Cựu kỹ sư Apple tiết lộ sự khởi đầu đặc biệt của chip M1 cách đây 10 năm và lý do vì sao nó sở hữu sức mạnh lớn đến vậy
Một cú nhìn rất xa đến từ vị trí của Apple.
Những chiếc máy tính Mac đầu tiên trang bị chip M1 của Apple đã ra mắt thành công rực rỡ, hứa hẹn sẽ làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Thành công của con chip M1 không đến trong một sớm một chiều, mà phải trải qua một chặng đường phát triển rất dài và đầy gian nan. Nó cũng chứng minh tầm nhìn rất xa của Apple.
Một cựu kỹ sư của Apple đã chia sẻ những bí mật thú vị về dự án phát triển con chip M1, và cũng giải thích lý do vì sao con chip này lại sở hữu sức mạnh lớn đến như vậy.
Chủ đề bàn luận bắt đầu từ một bài viết trên Twitter, cho rằng chip M1 có hiệu năng ấn tượng nhờ bộ nhớ đệm chứ không phải vì kiến trúc ARM. Cựu kỹ sư Shac Ron của Apple đã không đồng ý với quan điểm đó.
Shac Ron cho rằng quan điểm này là sai, vì chính Apple là người đã giúp ARM có được sức mạnh ngày hôm nay, trước cả khi ARM biết điều đó. Apple đã đi trước công nghệ thế giới bằng cách tiết lộ dự án chip ARM 64-bit đầu tiên, được phát triển vào năm 2010.
Video đang HOT
Đến năm 2013, con chip A7 này được ra mắt. Cũng có nghĩa rằng ARM64 được Apple cho ra đời trước khi ARM bán thiết kế lõi của mình cho các bên thứ 3. Khi đó, ARM vẫn còn đang gửi thiết kế của mình đến cho khách hàng để nhận phản hồi.
Chính Apple đã yêu cầu ARM thiết kế lại kiến trúc tập lệnh tùy chỉnh ISA để phục vụ cho mục đích của mình. Và sau đó, Apple cho ra mắt con chip A7 dựa trên kiến trúc ARM 64-bit đầu tiên trên thế giới. Vì vậy nếu không có Apple, thì đã không có kiến trúc ARM mạnh mẽ như ngày nay.
Đi sâu vào chi tiết kỹ thuật, Shac Ron cho biết đặt cược của Apple vào việc phát triển kiến trúc ARM là “siêu rộng với tốc độ xung nhịp thấp”. Đó là cách Apple phát triển những con chip của mình với ngày càng có nhiều lõi hơn và bắt đầu với xung nhịp thấp (tăng dần theo thời gian).
A7 có 2 lõi và tốc độ xung nhịp 1.3GHz, bây giờ A14 có CPU 6 lõi và tốc độ xung nhịp 2.99Ghz. Trong khi đó, chip M1 có 8 lõi và tốc độ xung nhịp 3.2Ghz.
Apple đã sử dụng kiến trúc siêu cực OoO (Out-of-Order) cao, tận dụng số lượng bóng bán dẫn ngày càng tăng của những con chip xử lý. Để làm được điều này, cần phải có kiến trúc tập lệnh tùy chỉnh ISA do Apple yêu cầu thiết kế vào năm 2010. Cho đến nay, nó đã phát huy tác dụng khi có thể vận dụng hết sức mạnh của 16 tỷ bóng bán dẫn trên chip M1.
Tóm lại, cựu kỹ sư Shac Ron tin rằng thành công hiện nay của chip M1 không phải là nhờ có ARM ISA, mà chính là nhờ tầm nhìn của Apple từ năm 2010 để có thể tạo ra kiến trúc này, thì mới có được sức mạnh như chip M1 ngày nay. Và vì vậy mà ARM cũng phải thầm cảm ơn Apple.
Sau Apple, Microsoft cũng sẽ phát triển chip máy tính của riêng mình
Một tin không vui cho Intel, khi nhiều khả năng Microsoft cũng sẽ nói lời "chia tay" với hãng chip này để sử dụng sản phẩm do chính hãng phát triển trên các mẫu máy tính Surface.
Tháng 11 vừa qua, Apple đã giới thiệu chip M1 do chính hãng phát triển, dựa trên kiến trúc ARM và sử dụng cho các mẫu máy tính Mac của Apple. Nhiều khả năng, Microsoft cũng sẽ có động thái tương tự.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời các nguồn tin thân cận của Microsoft cho biết, "gã khổng lồ phần mềm" đang phát triển chip máy tính mới, dựa trên kiến trúc ARM, để sử dụng cho các mẫu máy tính mang thương hiệu Surface,cũng như các loại máy chủ đang chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft.
Microsoft được cho là đang phát triển chip của riêng mình, dựa trên cấu trúc ARM
Nguồn tin của Bloomberg không nói rõ lý do Microsoft phát triển chip dựa trên kiến trúc ARM, thay vì tiếp tục sử dụng chip của Intel, nhưng nhiều khả năng chính các ưu điểm của kiến trúc ARM, như tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ kết nối tốt hơn..., là lý do.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Microsoft phát triển chip dựa trên kiến trúc ARM. Năm ngoái, Microsoft đã hợp tác với hãng chip Qualcomm để phát triển chip SQ1 sử dụng trên chiếc máy tính bảng Surface Pro X. Theo đánh giá của nhiều trang công nghệ, chip SQ1 cho hiệu suất tốt và tiết kiệm năng lượng, giúp kéo dài thời lượng pin trên sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của chip SQ1 là không hỗ trợ các phần mềm truyền thống của Windows, mà chỉ có thể chạy các ứng dụng xây dựng cho chip ARM hoặc chạy các phần mềm truyền thống dưới dạng giả lập, khiến cho tốc độ chạy các phần mềm bị ảnh hưởng.
Nếu thực sự quyết tâm trong việc phát triển chip sử dụng kiến trúc ARM của riêng mình, thì Microsoft sẽ phải tìm ra giải pháp để giúp máy tính chạy được các phần mềm phổ biến của Windows, giống như cách mà Apple đang làm với chip M1 hiện nay.
Nếu thông tin của Bloomberg là chính xác, thì đây là một tin không vui với Intel, khi mà cả Apple lẫn Microsoft đều lần lượt "chia tay" hãng chip này để sử dụng chip "cây nhà lá vườn", khiến Intel mất đi hai khách hàng lớn và quan trọng.
Hiện Microsoft vẫn chưa đưa ra bình luận gì về thông tin hãng sẽ phát triển chip của riêng mình.
Smartphone Lumia cài Windows 10 ARM có thể chạy được cả Photoshop Bộ vi xử lý di động dựa trên kiến trúc của ARM đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là sau khi Apple ra mắt những chiếc máy tính Mac đầu tiên trang bị chip M1 dựa trên ARM. Bộ vi xử lý di động dựa trên kiến trúc của ARM đang thu hút được rất nhiều sự quan...