Cựu giám đốc thiết kế iPhone là ứng cử viên CEO Ferrari
Giám đốc tài chính, Luca Maestri, và cựu giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive, là hai ứng cử viên cho vị trí CEO đang bỏ trống của hãng xe thể thao Ferrari.
Theo Reuters, CEO của Ferrari, Louis Camilleri, đột ngột xin từ chức “với hiệu lực ngay lập tức” vào ngày 10/12. Thông báo nghỉ hưu của Camilleri lấy “lý do cá nhân” và không có thêm chi tiết nào được cung cấp. Chủ tịch Ferrari, ông John Elkann, sẽ tạm thời lãnh đạo công ty này cho đến khi tìm được người kế nhiệm lâu dài.
Jonathan Ive làm việc tại Apple từ năm 1992 và được coi huyền thoại thiết kế của Apple. Ông góp phần thiết kế nhiều đời iPhone, iPad.
Video đang HOT
Trước đó, một số tin đồn cho rằng cựu đội trưởng đua của Ferrari và cựu giám đốc Lamborghini, ông Stefano Domenicali có thể đảm nhận vai trò của Camilleri. Tuy nhiên, đại diện của F1 đã bác bỏ tin đồn trên và nói rằng Domenicali sẽ bắt đầu công việc mới với tư cách là Giám đốc điều hành F1 vào ngày 1/1 năm sau.
Hiện tại, hai vị giám đốc của Apple được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này. Reuters cho rằng Giám đốc tài chính, Luca Maestri, và cựu giám đốc thiết kế Jony Ive là “những ứng cử viên khả thi”.
Maestri là Giám đốc tài chính của Apple từ năm 2014, trước đây từng là Phó chủ tịch phụ trách tài chính của công ty. Trong khi đó, Jony Ive rời Apple vào năm 2019 sau 30 năm giữ chức vụ giám đốc thiết kế.
Ive đã thành lập công ty thiết kế độc lập của riêng mình, tên LoveFrom. Apple vẫn là một khách hàng của LoveFrom, nhưng mối quan hệ này không rõ ràng. Airbnb gần đây đã công bố mối quan hệ hợp tác nhiều năm với Jony Ive và công ty thiết kế LoveFrom.
Apple đối diện vụ kiện vì bình luận về Trung Quốc của CEO Tim Cook năm 2018
Cổ đông Apple cáo buộc CEO Tim Cook che giấu nhu cầu iPhone sụt giảm tại Trung Quốc, dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD của các nhà đầu tư.
CEO Tim Cook. (Ảnh: AP)
Hôm 4/11, Thẩm phán quận Yvonne Gonzalez Rogers cho biết các cổ đông do một quỹ hưu trí tại Anh dẫn đầu đã kiện Apple vì bình luận của CEO Tim Cook ngày 1/1/2018. Khi các nhà phân tích đề cập đến áp lực doanh số của Apple tại một số thị trường mới nổi, ông Cook đã nói "sẽ không đưa Trung Quốc vào danh mục này".
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Apple thông báo cho các nhà cung ứng hạn chế sản xuất và vào ngày 2/1/2019, công ty bất ngờ hạ mức dự báo doanh thu tối đa 9 tỷ USD. CEO Cook đổ lỗi một phần do căng thẳng thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung. Đây là lần đầu tiên "táo khuyết" hạ mức dự báo doanh thu kể từ khi iPhone ra đời năm 2007. Cổ phiếu của hãng giảm 10% vào ngày tiếp theo, xóa bỏ 74 tỷ USD giá trị thị trường.
Apple và Tim Cook khẳng định không có bằng chứng họ lừa đảo hay cố tình lừa đảo nguyên đơn.
Trong quyết định dài 23 trang, Thẩm phán Rogers cho biết cổ đông cáo buộc một cách chính đáng rằng phát ngôn của ông Cook trong cuộc gọi với các nhà phân tích về Trung Quốc là sai và gây hiểu nhầm. Theo Thẩm phán, có thể ông Cook chưa nắm được cụ thể về "các dấu hiệu rắc rối" tại Trung Quốc mà công ty đã bắt đầu ghi nhận song khá khó tin nếu ông hoàn toàn mờ tịt về căng thẳng thương mại và tác động tiềm tàng đối với Apple.
Nguyên đơn kết luận CEO Cook biết về rủi ro khi bàn về Trung Quốc và ông không hề đưa ra bình luận một cách ngây thơ.
Sundar Pichai đang vật lộn với khủng hoảng lớn nhất của Google Sundar Pichai, người có tính cách nhẹ nhàng, điềm đạm, sắp đối mặt với cuộc chiến pháp lý gay gắt nhằm vào Google. Sergey Brin và Larry Page, hai nhà sáng lập của Google, đã trao quyền CEO Alphabet (công ty mẹ của Google) cho Sundar Pichai năm 2015 và chính thức rời khỏi Hội đồng quản trị công ty vào cuối 2019....