Cứu sống bé 11 ngày tuổi mắc bệnh lý hiếm chỉ 4/1000 trẻ mới gặp
Các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương nhận được cuộc gọi mời hội chẩn cấp cứu của các đồng nghiệp từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về trường hợp bệnh nhi 11 ngày tuổi mắc bệnh lý hiếm gặp.
TS.BS Nguyễn Thanh Hải – Trưởng khoa Khám và chẩn đoán các bệnh tim mạch, Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 4/3, các đồng nghiệp tuyến dưới đã gọi điện nhờ hỗ trợ cấp cứu. Đó là trường hợp một bệnh nhi sơ sinh 11 ngày tuổi với chẩn đoán ban đầu là cơn nhịp nhanh. Sau khi cân nhắc nhằm đảm bảo phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhi các bác sĩ từ hai đầu cầu Vĩnh Phúc – Hà Nội quyết định chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi đã được điều trị nội khoa bằng các thuốc cắt cơn nhịp nhanh nhưng không đáp ứng, tình trạng bệnh nhi suy tim nặng lên do chưa khống chế được cơn nhịp nhanh. Vì thế, can thiệp bằng phương pháp triệt đốt cấp cứu nhịp tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio đã được lựa chọn. Thủ thuật triệt đốt diễn ra chưa đầy 1 giờ đồng hồ do các bác sĩ Trung tâm tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện đã kịp thời cứu tính mạng đứa trẻ với chứng rối loạn nhịp tim chỉ 4/1000 trẻ mới gặp.
Tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé được các bác sĩ ở đây chẩn đoán có cơn tim nhanh kịch phát trên thất. Trong 7 tiếng đồng hồ từ khi nhập viện, mặc dù em bé đã được các bác sĩ Trung tâm tim mạch tích cực điều trị các thuốc để kiểm soát cơn tim nhanh, nhưng tình trạng bệnh không tiến triển khả quan. Cháu liên tục tái phát cơn tim nhanh đến 9 lần. Trẻ có rối loạn huyết động, mức độ suy tim tăng lên.
Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhi.
Theo TS.BS Lê Hồng Quang- Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch trẻ em, nhận định điều trị nội khoa không hiệu quả. Ngay trong đêm, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em đã khẩn trương hội chẩn để đưa ra quyết định: sử dụng phương pháp triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio cứu tính mạng bệnh nhi do có rối loạn huyết động và mức độ suy tim tăng lên. 23 giờ 58 phút, toàn bộ ekip can thiệp bao gồm bác sĩ can thiệp rối loạn nhịp, bác sĩ hồi sức tim mạch nội khoa, bác sĩ gây mê tim mạch, lãnh đạo trung tâm được huy động cấp cứu bệnh nhi ngay trong đêm. 00h38 phút, cả ekip can thiệp thở phào nhẹ nhõm khi nhịp tim bệnh nhi đã được khống chế trở về nhịp xoang bình thường.
Video đang HOT
Quá trình làm can thiệp chưa đầy 1 tiếng đồng hồ đã triệt bỏ đường dẫn truyền bất thường gây ra cơn nhịp nhanh trên thất. Bệnh nhi được chuyển về phòng hồi sức thở máy điều trị tại khoa Điều trị tích cực tim mạch nội khoa, Trung tâm tim mạch trẻ em. Các chỉ số sinh tồn của bé ổn định: SPO2 100%, nhịp tim đều 110 lần/ phút, huyết áp 110/60. Các dấu hiệu huyết động ổn định, Bệnh nhi được cai máy thở và bỏ máy thở sau 1 ngày thở máy.
Theo TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường – Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp hay gặp ở trẻ em. Cơn nhịp tim nhanh kịch phát có thể gây suy tuần hoàn, hô hấp, thậm chí đột tử. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
TS.BS Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm, tình trạng nhịp tim nhanh kich phat ở trẻ co đăc tinh xuât hiên va mât đi đôt ngôt, có thể keo dai vai phut đến hang giơ với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trẻ không được cha mẹ phát hiện sớm khiến cơn tim nhanh kịch phát xảy ra nhiều lần, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi cơn tim nhanh keo dai thương gây suy tim nêu không đươc câp cưu căt cơn, co thê gây gây giãn, suy giảm chức năng thất trái nặng và thậm chí tre co thê tư vong. Môt sô trương hơp tre co thê biêu hiên tinh trang nguy kich ngay khi mơi xuât hiên cơn tim nhanh.
Hiện nay, phương pháp can thiệp điều trị với tên gọi triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio là phương pháp được áp dụng thường quy cho bệnh tại Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối với trẻ lớn đây được coi là phương pháp lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi, phương pháp này tiềm ẩn những nguy cơ tai biến trong quá trình làm thủ thuật cao hơn do trái tim, hệ tuần hoàn tim và mạch máu của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.Chính vì vậy, để thực hiện được phương pháp này an toàn đòi hỏi nhiều yếu tố như: đội ngũ y bác sĩ làm can thiệp cần có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ đáp ứng với yêu cầu chuyên môn khi có tình huống bất thường xảy ra…
Theo thống kê của Trung tâm tim mạch trẻ em, cho đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận và điều trị cho hàng nghìn trường hợp trẻ mắc chứng rối loạn nhịp với tỉ lệ thành công cao từ 90-95%, đặc biệt, ca bệnh nhỏ tuổi nhất là trường hợp bé sơ sinh mới chỉ 4 ngày tuổi.
