Cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô: Nếu không cấp bằng giả sẽ bị đuổi việc
Cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô nói rằng việc cấp bằng giả là chủ trương của ông Trần Khắc Hùng (chủ tịch HĐQT), bị cáo là hiệu trưởng nếu không làm theo chỉ đạo sẽ bị đuổi việc.
Bị cáo Dương Văn Hòa, cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô – Ảnh: DANH TRỌNG
Sáng 23-12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đại học (ĐH) Đông Đô cấp hàng trăm văn bằng 2 tiếng Anh và chứng nhận giả để thu lợi trên 7 tỉ đồng tiếp tục phần thẩm vấn.
Là người đầu tiên trả lời xét hỏi, bị cáo Dương Văn Hòa, cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô, thừa nhận hành vi phạm tội.
Bị cáo Hòa khai: hội đồng quản trị (HĐQT) của ĐH Đông Đô gồm 7 thành viên, trong đó ông Trần Khắc Hùng (hiện đang bỏ trốn) là chủ tịch HĐQT. Theo ông Hòa, trường Đông Đô là sở hữu của ông Trần Khắc Hùng, các ban bệ được lập ra chỉ cho đầy đủ.
Bị cáo cho biết mình là thành viên HĐQT của trường nhưng không góp vốn. Với chức trách hiệu trưởng, bị cáo chỉ quản lý hành chính đối với trường và thực hiện nhiệm vụ mà ông Trần Khắc Hùng giao.
“Ngoài ra còn nhiệm vụ gì nữa không?”, chủ tọa truy vấn. Ông Hòa im lặng, chủ tọa liền nói: “Còn phải chấp hành đúng các quy định pháp luật nữa”.
Video đang HOT
Bị cáo Hòa nói chủ trương đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh từ cuối năm 2017, đầu năm 2018, do ông Trần Khắc Hùng quyết định. Tuy nhiên, ông Hùng không họp HĐQT và ban lãnh đạo trường mà trực tiếp chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện. Việc đào tạo này là không hợp pháp, không đúng quy trình đào tạo, chưa được Bộ GD-ĐT đồng ý cấp phép.
Về chủ trương cấp bằng giả, bị cáo có biết nhưng không chỉ đạo cấp dưới, mà ông Hùng trực tiếp chỉ đạo. Khi các viện của trường đã thực hiện đầy đủ các quy trình này thì theo đúng phân công của ông Hùng, bị cáo ký các bằng này và đóng dấu. Các bị cáo khác chịu trách nhiệm hợp pháp hóa và phát hành bằng.
Về quy chuẩn tốt nghiệp văn bằng 2 tiếng Anh, bị cáo Hòa thừa nhận gồm 3 tiêu chuẩn: đã tốt nghiệp văn bằng 1, có nhu cầu và nộp hồ sơ, phải nộp tiền (thấp nhất là 29 triệu, cao nhất là 35 triệu đồng).
“Hành vi của bị cáo là sai nhưng có yếu tố khách quan là chịu sự chỉ đạo của Trần Khắc Hùng. Ban đầu, khi bị cáo lo lắng và hỏi thì được Hùng trấn an là yên tâm làm đi, không sai phạm lắm đâu”, bị cáo Hòa khai.
Lẽ ra, học viên sẽ phải tham gia đủ 71 tín chỉ, thi tốt nghiệp để được cấp văn bằng. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận hồ sơ học viên, ĐH Đông Đô không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo tín chỉ mà hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề và đáp án cho học viên chép lại. Cá biệt, có trường hợp còn không cần hợp thức hóa bài thi nhưng vẫn được cấp bằng.
Cuối phần trình bày, cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô khẳng định không được hưởng lợi gì. Bị cáo nói ông giữ chức vụ hiệu trưởng, nếu không làm theo chỉ đạo của chủ tịch HĐQT thì “sẽ bị đuổi việc”.
Bị cáo Trần Kim Oanh, cựu phó hiệu trưởng ĐH Đông Đô, trả lời thẩm vấn – Ảnh: DANH TRỌNG
Là người thứ hai trả lời thẩm vấn, bị cáo Trần Kim Oanh, cựu phó hiệu trưởng ĐH Đông Đô, cho biết cơ cấu tổ chức của trường cơ bản như lời bị cáo Hòa trình bày, chỉ đính chính là thời điểm diễn ra vụ việc trường mới chỉ có HĐQT chứ chưa có Hội đồng trường.
Theo lời bị cáo Oanh, HĐQT trường chỉ có 1 thành viên có góp vốn, còn lại các thành viên khác không góp vốn. Bà Oanh cho biết mình là 1 thành viên trong HĐQT và thực hiện theo chủ trương của chủ tịch HĐQT là ông Hùng.
Về số tiền 48 triệu đồng hưởng lợi, bà Oanh nói đây không phải do học viên “cảm ơn” mà là tiền thưởng của nhà trường. Ông Trần Khắc Hùng đã quy định mỗi nhân viên, hằng năm, phải tuyển một số lượng học viên nhất định. Mỗi hồ sơ đưa về, nhân viên trong trường được thưởng 7 triệu đồng. Điều này đã được quy định trong văn bản cụ thể.
