Cựu hiệu trưởng và thuộc cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa lĩnh án
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cựu Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa cùng 2 thuộc cấp lĩnh án tù.
Ngày 26/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với các bị cáo Nguyễn Văn Hùng, cựu Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa; Nguyễn Giang Quân, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch và Lê Đình Đặng, Kế toán nhà trường.
Theo cáo trạng, từ năm 2017 đến năm 2019, với vai trò là hiệu trưởng, bị cáo Nguyễn Văn Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo Nguyễn Giang Quân và Lê Đình Đặng lập khống danh sách học sinh đã bỏ học, có quyết định xóa tên để đề nghị quyết toán tiền cấp bù, miễn giảm học phí, tiền chi theo định mức cho học sinh, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 6,6 tỷ đồng.
Toàn cảnh phiên xét xử (Ảnh: Đỗ Đức).
Toàn bộ số tiền trên được chi cho các hoạt động chung của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa. Quá trình điều tra, các bị cáo và đơn vị liên quan đã nộp lại toàn bộ số tiền.
Video đang HOT
Trong vụ án, cựu Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng được xác định đóng vai trò chính. Đóng vai trò thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Nguyễn Giang Quân, Lê Đình Đặng.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hùng 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Giang Quân 5 năm tù, Lê Đình Đặng 3 năm tù.
Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên: "Dịch COVID-19 là cơ hội để bị cáo kiếm thêm thu nhập"
Sáng 24/12, trả lời Hội đồng xét xử về hành vi phạm tội của mình trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) đang xét xử sơ thẩm, bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) cho biết, "Dịch COVID-19 là cơ hội để bị cáo kiếm thêm thu nhập".
Ngay sau khi đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa công bố bản cáo trạng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu lực lượng cảnh sát cách ly bị án Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa) ra khỏi phòng xử án để tiến hành thẩm vấn các bị cáo khác.
Được thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Trần Tùng trình bày, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp nhận công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước bằng hình thức tự trả phí cách ly y tế tại khách sạn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các kế hoạch đảm bảo y tế phòng chống dịch bệnh COVID-19 và giao Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên là đầu mối tổng hợp danh sách, hồ sơ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cho người nước ngoài nhập cảnh...
Bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên).
Bị cáo Tùng thừa nhận, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly tại tỉnh Thái Nguyên.
Với sự giúp sức của bị cáo Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt), bị cáo Tùng đã tự nâng giá "combo" của hành khách có nhu cầu hồi hương trong các chuyến bay giải cứu, qua đó trục lợi cá nhân với việc nhận hối lộ hơn 4,4 tỷ đồng của bị án Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh (đã bị xét xử trong giai đoạn 1).
Ngoài ra, bị cáo Tùng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm trái công vụ trong việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện 7 chuyến bay khác để hưởng lợi số tiền 3,2 tỷ đồng.
Lý giải về hành vi nhận hối lộ số tiền lớn, bị cáo Tùng cho biết: "Dịch COVID-19 là cơ hội để bị cáo kiếm thêm thu nhập"...
Đến nay, bị cáo Tùng và gia đình đã nộp 5 tỷ 700 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Văn Văn (cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) và bị cáo Lê Ngọc Tường (cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) cũng đều thực nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng đã xác định.
Hai bị cáo Văn và Tường bị cáo buộc đã trục lợi khi thực hiện theo đề nghị của Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công ty Blue Sky (đã bị phạt tù trong giai đoạn 1 của vụ án) trong việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam ban hành chủ trương chấp thuận tiếp nhận công dân về cách ly y tế tại Quảng Nam cho Công ty Blue Sky.
Từ tháng 5/2021 đến tháng 1/2022, Văn và Tường đã phối hợp tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam tiếp nhận công dân Việt Nam về nước trên 56 chuyến bay do Hằng thực hiện đến cách ly y tế tại tỉnh Quảng Nam. Do đó, Hằng đã đưa hối lộ 5 lần với tổng số tiền 450 triệu đồng cho Văn và đưa hối lộ 4 lần với tổng số tiền 400 triệu đồng cho Tường.
Trình bày trước tòa, hai bị cáo Văn và Tường đều ý thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Hai bị cáo đã có ý thức nộp lại số tiền hưởng lợi trái pháp luật để khắc phục hậu quả vụ án.
Trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Lê Thị Phượng (cựu chuyên Phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương) cho biết, thời điểm được giao là đầu mối tiếp nhận các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID -19 tại tỉnh Hải Dương, bị cáo Phượng đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thỏa thuận nhận hối lộ 650 triệu đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Hải Dương ban hành 2 công văn chấp thuận cách ly y tế cho Công ty Sora và Công ty Biển Bạc.
Bị cáo Phượng cũng nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo Phượng đã nộp 210 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Tại phiên tòa này, bị cáo Phượng xin nộp nốt số tiền hưởng lợi trái pháp luật để mong Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Khai báo trước tòa, các bị cáo khác cũng đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. Các bị cáo cho biết, họ đều nhận thức được sai phạm của mình và chủ động nộp tiền để khắc phục hậu quả của vụ án.
Mở rộng điều tra vụ án tại Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất, loạt cán bộ bị khởi tố thêm tội danh Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" đối với một số đối...