Cựu nhà báo Duy Phong thừa nhận đã đe dọa và nhận tiền của Giám đốc Sở
Ngay sau khi công bố cáo trạng, bị cáo Lê Duy Phong, nguyên Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo buộc của Viện kiểm sát, trong đó có việc đe dọa và nhận tiền của Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư 200 triệu đồng…
9h5, HĐXX tiếp tục mời bị hại là ông Hoàng Trung Thực lên trình bày. Ông Thực cho biết, công ty do ông góp vốn đã bị báo chí đăng tải khiến ông rất lo sợ nếu bị báo chí đăng tiếp sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Ông Thực cho biết, số tiền 50 triệu đồng đưa cho Phong là tiền cá nhân của ông.
Tại Toà, ông Thực cho rằng Phong đã thừa nhận hành vi của mình và xin Toà xem xét tình tiết giảm nhẹ cho Phong.
Ông Hoàng Trung Thực, bị hại đã đưa cho Lê Duy Phong 50 triệu đồng.
9h, Sau phần xét hỏi bị cáo Phong, HĐXX mời luật sư Nguyễn Đức Toàn, người được ông Sáng uỷ quyền. Ông Toàn cho rằng tại phiên toà Phong đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình như cáo buộc của cơ quan tố tụng nên ông không có ý kiến gì.
Theo ông Toàn, khi bị Phong nói đến vấn đề của những bài báo đã đăng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời tư của mình. Vì thế, ông Sáng có tâm lí lo sợ. Hơn nữa trước đó đã có bài báo đăng về tài sản của gia đình ông Sáng thì ông càng lo sợ.
Nhưng tại phiên toà, bị cáo Phong rất thành khẩn khai báo cũng như trong quá trình điều tra. Gia đình Phong cũng đã khắc phục hậu quả cho gia đình ông Sáng nên nếu có thể, luật sư đại diện bị hại đề nghị HĐXX áp dụng tất cả các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Phong.
8h45, đại diện VKS công bố xong bản cáo trạng. Nghe xong bản cáo trạng buộc tội mình “cưỡng đoạt tài sản”, bị cáo Lê Duy Phong không có ý kiến gì.
- HĐXX hỏi bị cáo Phong về việc có gặp ông Vũ Xuân Sáng không?
- Bị cáo Phong thừa nhận có nhắn tin cho ông Sáng và hẹn gặp vào ngày 16/6/2017 tại Sở Kế hoạch – Đầu tư.
Tại đây Phong và ông Sáng có trao đổi về nguồn gốc đất và tài sản của ông Sáng theo sự phân công của Ban Biên tập báo Giáo dục Việt Nam.
- Tại cuộc gặp này, ông Sáng tỏ ra lo sợ nếu mình bị đăng báo. Và ông Sáng ngỏ ý muốn xử lí vụ việc không bị đưa lên mặt báo và đưa cho Phong số tiền 200 triệu động chia làm hai lần. Cả hai lần Phong nhận tiền của Sáng đều diễn ra tại phòng làm việc của ông Sáng. Phong thừa nhận sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân, số tiền 70 triệu đồng còn lại Phong gửi vào tài khoản ngân hàng của mình.
- Tại phiên toà, Phong cũng thừa nhận có ăn cơm với ông Hoàng Trung Thực qua lời giới thiệu của Công (bạn của Phong). Phong thừa nhận có đe doạ ông Thực và được ông Thực đưa cho 50 triệu đồng và Phong nhận số tiền này thì bị cơ quan điều tra bắt giữ như cơ quan tố tụng buộc tội.
Đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng
8h35, đại diện VKS công bố bản cáo trạng cho thấy Lê Duy Phong đã có hành vi lợi dụng danh nghĩa là Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam, đe doạ ông Vũ Xuân Sáng, khiến ông Sáng lo sợ phải đưa cho Phong 200 triệu đồng và cưỡng đoạt của ông Hoàng Trung Thực số tiền 50 triệu đồng.
8h30, HĐXX hỏi ý kiến của Viện kiểm sát (VKS) về sự vắng mặt của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đại diện VKS khẳng định những người vắng mặt tại phiên toà không ảnh hưởng đến quá trình xét xử và đề nghị HĐXX công bố bản cáo trạng.
