Cựu nhân viên Apple hé lộ quy trình kiểm duyệt ứng dụng cho iPhone
Người từng kiểm duyệt App Store hé lộ bí ẩn vì sao các ứng dụng bị từ chối, nguy cơ đối đầu giữa Apple với nhà phát triển và công tác chuẩn bị cho WWDC.
Phillip Shoemaker từng đảm nhiệm vai trò kiểm duyệt ứng dụng từ năm 2009 đến 2016 nên hiểu rõ nội tình gã khổng lồ Cupertino. Ứng dụng của nhà phát triển trước khi có thể đăng bán trên App Store phải trải qua vòng kiểm duyệt khắt khe của Apple.
Hiện tại, cửa hàng của Táo khuyết có hơn 2 triệu ứng dụng, nhưng từ 2008 đến nay đã có rất nhiều cái tên thiếu may mắn vì không qua khỏi vòng kiểm tra.
Apple từng để nhóm 3 người xem xét một ứng dụng.
“Bạn có hiểu cảm giác khi mình là người từ chối ứng dụng mà biết đó là cần câu cơm của nhà phát triển và thứ có thể giúp họ trả tiền học cho con. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi lần đưa ra quyết định như vậy”, Phillip bồi hồi nhớ lại.
Thời gian đầu, Apple bố trí nhóm 3 người đánh giá từng ứng dụng. Điều đó khiến quy trình kéo dài nên sau phải rút xuống một người. Phil Schiller, Phó giám đốc tiếp thị của Apple, người chịu trách nhiệm giám sát bộ phận App Store, luôn đề cao vai trò của con người trong việc kiểm duyệt ứng dụng thay vì tự động để phát hiện các lỗi. Dẫu vậy, Phil Schiller vẫn tỏ ra không hài lòng: “Có những thứ trên chợ ứng dụng đáng ra không nên ở đó”.
Những người đánh giá ứng dụng làm việc trong các phòng họp nhỏ với Mac, iPhone và iPad để kiểm tra. Mỗi sáng, họ đến công ty rồi chọn 30 đến 100 ứng dụng từ một công cụ, rồi tải xuống thiết bị để bắt đầu chạy thử.
Video đang HOT
Theo Shoemaker, đây là công việc tốn hàng giờ liền. Sau đó, Apple đã thuê thêm người làm, không gian được mở rộng và trở nên cởi mở hơn.
Apple yêu cầu nhóm đánh giá của Shoemaker phải đối xử công bằng với tất cả nhà phát triển, kể cả đó là công ty lớn cung cấp ứng dụng quan trọng cho iPhone, iPad.
“Tôi đã gọi cho Facebook rất nhiều lần. Dù là một trong những nhà phát triển nhận nhiều đặc quyền, họ lại có những dòng code rất tệ thời gian đầu”, Shoemaker cho biết.
Apple ưu tiên dùng nhân viên kiểm duyệt ứng dụng thay vì làm tự động.
Shoemaker còn tiết lộ, Apple từng từ chối phê duyệt ứng dụng gọi điện Google Voice thời điểm iPhone mới ra mắt. Hãng lo ngại các công ty như Google và Facebook có thể tạo ra dịch vụ thay thế những chức năng cốt lõi của iPhone.
“Đó là điều có thật. Ý tôi là nỗi sợ rằng ai đó sẽ xuất hiện, Facebook, Google, hay bất kỳ ai, sẽ loại bỏ và xóa sạch những tiện ích của chúng tôi”, Shoemaker chia sẻ. Cuối cùng, Google Voice và các dịch vụ gọi điện khác đã được phê duyệt trên App Store.
Cựu nhân viên Táo khuyết còn nói về màn đối đầu giữa công ty với các nhà phát triển. Đây không phải vấn đề trong những ngày đầu của iPhone bởi mọi thứ vẫn đang ở dạng sơ khai. Nhưng giờ đây, Táo khuyết lần lượt phát hành nhiều tính năng tương tự với ứng dụng của bên thứ ba.
“Xung đột được đẩy lên cao khi Apple tham gia vào những mảng vốn đầy tính cạnh tranh. Tôi thực sự lo lắng cho tình trạng đối đầu này”, Shoemaker nhận định.
Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu WWDC trở thành dịp để Apple cân bằng lại mọi thứ, giữa hợp tác và cạnh tranh với nhà phát triển. Shoemaker cho biết, công tác chuẩn bị giống như một mớ hỗn loạn khi phải hoàn thiện các bài thuyết trình và những chi tiết khác.
Theo Zing
Cựu binh Apple 'đau lòng' mỗi lần từ chối duyệt ứng dụng lên App Store
Cựu phụ trách đánh giá App Store chia sẻ vì sao ứng dụng bị từ chối, cạnh tranh giữa Apple và lập trình viên cũng như công tác chuẩn bị cho hội nghị WWDC.
Hội nghị lập trình viên WWDC 2018.
Phillip Shoemaker, người phụ trách đánh giá ứng dụng cho Apple từ năm 2009 đến 2016, vừa tiết lộ một vài câu chuyện về công việc cũ của mình. Trước khi một lập trình viên bán ứng dụng trên App Store, nó phải được nhóm đánh giá của Apple phê duyệt. Có hơn 2 triệu app đang bán trên chợ song rất nhiều đã bị App Store từ chối kể từ khi mở cửa năm 2008.
"Công việc của bạn là ngăn không cho ứng dụng nào đó lên chợ, thứ có thể giúp lập trình viên kiếm tiền và cho con của họ đi học. Tim tôi tan vỡ mỗi lần phải ra quyết định", Shoemaker chia sẻ.
Những ngày đầu, Apple giao cho 3 người đánh giá 1 ứng dụng. Nó dẫn đến thời gian đánh giá rất lâu, sau đó giảm xuống chỉ còn 1 người. Phil Schiller, Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị, người giám sát App Store, khuyến khích để con người làm nhiệm vụ đánh giá tất cả ứng dụng thay vì dùng công cụ tự động để hạn chế các ứng dụng lỗi hay không phù hợp. Dù vậy, theo Shoemaker, "có nhiều người đáng ra không nên làm ở đây".
Nhân viên đánh giá ứng dụng làm việc trong các phòng họp nhỏ với Mac, iPhone, iPad để dùng thử. Họ đến vào mỗi buổi sáng, chọn ra từ 30 đến 100 ứng dụng từ web tool, tải chúng xuống thiết bị để dùng. Đây là công việc đòi hỏi nhiều giờ liền. Apple thuê thêm nhiều người hơn, không gian làm việc cũng được mở rộng so với trước đây.
Apple phải đảm bảo nhóm đánh giá của Shoemaker đối xử công bằng với tất cả lập trình viên bên ngoài, ngay cả khi họ là những công ty lớn cung ứng ứng dụng quan trọng cho iPhone, iPad. "Tôi phải gọi cho Facebook suốt. Dù là một trong các nhà phát triển có đặc quyền, họ lại viết code tệ bậc nhất".
Shoemaker cũng nói về việc Apple không phê duyệt dịch vụ gọi thoại Google Voice vào những ngày đầu của iPhone. Anh tiết lộ nội bộ Apple lo ngại các hãng như Google hay Facebook sẽ tạo ra các ứng dụng thay thế chức năng lõi trên iPhone. Dù vậy, về sau Google Voice và các ứng dụng gọi điện tương tự cũng được phê duyệt trên App Store.
Shoemaker còn bật mí về cạnh tranh giữa chính Apple với lập trình viên bên ngoài. Đây không phải vấn đề lúc đầu vì nhiều thứ Apple làm quá mới mẻ. Ngày nay, công ty đôi khi bổ sung phần mềm tự phát triển cho iPhone, giống với sản phẩm của nhà cung cấp khác. Anh lo ngại về xung đột giữa Apple với họ.
Hội nghị lập trình viên thường niên WWDC là nơi công ty lập lại thế cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh với nhà phát triển. Shoemaker mô tả quá trình chuẩn bị cho sự kiện này rất "hỗn loạn" do phải hoàn thiện các bài thuyết trình và các chi tiết khác.
Theo ICTNews
Samsung muốn mua công ty từng hai lần kiện Apple vi phạm công nghệ camera kép trên iPhone Samsung được cho là đang đàm phán để mua lại Corephotonics, công ty khởi nghiệp ở Israel chuyên phát triển công nghệ cải thiện camera trên smartphone. Công ty này từng đâm đơn kiện Apple hai lần vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến cụm camera kép trên iPhone. Nguồn tin nói với tờ Globes rằng công ty Hàn Quốc muốn...