Đưa trái tim thiếu nữ ra khỏi lồng ngực để cắt u
Cô gái 17 tuổi mắc khối u ác tính cực hiếm gặp trong tim, được cứu sống bằng phương pháp phẫu thuật ghép tim tự thân, tức lấy trái tim ra, cắt khối u rồi ghép tim trở lại.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân vào viện vì khối u bất thường ở đùi trái. Kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng CT phát hiện u đầu trên xương đùi trái hai cm, giới hạn không rõ, phá vỡ vỏ mặt trước hành xương đùi. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ u xương đùi trái, giải phẫu bệnh cho thấy đó là sarcoma cơ trơn biệt hóa kém.
Bệnh nhân còn bị tai biến mạch máu não. Khi bác sĩ điều trị bệnh lý tai biến, siêu âm tim thì phát hiện một khối u đã choán chỗ, chiếm đầy lòng nhĩ trái tim. Những ngày tiếp theo sau khi chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân có những đợt mệt và khó thở.
Theo bác sĩ An, ngay từ đầu, với kinh nghiệm điều trị, các bác sĩ nghi ngờ đó là u ác tính. Do đó, bệnh nhân được chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên biệt như CT ngực, MRI tim, chụp PET CT. Các bác sĩ xác định đây là khối u ác tính nguyên phát tại tim. Lúc này, khối đã xâm lấn lan tỏa các bộ phận xung quanh, kích thước lớn đi qua lỗ van hai lá, gây ra hẹp van hai lá, nghiêm trọng hơn là gây rối loạn huyết động.
Tình trạng của bệnh nhân được đánh giá là cực nguy hiểm, bắt buộc phải mổ, cắt triệt để khối u trong nhĩ trái ngay. Bệnh nhân ngoài nguy cơ tử vong vì ung thư thì còn có thể tử vong vì rối loạn huyết động.
"Nếu từ bỏ phẫu thuật, khả năng sống của bệnh nhân là một tháng", bác sĩ An nhấn mạnh.
Bác sĩ An khám và bắt tay động viên bệnh nhân trước khi cô xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
U tim vốn là loại u hiếm gặp. Trong đó, u tim ác tính chiếm tỷ lệ rất nhỏ và thường là sarcoma trong tim. Tỷ lệ mắc phải là một đến 30 người trên 100.000 ngàn người. Số liệu này thu được khi thực hiện nghiên cứu trên các tử thi bệnh nhân. Bệnh u tim ác tính để phẫu thuật được cũng rất hiếm, với ngay cả các trung tâm tim mạch hàng đầu trên thế giới trung bình mỗi năm chỉ mổ một ca.
Để lấy khối u này, y văn ghi nhận bắt buộc phải mổ bằng kỹ thuật ghép tim tự thân, tức là phẫu thuật viên sẽ cắt rời trái tim ra khỏi cơ thể, giải quyết khối u rồi sau đó khâu lại. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ các tổn thương có thể gặp phải hậu phẫu cho người bệnh, bác sĩ An và đồng nghiệp khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim quyết định vẫn sẽ thực hiện ghép tim tự thân, nhưng có cải tiến.
Cụ thể, các bác sĩ dùng những canuyn (ống dẫn) đặc biệt, mới có gần đây, để thực hiện xâm lấn tim tối thiểu. Thay vì cắt tất cả các mạch máu nối với tim, để lấy trái tim ra ngoài, phẫu thuật viên chỉ cần gỡ, cắt bỏ một phần mạch máu trong tim ra. Trái tim được lật ngược, hướng phần nhĩ trái có toàn bộ khối u ra ngoài, rồi cắt bỏ u trọn vẹn. Sau đó, phẫu thuật viên tái tạo gần hết nhĩ trái bằng màng tim nhân tạo, khâu nối các mạch máu đã cắt, đóng vết thương.
Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 8 giờ hậu phẫu. Ca phẫu thuật thành công.
Hiện, bệnh nhân đã khỏe, sinh hiệu ổn định, tự sinh hoạt được bình thường và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới. Bác sĩ An cho hay, bước tiếp theo, bệnh nhân sẽ điều trị hóa trị, xạ trị với các vùng đã di căn của khối u. Ông hy vọng với sự nỗ lực tối đa của thầy thuốc, bệnh nhân sẽ sống lâu hơn.
Thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện, bác sĩ An đã vỗ vai động viên cô gái trẻ: "Con vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, nhưng quá trình điều trị thì còn lâu dài nữa. Con hãy cố gắng yêu đời lên nhé, hy vọng mọi chuyện sẽ tốt lành".
Thuốc trị ung thư hạch tái phát, kháng trị: Một số cẩn trọng khi dùng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cấp phép khẩn cấp thuốc yescarta (axicabatagene ciloleucel) để điều trị bệnh nhân trưởng thành bị u lympho thể nang tái phát kháng trị, những trường hợp đã dùng trước đó ít nhất hai dòng liệu pháp toàn thân. U lympho thể nang (FL) là một dạng ung thư hạch...