Video đang HOT
HĐXX cho biết, bản án của phiên toà hôm nay sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của TAND Tối cao.
Đúng 8h, HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ toạ phiên toà tuyên bố khai mạc và công bố đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
HĐXX bắt đầu thẩm tra căn cước của những người có liên quan đến vụ án.
Sáng nay, tham gia với tư cách là người bị hại, ông Hoàng Trung Thực có mặt và luật sư Nguyễn Đức Toàn, người đại diện theo uỷ quyền của ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Yên Bái.
Trong 3 luật sự bào chữa cho bị cáo Phong thì luật sư Nguyễn Sơn Hải vắng mặt.
Hội đồng xét xử bị cáo Lê Duy Phong
Các phóng viên theo dõi phiên xử qua màn hình.
7h55, Xe chở bị cáo Lê Duy Phong đến tòa. Bị cáo được áp giải vào phòng xử án. Đứng trước bục dành cho bị cáo, Lê Duy Phong liên tục đưa mắt tìm những người thân của mình.
Bị cáo Lê Duy Phong tại tòa
7h45, Phiên xử bị cáo Lê Duy Phong được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Do hội trường xét xử chật, nên các phóng viên đến đưa tin phiên toà được xếp ngồi một phòng riêng và theo dõi qua màn hình.
Ông Đào Ngọc Tước, Phó Tổng biên tập, đại diện của báo Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại phiên toà.
Không có chuyện Lê Duy Phong chia tiền cho 26 phóng viên, nhà báo
Phòng xét xử bị cáo Lê Duy Phong lúc 7h15 sáng nay (20/4)
Bào chữa cho bị cáo Lê Duy Phong có 3 luật sư. Bị hại là ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Yên Bái có 1 luật sư bào chữa.
Thẩm phán Đỗ Thu Hương, chủ tọa phiên tòa, 2 Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại toà là bà Lê Thu Hằng và ông Hoàng Anh Huấn. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 1 ngày, nếu diễn biến phiên tòa phức tạp và có nhiều tình tiết mới thì sẽ kéo dài sang ngày hôm sau.
Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng TP Yên Bái, bị cáo Lê Duy Phong, (sinh năm 1985, tại Thanh Hoá), nguyên Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng nghề làm báo để cưỡng đoạt 200 triệu đồng của ông Vũ Xuân Sáng – Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Yên Bái và cưỡng đoạt 50 triệu đồng của ông Hoàng Trung Thực, người của công ty Hợp Thành Phát có trụ sở đóng tại TP Yên Bái.
Cơ quan quan tố tụng cáo buộc, vào các ngày 16/6/2017 và 22/6/2017, tại phòng làm việc của ông Vũ Xuân Sáng, Duy Phong với danh nghĩa là Trưởng ban Bạn đọc, báo Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng quyền hạn của nhà báo và dùng lời nói đe doạ, uy hiếp về tinh thần để chiếm đoạt của ông Sáng số tiền 200 triệu đồng, chiếm đoạt của ông Hoàn Trung Thực số tiền 50 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu cựu nhà báo Lê Duy Phong khai nhận, đã dùng số tiền 200 triệu đồng cưỡng đoạt được của ông Sáng và chia cho 26 phóng viên, nhà báo và chi phí khác. Còn lại số tiền 70 triệu đồng, cựu nhà báo này gửi vào tài khoản ngân hàng của mình.
Sau khi Phong khai chi tiền cho 26 phóng viên, nhà báo, cơ quan điều tra đã triệu tập 26 phóng viên, nhà báo để làm việc, trong đó có 25 phóng viên, nhà báo khai không nhận tiền của Lê Duy Phong; chỉ có duy nhất một phóng viên khai, Lê Duy Phong có đưa một phong bì 300 nghìn đồng tiền đám hiếu.
Quá trình điều tra, Lê Duy Phong đã thay đổi nội dung khai báo, theo đó Phong khai nhận đã tiêu xài hết số tiền 200 triệu đồng chiếm đoạt được của ông Sáng mà không chia cho các phóng viên, nhà báo nào.
