Cứu người đàn ông 10 năm trời bị động kinh bằng liệu pháp lần đầu thực hiện
Theo các bác sĩ, phẫu thuật điều trị động kinh dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên nước ta đã có những thành công ban đầu.
Ngày 6/10, đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, các bác sĩ nơi đây vừa thực hiện ca phẫu thuật thị phạm đầu tiên về điều trị động kinh bằng liệu pháp kích thích não sâu DBS.
Bệnh nhân là anh V.H. (42 tuổi, quê Nghệ An). Người bệnh có triệu chứng động kinh hơn 10 năm nay, đang điều trị bằng hai loại thuốc chống co giật với liều tối đa. Tuy nhiên, mỗi tháng anh vẫn chịu 3-4 cơn co giật cục bộ toàn thể hóa.
Người bệnh đã được chụp cộng hưởng từ sọ não, kiểm tra điện não liên tục 48 giờ, ghi nhận sóng động kinh khởi phát ở vùng trán và thái dương hai bên. Anh H. có chỉ định phẫu thuật đặt điện cực não sâu vào vùng nhân trước thị (ANT) để điều trị động kinh, bằng đường tiếp cận qua não thất.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi ứng dụng thực tế phương pháp phẫu thuật đặt điện cực não sâu để điều trị động kinh”, đại diện bệnh viện nói.
Video đang HOT
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng liệu pháp kích thích não sâu DBS (Ảnh: BV).
Theo Phó giáo sư Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, liệu pháp kích thích não sâu (DBS) là một phương pháp mới và hiệu quả, đặc biệt cho những người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
DBS đã được chứng minh là có thể giảm co giật đáng kể (giảm 75% tần suất co giật sau 7 năm điều trị, 20% người bệnh không còn co giật trong ít nhất 6 tháng).
Giáo sư Tak Lap Poon, Chủ tịch Hiệp hội Động kinh Hồng Kông (Trung Quốc) chia sẻ, DBS là một trong những phương pháp điều trị mang tính đột phá nhất trong y học thần kinh hiện đại, được châu Âu phê duyệt cho điều trị động kinh từ đầu những năm 2010, và FDA phê duyệt năm 2018.
Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng để điều trị các bệnh như Parkinson và ALS.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phan Thanh Tú, khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, DBS là phương pháp mới với nhiều hứa hẹn, ít xâm lấn và hiệu quả cao. Phẫu thuật điều trị động kinh dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, nước ta đã có những thành công ban đầu.
Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người bệnh có triệu chứng co giật cần được theo dõi và chăm sóc y tế sớm. Người dân nên đến các bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao để được khám, đánh giá, tư vấn và điều trị phù hợp.
“Điều trị sớm các bệnh lý động kinh giúp chữa lành bệnh và cải thiện chức năng sống của người bệnh”, bác sĩ chia sẻ.
Đắk Lắk ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2024 là một bệnh nhân nam 20 tuổi, trú tại xã Krông Jing, huyện M'Đrắk.
Ngày 10/5, CDC Đắk Lắk cho biết, bệnh nhân được chuẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, ngày 18/4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, mệt. Ngày 20/4, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk, đến ngày 23/4/, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Ngày 25/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều trị, và đến ngày 9/5, kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Muỗi đốt là một trong những đường truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường... ở một nửa số bệnh nhân sống sót. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường gặp là sốt, đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh. Những trường hợp bệnh nặng có thể có các biểu hiện co giật, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.
Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vaccine phòng bệnh. Đặc biệt, đối với trẻ em khi đã đủ tuổi thì tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hữu hiệu nhất.
Học sinh ở Kiên Giang bị dao quăng trúng đầu Sau giờ thể dục ở trường, em V. (học sinh Trường THCS và THPT Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, Kiên Giang) ngồi nghỉ thì bất ngờ bị dao quăng trúng đầu. Rất may em được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên sức khỏe hiện ổn định. Em V. đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang -...