Cựu kỹ sư Apple nhận tội đánh cắp bí mật thương mại xe hơi
Xiaolang Zhang, cựu kỹ sư Apple bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến bộ phận xe hơi của hãng, đã nhận tội hôm 22/8.
Tại tòa án liên bang San Jose (Mỹ) ngày 22/8, Xiaolang Zhang đã nhận tội. Zhang đối mặt mức án cao nhất 10 năm tù giam và khoản phạt 250.000 USD với tội danh đánh cắp bí mật thương mại. Bản án cuối cùng sẽ được tuyên vào tháng 11.
Trước đó, Zhang bị cáo buộc tải trái phép các tập tin nội bộ của Apple về dự án xe hơi. Cụ thể, nó là tài liệu 25 trang bao gồm bản vẽ kỹ thuật của bảng mạch cho xe tự lái. Zhang cũng bị cáo buộc lấy đi các tập tin PDF và tài liệu hướng dẫn tham khảo mô tả các nguyên mẫu và yêu cầu nguyên mẫu của “táo khuyết”.
Trụ sở phi thuyền của Apple tại Cupertino, California (Mỹ). (Ảnh: Getty Images)
Video đang HOT
Nhân viên liên bang bắt giữ Zhang tháng 7/2018 tại sân bay San Jose, nơi Zhang định bay tới Trung Quốc. Theo hồ sơ bắt giữ của FBI và văn phòng công tố viên, Zhang làm việc cho Apple từ năm 2015, công việc gần nhất là kỹ sư phần cứng trong nhóm xe tự lái.
Vụ bắt giữ đã hé lộ phần nào về sự bí mật của Apple mà cho đến nay công ty vẫn chưa thừa nhận: Đó là họ đang phát triển các phương tiện lái tự động. Trong tài liệu bắt giữ năm 2018, một đặc vụ FBI cho biết, Apple có khoảng 5.000 nhân viên biết về dự án và khoảng 2.700 nhân viên “cốt cán” có thể truy cập tài liệu và cơ sở dữ liệu dự án.
Apple dùng phần mềm nội bộ để theo dõi nhân viên nào được biết về dự án nào và được yêu cầu tham gia các buổi đào tạo bí mật trực tiếp. Zhang làm cho nhóm Compute của dự án xe tự lái, chuyên thiết kế và thử nghiệm các bảng mạch cho cảm biến. Bản vẽ thiết kế bảng mạch nằm trong số các bí mật thương mại giá trị nhất trong ngành công nghiệp điện tử.
Apple bắt đầu nghi ngờ Zhang đánh cắp bí mật thương mại sau khi dùng kỳ nghỉ thai sản để về Trung Quốc. Khi quay lại công ty, Zhang nộp đơn từ chức vì nói rằng muốn quay lại Trung Quốc để chăm sóc mẹ. Zhang tiết lộ ý định làm việc cho Xmotors, một công ty xe điện hàng đầu nước này. Quyền truy cập vào mạng lưới của Apple của Zhang bị cắt.
Một cuộc điều tra cho thấy Zhang đã tải về các tài liệu và thông tin từ cơ sở dữ liệu Apple, theo đơn kiện. Camera trong công ty thậm chí còn ghi lại được cảnh Zhang vào phòng thí nghiệm và tháo phần cứng – sau này xác định là bảng mạch và một máy chủ Linux.
Cựu nhân viên khác của Apple là Jizhong Chen cũng đối mặt với tội danh đánh cắp bí mật thương mại từ bộ phận xe điện đầu năm 2019. Trong vụ đó, Chen – một công dân Mỹ – cũng dự định bay đến Trung Quốc. Chen chưa nhận tội và thuê cùng một luật sư với Zhang, chưa định ngày xét xử.
Trận chiến giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu được dự đoán khốc liệt
Các chuyên gia dự đoán 'cuộc chiến khốc liệt' giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu sẽ xảy ra trong bối cảnh 'táo khuyết" bị nghi ngờ thêu dệt các tuyên bố bảo mật, quyền riêng tư vì mục đích thương mại.
Các chuyên gia về chính sách cạnh tranh đã gặp nhau tại hội thảo Dữ liệu, Công nghệ và Phân tích 2022 tuần trước do Cục Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) tổ chức.
Trước đó vài tuần, CMA công bố báo cáo về hệ sinh thái di động của Apple và Google, chỉ ra hai "ông lớn" này tạo thế "lưỡng quyền" trên hệ sinh thái di động, cho phép họ kiểm soát thị trường đối với hệ điều hành, chợ ứng dụng, trình duyệt web.
Theo CMA, nếu không có sự can thiệp, cả hai có khả năng duy trì và thậm chí củng cố gọng kìm của họ với lĩnh vực công nghệ, từ đó cản trở cạnh tranh và hạn chế động lực của các nhà đổi mới. CMA đang muốn thông qua các quy trình pháp lý để "khắc phục" các giới hạn của Apple về trình duyệt di động trên iOS và game đám mây trên App Store.
Đại diện cho Apple tham gia hội thảo là Giám đốc Quyền riêng tư Jane Harvath. Bà thảo luận về tầm quan trọng của quyền riêng tư trong bối cảnh cạnh tranh, dẫn các ví dụ cho thấy quyền riêng tư được ưu tiên như thế nào khi công ty phát triển ứng dụng Health và Apple Watch, cũng như hành trình ra đời của tính năng minh bạch theo dõi quảng cáo (App Tracking Transparency).
Giáo sư Luật cạnh tranh Damien Geradin đến từ Đại học Tilburg trao đổi về sự cân bằng và hiểu biết cần có khi thi hành luật cạnh tranh. Liên hệ đến nghiên cứu gần đây của CMA, ông cho rằng Apple thường dùng quyền riêng tư và bảo mật làm cái cớ biện minh cho tình trạng hiện nay và chống lại sự can thiệp của quy định, ngay cả khi cần thiết.
Ông giải thích các công ty có quyền bảo vệ chất lượng nền tảng của mình, song có thể "vượt lằn ranh" khi có xung đột lợi ích. Ông kết luận, nhà chức trách cần phải "phân biệt giữa các tuyên bố bảo mật và quyền riêng tư hợp pháp với các tuyên bố khoa trương".
Ông còn đưa ra các dự đoán về tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà chức trách trong các năm tiếp theo khi cơ quan quản lý khắp thế giới chuẩn bị thực thi các quy định chưa từng có đối với các hãng công nghệ lớn. Ông nghi ngờ việc có sự hợp tác hòa thuận giữa nhà chức trách và công ty. Ông gọi đây là "cuộc chiến khốc liệt".
Chính phủ toàn cầu, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, ngày một để ý đến hệ sinh thái của Apple hơn. Họ muốn khám phá các yêu cầu xoay quanh những vấn đề cạnh trạnh như chính sách chợ ứng dụng, tải ứng dụng, tính liên thông...
Cảnh báo chiêu lừa đánh cắp tài khoản ngân hàng, giăng bẫy tinh vi bằng iPhone 13 Các đối tượng lừa đảo đã giăng ra "cái bẫy" hết sức hấp dẫn bằng iPhone 13, khiến nhiều người "tự nguyện" rơi vào tròng. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội diễn ra phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Số lượng nạn nhân "sập bẫy" cũng gia...