Bữa ăn trưa và gói tiền 50 triệu đồng chi cho nhà báo
Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, sau khi cưỡng đoạt được số tiền 200 triệu đồng của ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kê hoạch – Đầu tư tỉnh Yên Bái, ngày 22/6/2017, công an thành phố Yên Bái đã phát hiện bắt quả tang Lê Duy Phong đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của ông Hoàng Trung Thực, người góp vốn làm ăn với Công ty Hợp Thành Phát, có trụ sở đóng tại TP Yên Bái, do ông Đặng Trần Chí làm Giám đốc.
Lê Duy Phong bị bắt quả tang khi nhận số tiền 50 triệu đồng từ tay ông Thực, người của công ty Hợp Thành Phát do ông Đặng Trần Chí đứng tên Giám đốc công ty.
Cụ thể, ngày 21/6/2017, Lê Duy Phong điều khiển xe ô tô xuất phát từ Hà Nội lên TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đi cùng với Phong còn có một người phụ nữ khác.
Sáng ngày 22/6/2017, Phong liên lạc với Đỗ Viết Công là bạn học cũ hiện đang công tác tại Đài phát thanh truyền hình tỉnh Yên Bái và hẹn gặp uống nước tại quán cà phê.
Trong khi uống nước, Công mời Phong ăn cơm trưa và Phong đồng ý. Sau đó Phong đi đón bạn gái, đến khoảng 11h cùng ngày thì đi ăn cơm với Công ở nhà hàng.
Khi Phong và bạn gái cùng Công ngồi vào trong phòng ăn được khoảng 20 phút thì ông Hoàng Trung Thực, đại diện của Cty Hợp Thành Phát được Công mời ra cùng ngồi ăn cơm.
Trong khi ăn uống, nói chuyện, ông Thực giới thiệu mình đang góp vốn kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại vận tải Hợp Thành Phát ở thành phố Yên Bái do ông Đặng Trần Chí làm giám đốc. Còn Công giới thiệu bạn mình là Lê Duy Phong, hiện là Trưởng Ban bạn đọc của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Phong nói với ông Thực mình là tác giả bài báo “tướng công an Yên Bái phủ nhận sở hữu biệt thự lớn trên khu đất hơn 10.000m2″ đăng ngày 19/6/2017.
Bài báo này có đề cập và đăng hình ảnh doanh nghiệp Hợp Thành Phát nơi ông Thực góp vốn kinh doanh. Phong nói hiện đang tiếp tục tìm hiểu để viết bài về hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái trong đó có doanh nghiệp mà ông Thực có vốn.
Ông Thực lo sợ nếu doanh nghiệp nơi ông góp vốn tiếp tục bị viết bài trên báo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và hoạt động kinh doanh nên ông Thực xin Phong không viết bài về doanh nghiệp của mình góp vốn, Phong nói: “Sức mạnh của truyền thông các ông không chịu được đâu. Việc này không giải quyết bằng tình cảm được”.
Lo sợ Phong sẽ viết bài gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp nên ông Thực đã lấy ra số tiền 50 triệu đồng mang theo người đi đến gần chỗ Phong ngồi và nói: “Anh có 50 triệu đồng gửi chú, chú tạo điều kiện cho anh”.
Nói xong ông Thực đút tiền vào túi quần trái của Phong. Phong đồng ý nhận số tiền trên rồi cùng mọi người tiếp tục ăn uống, liền ngay sau đó bị Công an thành phố Yên Bái bắt quả tang cùng với số tiền 50 triệu đồng.
Về trách nhiệm dân sự, ông Vũ Xuân Sáng và ông Hoàng Trung Thực đề nghị Lê Duy Phong trả lại số tiền mà bị cáo Phong đã chiếm đoạt. Trong giai đoạn truy tố, gia đình Lê Duy Phong đã bồi thường cho ông Vũ Xuân Sáng số tiền 200 triệu đồng…
Từ những bằng chứng và tình tiết trên, cơ quan tố tụng buộc tội cựu nhà báo Lê Duy Phong đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.
Hồng Ngân
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: Nhỏ to gì cũng phải giữ lại đất công!
