Cựu giám đốc Apple: “Sau Mac sẽ đến lượt máy tính Windows cao cấp cũng chuyển sang chip ARM”
Microsoft Surface ARM là một nỗ lực nửa vời. Nhưng khi Apple đã nhảy vào cuộc, Microsoft buộc phải hoàn thiện nỗ lực này của mình.
Cựu giám đốc bộ phận máy tính Mac của Apple, ông Jean-Louis Gassée khẳng định rằng, quyết định của Apple chuyển sang sử dụng chip xử lý ARM trong máy tính Mac, sẽ khiến cho những chiếc máy tính Windows cao cấp cũng sẽ làm điều tương tự.
Điều này sẽ khiến Intel phải thay đổi, sản xuất những con chip xử lý ARM của riêng mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng như bắt kịp các đối thủ khác.
Ông Gassée mặc dù đã rời Apple từ năm 1990, nhưng là người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tương lai của những chiếc máy tính Mac. Chính ông là người bác bỏ đề xuất cấp phép hệ điều hành macOS cho các nhà sản xuất khác, kể từ đó macOS chỉ độc quyền của mỗi Apple.
“Theo thử nghiệm của Geekbench, hiệu suất của chip xử lý A12Z ngang bằng và thậm chí vượt qua cả chiếc MacBook Pro tôi đang sử dụng. Apple không tiết lộ công suất thiết kế nhiệt của con chip A12Z trong máy tính Mac. Nhưng chúng ta có thể tính toán gián tiếp thông qua iPad Pro và nguồn điện 18W. Gợi ý rằng những con chip xử lý ARM của máy tính Mac trong tương lai sẽ tỏa ra rất ít nhiệt lượng, tiết kiệm năng lượng và không làm giảm sức mạnh xử lý”, ông Gassée cho biết.
Video đang HOT
Cựu giám đốc bộ phận máy tính Mac của Apple, ông Jean-Louis Gassée.
Microsoft và cả các nhà sản xuất máy tính sẽ không thể ngồi yên để nhìn Apple tạo ra những chiếc máy tính mạnh hơn, tiết kiệm điện hơn và gọn nhẹ hơn. Cựu giám đốc Apple tiếp tục chia sẻ:
“Microsoft sẽ chỉ có hai sự lựa chọn. Hoặc là bỏ quên Windows trên nền tảng ARM và nhường lại kỷ nguyên máy tính tương lai cho Apple. Hoặc là tiến về phía trước, khắc phục những vấn đề hiện tại của máy tính Windows trên nền tảng ARM, phát triển các ứng dụng tương thích hơn.
Dell, HP, Asus và các nhà sản xuất máy tính khác sẽ làm gì? Khi thấy Apple ra mắt những chiếc máy tính xách tay và máy tính để bàn tốt hơn. Microsoft thì tiếp tục cải thiện Windows cho các thiết bị Surface ARM. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất này cũng sẽ làm điều tương tự. Cuối cùng, Apple và Microsoft sẽ khiến cho kiến trúc X86 trở thành một thứ gì đó hết thời”.
Microsoft Surface ARM là một nỗ lực nửa vời.
Microsoft đã thực hiện một nỗ lực nửa vời, khi tạo ra những chiếc Surface chạy bằng chip xử lý ARM. Vì không có bất kỳ sự thúc đẩy và cạnh tranh nào, nên nỗ lực đó đã không đi đến đâu. Nhưng khi Apple đã nhảy vào cuộc, Microsoft buộc phải hoàn thiện nỗ lực này của mình.
“Tất cả những điều này sẽ khiến Intel chỉ có một sự lựa chọn. Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy gia nhập cùng họ. Intel sẽ phải xin lại cấp phép sử dụng kiến trúc ARM, và sản xuất những con chip xử lý ARM của riêng mình”, ông Gassée cho biết.
Ban đầu, ông Gassée cho rằng Apple sẽ không thể chuyển đổi toàn bộ những chiếc máy tính Mac sang sử dụng chip ARM, đặc biệt là những chiếc máy tính đòi hỏi hiệu năng xử lý cực kỳ cao. Nhưng vào tháng 3 năm ngoái, TSMC đã chứng minh rằng ông đã sai.
“Ampere đã thiết kế và bán những con chip ARM hiệu năng cực cao, cạnh tranh với cả các bộ vi xử lý Xeon được sử dụng trong máy chủ đám mây. Các con chip này được sản xuất bởi TSMC, cũng là nhà sản xuất chip cho Apple hiện nay. Do đó, Apple hoàn toàn có đủ khả năng để tạo ra những con chip ARM có hiệu năng cao, trang bị trong những chiếc máy tính Mac đắt tiền nhất”, ông Gassée cho biết.
Đây là người đã giúp bạn có thể gõ tiếng Việt trên những chiếc iPhone
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết người giúp gõ được tiếng Việt trên iPhone chính là tác giả bộ gõ VietKey nổi tiếng.
Không giống như đối với máy tính Windows (khi người dùng phải cài đặt các bộ gõ bên ngoài), các thiết bị của Apple, ví dụ như máy tính Mac hay sau đó là những chiếc iPhone, được tích hợp sẵn bộ gõ Tiếng Việt với chất lượng khá ổn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ gõ này lại được Phạm Kim Long, người viết bộ gõ Tiếng Việt UniKey nổi tiếng, tặng miễn phí cho Apple vào năm 2006. Được biết, anh Phạm Kim Long đã quyết định làm điều này khi nhận thấy trải nghiệm gõ Tiếng Việt trên các thiết bị của Apple quá dở tệ.
Thông báo về Phạm Kim Long trong phần Thông báo Pháp lí trên những chiếc điện thoại iPhone.
Được biết, Phạm Kim Long là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, niên khoá 1991 - 1996. Anh tốt nghiệp loại giỏi từ ngôi trường này trước khi tiếp tục trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hoà Séc từ năm 1997.
Chân dung Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ Unikey.
Bộ gõ Tiếng Việt UniKey (ban đầu có tên TVNBK) được Phạm Kim Long bắt tay vào thực hiện lần đầu từ năm 1994 khi còn ngồi trên ghế nhà trường và được dành cho hệ điều hành MS-DOS. Mãi đến năm 1998, Phạm Kim Long mới thực hiện phiên bản dành cho Windows với tên gọi LittleVnKey cho mục đích cá nhân và tặng bạn bè. Phiên bản này cũng chưa hỗ trợ Unicode.
Mãi phải tới năm 2000, khi lang thang trên mạng, Phạm Kim Long thấy nhiều người bàn luận đến trải nghiệm gõ Tiếng Việt trên máy tính Windows với tiêu chuẩn Unicode (khi ấy trên thị trường đã có một số bộ gõ Unicode như VietKey), anh mới cho ra đời UniKey và ngày càng hoàn thiện nó. Đến năm 2019, Unikey đã 25 "tuổi" nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích và là phần mềm không thể thiếu trong máy tính của gần như mọi người Việt.
Những máy tính 'cổ lỗ sĩ' của Apple còn đắt hơn cả Mac Pro 2019 Mac Pro mới có giá từ 5.999 USD, có thể chúng ta nghĩ đây là sản phẩm máy tính Mac đắt nhất mà Apple từng làm ra. Tuy nhiên vẫn chưa đắt bằng những sản phẩm cũ từ những năm 80s 90s nếu tính mệnh giá thời ấy quy đổi ra mệnh giá thời nay. Phiên bản mới nhất của Mac Pro hiện...