Chủ tọa hỏi: “Bị cáo suy nghĩ gì về hành vi của mình?”. Bà Oanh nghẹn ngào nói cáo buộc này với mình là không oan.
“Ngay từ khi làm việc với Cơ quan an ninh điều tra, bị cáo đã nhận thức được rõ về hành vi phạm tội. Tuy nhiên, bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, là một nhà giáo đã cống hiến 20 năm trong nghề nên tất cả chỉ mong góp một phần sức mọn cho sự phát triển của nhà trường chứ không vì động cơ gì khác”, bà Oanh nói và cho hay cảm thấy có lỗi khi vì sai phạm của mình mà ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường và mọi người.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy sát giang hồ Quân "xa lộ"
Sau khi bị COVID-19, sức khỏe giảm sút, ra tòa cảm thấy chóng mặt, khó thở, chủ mưu vụ truy sát, Võ Thùy Linh được HĐXX cho phép Linh ngồi trong quá trình xét xử.
Chiều 14/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "giết người" liên quan đến băng nhóm sát hại Mai Văn Quân (tức Quân "xa lộ", SN 1966) xảy ra tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phần xét hỏi. Tuy nhiên trong quá trình xét hỏi, nhận thấy có một số nội dung, tình tiết cần làm rõ, HĐXX đã quyết định hoàn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vì lời khai của các bị cáo không trùng khớp... Cùng ra tòa về tội "giết người" ngoài Võ Thùy Linh (SN 1991, ngụ Hóc Môn), được xác định là chủ mưu vụ án, còn có 11 đồng phạm.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Võ Thùy Linh khai cáo trạng không đúng như lời khai của bị cáo tại CQĐT. Bị cáo không biết ai trong số các bị cáo tại phiên tòa. Đồng thời phủ nhận là chủ mưu vụ án, không gọi người tới chém Quân "xa lộ". Linh cũng phủ nhận câu nói: "Tụi em làm cho ra lẽ, có gì chị lo hết...".
Bị cáo Linh trình bày, quen biết bà Lê Thị Tuyết khi du học ở Australia. Khi xảy ra tranh chấp nhà, Linh được ông Lê Công Tuấn Anh ủy quyền liên hệ với bà Thủy giải quyết tranh chấp. Linh cho rằng mình mới ở nước ngoài về không quen biết bị hại cũng như không có mâu thuẫn.
Các bị cáo rời tòa sau khi HĐXX quyết định trả hồ sơ.
Hôm xảy ra vụ án Linh đã uống rất say, khi ra về hai nhân viên quán phải dìu ra. Bị cáo đi chung với Nhàn (quen từ trước, không biết lai lịch), đến ngã tư Bình Thái, TP Thủ Đức. Lúc đó, bị cáo Linh say nên không biết chuyện gì xảy ra. Bị cáo Linh khai, không hề biết Quân "xa lộ". Đến khi nhận thư mời của Cơ quan điều tra mới biết bị hại Quân đã chết.
Khai báo trước tòa bị cáo Nguyễn Minh Tiến Tài (SN 1982) được xác nhận thông qua một người quen thì biết tới Linh. Tuy nhiên, bị cáo Tài khai từ nhỏ tới lớn chưa gặp Quân và cũng không có mâu thuẫn gì. Trước khi gây án thì Linh nói cho cả nhóm nghe: "Tụi em cứ làm cho ra lẽ, có gì chị lo hết"...
Theo cáo trạng, tháng 11/2017, Trần Ngọc Thủy (SN 1984) ký hợp đồng mua bán căn nhà mặt tiền đường Sương Nguyệt Ánh (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho Lê Công Tuấn Anh (SN 1991) với giá 100 tỉ đồng. Hợp đồng thể hiện bên mua đưa trước 35 tỉ đồng và chuyển số còn lại khi bên bán bàn giao giấy tờ. Đến năm 2019, bà Thủy "lật kèo", không làm theo thỏa thuận nên bà Tuyết và ông Lê Công Tuấn Anh đã ủy quyền cho Võ Thùy Linh đi cùng với Nguyễn Văn Tư (nhân viên của bà Tuyết) đứng ra giải quyết.
Sau khi gây án, Linh thuê nhiều xe hơi chở băng nhóm ra TP Vũng Tàu thuê biệt thự ăn nhậu. Sáng hôm sau, băng này ra TP Phan Thiết chơi rồi bỏ trốn. Khi nghe tin Quân tử vong, các đối tượng lần lượt ra Cơ quan Công an đầu thú. Linh và Phương bị công an bắt giữ ngay sau đó.
Xét xử vụ sát hại Quân 'xa lộ': Võ Thùy Linh phủ nhận vai trò chủ mưu Tại phần xét hỏi chiều 14.12, bị cáo Võ Thùy Linh khai không biết Quân xa lộ và phủ nhận vai trò chủ mưu. "Có gì chị lo hết..." Ngày 14.12, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (TAND TP.HCM) xét xử sơ thẩm bị cáo Võ Thùy Linh (30 tuổi, cựu du học sinh Úc, kinh doanh tự do), Hồ Thanh...