Cựu Phó Tổng thống Mỹ được yêu cầu ra điều trần về ông Trump
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã được yêu cầu ra điều trần trước đại bồi thẩm đoàn trong bối cảnh Bộ Tư pháp tiếp tục điều tra cáo buộc cựu Tổng thống Donald Trump cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020.
Cựu Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh AP.
Mặc dù phán quyết từ thẩm phán quận James Boasberg vẫn chưa được chính thức công bố, các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ ngày 28/3 đã đưa tin rằng quyết định này sẽ buộc ông Pence phải ra hầu tòa và điều trần về các cuộc trao đổi của ông với cựu Tổng thống Trump trước cuộc tấn công vào Điện Capitol của năm 2021.
Trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021, hàng nghìn người ủng hộ ông Trump đã xông vào Điện Capitol để ngăn Quốc hội Mỹ chứng nhận kết quả bầu cử. Ông Pence, người có mặt tại Điện Capitol khi cuộc bạo loạn xảy ra, sẽ không bắt buộc phải nói về những hoạt động của mình vào ngày hôm đó. Với tư cách là Phó Tổng thống, ông đóng vai trò giám sát việc chứng nhận bầu cử.
Tuy vậy, ông có thể sẽ được yêu cầu xác định bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào có thể đã được thực hiện bởi cấp trên cũ, khi đó là Tổng thống Trump.
Động thái như vậy chưa từng xảy ra trong chính trị Mỹ, đội ngũ pháp lý của hai ông Trump và Pence đã phản đối việc cựu Phó Tổng thống ra điều trần.
Trước đây, ông Pence từng tố cáo ông Trump có những hành động dẫn đến vụ tấn công Điện Capitol. “Những lời nói thách thức của ông Trump đã gây nguy hiểm cho gia đình tôi và mọi người ở Điện Capitol ngày hôm đó. Và tôi biết rằng lịch sử sẽ buộc Donald Trump phải chịu trách nhiệm”, ông Pence cho biết hồi đầu tháng này.
Trong khi đó, người đại diện cho ông Trump ngày 28/3 nhắc lại tuyên bố rằng các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về cựu Tổng thống có động cơ chính trị.
Vào tháng 11/2022, Bộ Tư pháp đã bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt, Jack Smith, phụ trách hai cuộc điều tra về ông Trump: một cuộc điều tra về việc cựu Tổng thống xử lý các tài liệu mật và cuộc điều tra còn lại về việc liệu ông Trump có cố gắng lật ngược kết quả trong cuộc bầu cử vào năm 2020 hay không.
Ngoài ra, ông Trump cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý khác, như một cuộc điều tra liên quan đến bầu cử ở Georgia, cũng như tin đồn về việc sắp bị bắt giữ trong một vụ án về một khoản tiền nhằm bịt miệng một ngôi sao khiêu dâm.
Ông Trump tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào năm 2024, nhưng đã có suy đoán rằng ông Pence có thể chạy đua với ông để giành được đề cử của Đảng Cộng hòa.
Tin buồn cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 2.3 đã kêu gọi tòa thượng tố bác bỏ tuyên bố của cựu Tổng thống Donald Trump rằng ông có quyền miễn trừ trước các vụ kiện liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện hồi cuối tháng 2 ở Ohio. Ảnh REUTERS
AFP đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ ngày 2.3 cho rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bị cảnh sát và những người đã bị thương trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6.1.2021 kiện.
Ý kiến này được đưa ra trong văn bản chính thức được Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington. Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng dù tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối đối với các hoạt động chính thức khi đương nhiệm, tổng thống vẫn có thể bị kiện vì các hành vi được đánh giá rõ ràng là nằm ngoài nhiệm vụ chính thức của mình.
Văn bản được đệ trình theo yêu cầu của Tòa Thượng tố Quận Columbia, nơi đang xét xử đơn kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của 2 sĩ quan cảnh sát và 11 nghị sĩ trong vụ tấn công ở Điện Capitol. Tòa đã yêu cầu Bộ Tư pháp nêu quan điểm trong lúc cân nhắc có cho phép các đơn kiện dân sự liên quan đến vụ bạo loạn nhắm vào ông Trump hay không.
Lời chứng gây sốc: Ông Trump định lái Limousine đến tham gia bạo loạn Capitol, biết người ủng hộ có súng nhưng mặc kệ
Cựu Tổng thống Trump, người bị kiện cùng với những nhân vật chủ chốt khác bị buộc tội kích động vụ tấn công, tuyên bố ông không thể bị kiện nhờ quyền miễn trừ tuyệt đối của mình.
Bộ Tư pháp nói cựu Tổng thống Trump tuyên bố quyền miễn trừ với lập luận rằng những phát biểu của ông trước và trong cuộc tấn công là "bài phát biểu về các vấn đề công chúng quan tâm", vốn thuộc nhiệm vụ chính thức của ông, ngay cả khi bài phát biểu đó có thể bị coi là kích động bạo lực.
Bộ Tư pháp Mỹ đã kêu gọi tòa án bác bỏ lập luận của ông Trump. "Là lãnh đạo quốc gia và nguyên thủ quốc gia, tổng thống có quyền lực phi thường trong việc nói chuyện với người dân của mình và thay mặt họ. Nhưng chức năng truyền thống đó là giao tiếp và thuyết phục công chúng, không phải kích động bạo lực", theo Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp cũng lưu ý rằng tổng thống không có quyền miễn trừ toàn diện đối với bài phát biểu tranh cử. Điều này cho thấy bài phát biểu của ông Trump vào ngày xảy ra bạo loạn, chủ yếu là để bác bỏ thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống hai tháng trước đó, cũng thuộc loại tương tự.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết họ không bình luận về việc liệu ông Trump có kích động bạo lực hay không mà chỉ nói rằng cựu Tổng thống Trump không có quyền miễn trừ đối với hành động của mình.
Iran chỉ cần 12 ngày là có đủ nguyên liệu cho một quả bom hạt nhân? Theo một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc, Iran giờ có thể tạo ra đủ vật liệu phân hạch cho một quả bom nguyên tử trong "khoảng 12 ngày", nhanh hơn rất nhiều so với ước tính một năm khi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 còn hiệu lực. Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ ngày 28.2, ông Colin...