Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn mong muốn quay trở lại làm bác sĩ
Ông Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ, vì chưa có chứng chỉ hành nghề nên bản thân chỉ quan sát người bệnh chứ không thăm khám bệnh nhân.
Trước thông tin ông Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai) đang thực hành công việc tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) sau khi vừa mãn hạn tù, trao đổi với báo chí chiều 10-7, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ông Nguyễn Quang Tuấn thuộc trường hợp không hành nghề trên 24 tháng nên sẽ thực hành trong 12 tháng. Sau khi có xác nhận thực hành thì làm hồ sơ để cấp giấy phép hành nghề.
Trao đổi với phóng viên SGGP, ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết, ông bắt đầu thực hành tại Bệnh viện Hữu Nghị từ ngày 1-7 với công việc hàng ngày là đi buồng bệnh thăm hỏi tình trạng các bệnh nhân cùng bác sĩ.
Ông Tuấn cũng chia sẻ vì chưa có chứng chỉ hành nghề nên bản thân chỉ quan sát người bệnh chứ không thăm khám bệnh nhân, nhưng ông có tư vấn cho các đồng nghiệp về những ca bệnh nặng bằng kinh nghiệm nhiều năm hành nghề trước đây của mình.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 4-2023, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 người khác trong vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng.
Kết thúc phiên tòa, ông Tuấn bị phạt 3 năm tù (ông Tuấn bị bắt tạm giam từ cuối năm 2021, nay đã thi hành xong án phạt tù- PV). Theo bản án, hành vi phạm tội của ông Tuấn không liên quan đến chuyên môn ngành y mà chỉ là vi phạm trong công tác quản lý.
Vì thế, ông Tuấn chỉ bị tước chứng chỉ hành nghề sau vụ án, nhưng không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành xong bản án. Ông Nguyễn Quang Tuấn là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tim mạch và từng là đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021.
Nhiều thuốc mới chưa được cấp phép, bệnh nhân ra nước ngoài điều trị
Khi người bệnh mất cơ hội tiếp cận thuốc mới sớm, một số trường hợp chọn cách ra nước ngoài điều trị.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm, người Việt Nam chi xấp xỉ 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.
Ông T.V.K (58 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Mỗi lần ho, cơn đau xuyên từ ngực sang lưng, ho kéo dài không dứt, ông tới Bệnh viện Đức Giang khám. Kết quả X-quang lồng ngực phát hiện bất thường tại phổi nên bác sĩ tư vấn ông khám chuyên sâu. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Sau khi xét nghiệm sinh học phân tử, bác sĩ điều trị thuốc kết hợp hóa chất.
Sau khi tìm hiểu các loại thuốc thế hệ mới cho người bệnh ung thư, vợ chồng ông quyết định sang nước ngoài chữa bệnh vì muốn có thuốc tiên tiến nhất mà ở Việt Nam vẫn chưa được cấp phép lưu hành.
Hiện nay, việc tiếp cận thuốc phát minh, thuốc mới của người Việt chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tốc độ tiếp cận thuốc mới phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Theo quy định của Luật Dược 2016, thuốc phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) trước khi lưu hành tại thị trường Việt Nam và theo quy định, thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, thuốc mới thường mất 4-5 năm để được cấp phép lưu hành trên thị trường.
Người bệnh khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.
Theo báo cáo, tính đến 2022, chỉ 9% (tương đương 42 loại thuốc mới) có mặt tại Việt Nam trong số 460 thuốc được đưa ra thị trường lần đầu trong giai đoạn 2012-2021, thấp hơn mức bình quân 20% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khi có nhu cầu điều trị với liệu pháp tiên tiến nhất mà trong nước không đáp ứng được, trên thực tế, nhiều người bệnh phải sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore để điều trị. Theo Bộ Y tế, mỗi năm, người bệnh Việt Nam phải chi xấp xỉ 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.
Theo PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chậm tiếp cận thuốc mới sẽ khiến người bệnh mất cơ hội tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến hơn. Thậm chí, người bệnh tìm ra nước ngoài chữa bệnh. Như vậy, người bệnh vừa phải chịu chi phí điều trị đắt đỏ, tốn thời gian, vừa gây chảy máu ngoại tệ trong y tế rất đáng tiếc.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cũng nhận định thời gian đăng ký lưu hành kéo dài khiến người Việt luôn đối mặt nguy cơ mất cơ hội được dùng thuốc mới nhất. Thời gian tới, bác sĩ Vũ cho rằng cần đẩy nhanh tốc độ cấp phép để thuốc mới được lưu hành và cập nhật vào danh mục bảo hiểm y tế để hỗ trợ bệnh nhân, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, nhất là các chuyên ngành sâu như ung thư, tim mạch.
Ông đề nghị cơ quan quản lý cần cấp phép thêm nhiều thuốc, đơn gian hóa thủ tục hành chính để người bệnh được sử dụng thuốc chính quy, nhiều danh mục thuốc lựa chọn. Cùng quan điểm, Phó giáo sư Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, cho biết ông kỳ vọng Luật Dược mới sẽ cắt giảm thủ tục hành chính để thuốc mới cấp phép dễ dàng hơn. Việc tinh giản thủ tục hành chính giúp xử lý dứt điểm nguy cơ thiếu thuốc như gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành, giúp tập trung nguồn lực của cơ quan quản lý để quản lý an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành.
Bởi thực tế, nhiều bác sĩ được cập nhật các thuốc mới đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng điều trị mang lại hiệu quả an toàn nhưng lại chưa được cấp phép tại Việt Nam. Do vậy, bác sĩ dù muốn sử dụng để chữa trị cho bệnh nhân nhưng không thể. "Việc thủ tục hành chính nhiêu khê, cấp thuốc mới khó càng khiến người Việt mất cơ hội dùng thuốc mới", vị bác sĩ này chia sẻ.
Câu hỏi đầu tiên khi hồi phục của bệnh nhân cuối trong vụ cháy chung cư mini Là nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, anh Chương như được sinh ra một lần nữa nhưng hiện tại trí nhớ của anh vẫn chưa rõ ràng. Cách đây 1 tuần, anh Chương hỏi mọi người thông tin về vợ con. Chiều 6/11, sau khi nhận giấy ra viện từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội),...