Cựu nghị sĩ Myanmar thành lập ‘lực lượng bảo vệ nhân dân’
Các nhà lập pháp bị lật đổ ở Myanmar tuyên bố thành lập “lực lượng bảo vệ nhân dân” để ngăn cảnh sát và quân đội có hành vi bạo lực với người biểu tình.
Nhóm các nhà lập pháp bị lật đổ tự xưng là “Chính quyền Thống nhất Quốc gia” (NUG) đang hoạt động ngầm để chống lại chính quyền quân sự Myanmar. Họ hôm nay ra tuyên bố thành lập “lực lượng bảo vệ nhân dân” để đối phó với “các cuộc tấn công quân sự và bạo lực của hội đồng quản lý nhà nước nhằm vào dân thường”.
Người biểu tình chống đảo chính đốt xe máy tại Myanmar ngày 2/5. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
NUG cho biết trong một tuyên bố rằng tổ chức này sẽ là tiền thân của “Đội quân Liên bang” – ý tưởng kết hợp những người chống đảo chính cùng với các phiến quân dân tộc thiểu số thành một đội quân. Một số người trong phong trào chống đảo chính đã kêu gọi các nhóm vũ trang nổi dậy tại Myanmar liên kết để chống lại những người lính được đào tạo bài bản của quân đội.
Tuy nhiên, NUG không cung cấp chi tiết về cách lực lượng mới được tổ chức, trang bị vũ khí hay sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu như thế nào.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, khiến biểu tình chống đảo chính diễn ra gần như hàng ngày. Lực lượng an ninh đã giết gần 770 người khi giải tán đám đông biểu tình, theo nhóm giám sát địa phương Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP). Tuy nhiên, chính quyền quân sự bác bỏ, cho rằng số thương vong thấp hơn, đồng thời nói 24 cảnh sát và binh sĩ đã chết trong các cuộc biểu tình.
Các lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar muốn họp ASEAN
Một nhóm các nhà lập pháp từ đảng bị lật đổ của Suu Kyi kêu gọi lãnh đạo Đông Nam Á mời tham gia đàm phán giải quyết khủng hoảng.
Moe Zaw Oo, người nhận là thứ trưởng ngoại giao của "chính phủ đoàn kết dân tộc" (NUG), cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không liên hệ với họ. NUG thành lập hôm 16/4 bởi các nhà lập pháp bị lật đổ chủ yếu xuất thân từ đảng của Cố vấn Quốc gia Aung San Suu Kyi, cũng như một số chính trị gia các nhóm dân tộc thiểu số.
"Nếu ASEAN muốn giúp đỡ giải quyết tình hình Myanmar, họ sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì nếu không tham vấn và đàm phán với NUG, tổ chức được nhân dân ủng hộ và mang tính hợp pháp đầy đủ", ông nói hôm nay.
Moe Zaw Oo kêu gọi quốc tế công nhận NUG, đề nghị ASEAN mời họ dự họp. "Điều quan trọng là không được công nhận chính quyền quân sự này. Cần xử lý cẩn thận", ông bày tỏ.
Người dân bày tỏ ủng hộ NUG tại Yangon hôm nay. Ảnh: Reuters
Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, dự kiến tham gia hội nghị cấp cao ASEAN về tình hình Myanmar tại Jakarta tuần tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Min Aung Hlaing tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng 2.
Việc ông Min Aung Hlaing tới cuộc họp của 10 quốc gia Đông Nam Á vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động Myanmar, những người kêu gọi giới lãnh đạo nước ngoài không công nhận chính quyền quân sự.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ sau cuộc đảo chính. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra khắp đất nước hôm nay, khi người biểu tình tập trung ở Mandalay, Meiktila, Magway và Myingyan, thể hiện sự ủng hộ với NUG.
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
Ám ảnh bức hình nữ sinh viên Myanmar tử vong do bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình Khi tham gia biểu tình phản đối quân đội Myanmar làm đảo chính lật đổ chính quyền dân sự, nữ sinh viên đại học này đã bị bắn trúng đầu và tử vong. Loạt biểu tình rúng động Myanmar những ngày qua đã được các hãng thông tấn hàng đầu thế giới phản ánh. Người dân Myanmar viếng, khóc thương bên thi hài...