mẹ tránh đúng món, không phải kiêng khem quá đáng khiến bé bị thiếu chất. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị dị ứng thức ăn mà sưng tới mắt, môi, mặt, nôn ói, đau bụng dữ đội, mệt, ngất, khó thở... thì phải đưa đi cấp cứu ngay.
Trong trường hợp sặc, hóc thức ăn vào đường thở, BS Tiến khuyên điều đầu tiên là xem nạn nhân còn thở được hay không, nếu còn thở thì lập tức đưa đến bệnh viện. Nếu ngưng thở, khó thở nặng, lập tức thực hiện khai thông đường thở. Với trẻ 1-2 tuổi là "vỗ lưng, ấn ngực": đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái, đầu thấp, vỗ mạnh 4 cái vào lưng, rồi lật ngửa đặt sang tay phải, dùng 2 ngón tay ấn mạnh ở vùng nửa dưới xương ức 5 cái, lặp lại cho đến khi trẻ khóc lên là thành công.
Còn với trẻ lớn, người lớn còn tỉnh, cần ôm nạn nhân từ sau lưng, nắm chặt bàn tay thành quả đấm, tay còn lại chồng lên trên, ấn quả đấm 5 cái dứt khoát vào vùng thượng vị. Nếu đã bất tỉnh, đặt nạn nhân nằm ngửa và cũng dùng 2 bàn tay ấn mạnh thượng vị cho đến khi dị vật văng ra. Phương pháp này gọi là "heimlich", cần thực hiện song song với việc gọi cấp cứu.
Sợ nhất dị vật là các loại hạt
Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Vinh, dị vật đường thở là một tình trạng nguy hiểm và hay gặp nhiều trong dịp năm hết Tết đến, trong đó đáng sợ nhất là các loại hạt. Chất dầu trong các loại hạt thường dẫn đến sưng, viêm tại chỗ nếu dị vật bị kẹt trong cơ thể. Trong các loại hạt, nguy hiểm nhất là hạt đậu phộng, vì có yếu tố gây dị ứng rất cao, nên khi hạt đậu phộng bị kẹt lâu ngày trong cơ thể rất dễ gây phù nề, làm hẹp đường thở...
Hóc dị vật ở trẻ: Nhiều cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi - bệnh viện Bạch Mai) hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và nhiều trường hợp trẻ tử vong vì cha mẹ không biết sơ cứu. Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ
Có thể bạn quan tâm

Hội An đứng đầu danh sách lễ hội đèn lồng trên khắp châu Á cho du khách
Du lịch
09:58:22 23/05/2025
Càng lúc tôi càng lo lắng về giới tính của con trai
Góc tâm tình
09:56:53 23/05/2025
SUV Xiaomi YU7 trình làng: Tăng tốc như siêu xe, công nghệ tối tân, phạm vi hoạt động 800km/lần sạc
Ôtô
09:56:37 23/05/2025
OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive
Thế giới
09:52:23 23/05/2025
Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng
Netizen
09:41:02 23/05/2025
Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing
Xe máy
09:39:46 23/05/2025
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
09:19:07 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025