Cựu quan chức Mỹ tiết lộ Pháp đã điều nhóm binh sĩ đầu tiên tới Ukraine
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Stephen Bryen cho hay, Pháp đã chính thức điều các binh sĩ đầu tiên tới Ukraine.
Chia sẻ với tờ Asia Times, ông Bryen cho biết nhóm binh sĩ Pháp được triển khai “để hỗ trợ Lữ đoàn cơ giới độc lập số 54 của Ukraine tại thành phố Slavyansk”.
Nhóm binh sĩ Pháp được cho thuộc Trung đoàn bộ binh số 3, một trong những lực lượng chính của Quân đoàn nước ngoài của Pháp.
Binh sĩ Ukraine tại trung tâm huấn luyện của Pháp. Ảnh: Politico
Video đang HOT
“Những binh sĩ này đang được bố trí trực tiếp tại điểm nóng giao tranh với mục đích giúp các lực lượng Ukraine ngăn cản bước tiến của Nga ở vùng Donbass. 100 binh sĩ Pháp đầu tiên là chuyên gia về pháo binh và giám sát”, ông Bryen tiết lộ.
Theo ông, khoảng 1.500 binh sĩ thuộc Quân đoàn nước ngoài của Pháp dự kiến sẽ tới Ukraine trong thời gian tới.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đặt câu hỏi liệu vấn đề này “có vượt ranh giới đỏ của Nga về sự can thiệp của NATO vào Ukraine hay không”, và liệu “phía Nga có coi đây là hành động khơi mào cho một cuộc chiến rộng hơn bên ngoài biên giới Ukraine hay không?”.
Hiện giới chức Pháp chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.
Hồi tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã một lần nữa nhấn mạnh không loại trừ khả năng NATO đưa quân từ châu Âu tới Ukraine. Sau đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích tuyên bố của ông Macron là “rất nguy hiểm”.
Còn hôm 5/5, tờ La Repubblica của Italia đưa tin NATO đã bí mật vạch ra hai ranh giới đỏ để tiến hành can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Nga – Ukraine. Nhưng hiện tại, NATO không có kế hoạch điều động binh sĩ tới Ukraine.
Tại sao phương Tây không thể giúp Ukraine đánh chặn UAV như tại Israel?
Anh và các đối tác như Mỹ và Pháp đã giúp Israel đánh chặn UAV và tên lửa của Iran, nhưng không thể làm điều tương tự tại Ukraine.
Theo Pravda, trong ngày 15/4, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã giải thích nguyên nhân khiến London và các đối tác không thể giúp Kiev đánh chặn UAV và tên lửa Nga, dù họ có thể làm điều này tại Trung Đông.
"Không quân Anh không thể giúp Ukraine như những gì đã làm ở Israel. Việc tham gia đánh chặn tên lửa và UAV của Nga đồng nghĩa với việc NATO xung đột trực tiếp với Moscow. Nếu bạn muốn căng thẳng không leo thang ở châu Âu, đây là điều cần tránh", ông Cameron nói.
Cũng theo ông Cameron, việc sử dụng các tiêm kích để bắn hạ UAV và tên lửa không phải là phương án tối ưu, do chi phí tốn kém và chưa chắc đã hiệu quả. Vì vậy, Ngoại trưởng Anh cho rằng các đối tác cần viện trợ thêm cho Ukraine các hệ thống phòng không hiện đại, đặc biệt là tổ hợp Patriot do Mỹ sản xuất.
Ngoại trưởng Anh David Cameron. Ảnh: Reuters
Về phía Kiev, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng Ukraine cũng cần được hỗ trợ như Israel, quốc gia vốn không phải là thành viên NATO. "Chúng tôi không cần NATO phải kích hoạt Điều 5 trong Hiến chương, chỉ cần những động thái chính trị là đủ", ông Zelensky nói.
Theo truyền thông Ukraine, quốc gia này đang thiếu hụt vũ khí phòng không trầm trọng, khi các gói viện trợ từ phương Tây bị đình trệ trong thời gian qua. Chính quyền Kiev kêu gọi các đối tác nhanh chóng cung cấp thêm các tổ hợp phòng không cho Ukraine để đối phó với các cuộc không kích quy mô lớn của Nga.
Olympic Paris 2024: Pháp công bố kế hoạch phong tỏa thủ đô Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 10/4 thông báo sẽ phong tỏa các khu vực rộng lớn ở trung tâm thủ đô Paris đối với hầu hết người dân một tuần trước khi khai mạc Olympic mùa Hè 2024. Các hoạt động qua lại trên sông Seine cũng được giới hạn tại 4 địa điểm. Binh sĩ Pháp tuần tra trên...