"Nhỏ to gì cũng phải giữ lại tất cả các đất công để tập trung đầu tư xây dựng trường học; cơ sở y tế; dịch vụ công cộng như siêu thị mini, rạp chiếu phim; thiết chế văn hóa như công viên, vườn hoa" - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chỉ đạo.
Sáng nay 1/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc với Quận ủy Thanh Khê cũng các sở, ban, ngành về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chủ trì buổi làm việc tại Quận ủy Quận Thanh Khê sáng 1/3
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cùng nhận định quận Thanh Khê "đất chật người đông". Quỹ đất để phát triển trên địa bàn quận, cũng như để đầu tư mở rộng trường học, cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu địa bàn có mật độ dân cư lớn như thế gần như không còn. Theo đó, có nhiều ý kiến đóng góp phương án phát triển quỹ đất.
Ông Vũ Quang Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng đề xuất giải pháp đô thị nén; di dời các cơ sở sản xuất như nhà máy dệt 29/3, trường cao đẳng. Ông Hùng cũng nhắc lại ý tưởng lấn biển ven đường Nguyễn Tất Thành; tuy nhiên, cần có các hội thảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ông Trương Quang Nam - Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi Trường cho rằng: "Hiện nay việc bỏ không khai thác phát triển dịch vụ du lịch ở các bãi biển trên đường Nguyễn Tất Thành là rất lãng phí. Có người nói đùa bãi biển ở đây chủ yếu bán nước mía với cá vụn, mà thật".
Ông Nam đề xuất hai phương án mở rộng bãi biển ven đường Nguyễn Tất Thành để phát triển dịch vụ du lịch ở địa phương. Một là di dời đường Nguyễn Tất Thành nhưng phương án này kinh phí rất lớn. Hai là phương án lấn biển như ông Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng nói trên.
Góp ý phương án lấn biển, ông Trần Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư nói ở nhiều nước người ta khai thác vịnh biển kiểu như vịnh biển Thuận Phước ở Đà Nẵng rất hiệu quả; nhưng họ không lấn biển, mà đầu tư thành một quần thể tựa vào biển như vịnh Manila ở Philippines rất đẹp.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kết luận: "Khoan nói đến câu chuyện có quỹ đất để làm gì. Trước mắt, với mật độ dân cư dày đặc trên địa bàn quận như thế, nhu cầu về các dịch vụ y tế, trường học, các thiết chế văn hóa đang hết sức cần thiết. Nhỏ to gì cũng phải giữ lại tất cả các đất công để tập trung đầu tư xây dựng trường học; cơ sở y tế; dịch vụ công cộng như siêu thị mini, rạp chiếu phim; thiết chế văn hóa như công viên, vườn hoa".
Đối với vấn đề quản lý và phát triển đô thị, ông Nghĩa đề nghị Sở Xây dựng và các ban, ngành khác hết sức quan tâm về chủ trương phát triển một số dự án. Một là những dự án nhà ở cao tầng chưa cấp phép xây dựng là phải dừng lại hết. Không có các dự án nhà ở cao tầng ở hai quận Thanh Khê và cả quận Hải Châu là hai quận trung tâm của thành phố nữa. Không thể tùy tiện cấp phép xây dựng để một số hiện trạng như nhà ở quận Hải Châu có diện tích đất nền bé tí tẹo nhưng quá nhiều tầng. Để dành quỹ đất lại, và có kêu gọi đầu tư thì đầu tư vào phát triển dịch vụ.
Bí thư Đà Nẵng cũng nêu quan điểm về giải pháp đô thị nén: "Đề án đô thị nén là cần thiết nhưng chỉ làm đô thị nén khi hạ tầng hoàn hảo, tối thiểu là 10 năm nữa, chứ bây giờ như thế này mà cứ nhồi thì dân sao mà chịu nổi".
Tâm An
Theo Dantri
Ông Lê Phước Hoài Bảo từng được lãnh đạo chủ chốt của tỉnh tín nhiệm cao UBND tỉnh Quang Nam từng khẳng định việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (con trai nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam - Lê Phước Thanh) làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam là đúng quy định; ông Lê Phước Hoài Bảo đảm bảo cả về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và các điều...