Cựu Giám đốc Agribank Long Biên hầu toà
Nhận thấy tình hình tài chính dư thừa, GĐ chỉ đạo thuộc cấp lập hồ sơ khống, thu lời hàng trăm triệu đồng.
Cựu Giám đốc chi nhánh cùng đồng phạm trong phiên xử sáng nay.
Sáng nay (23-2), TAND TP Hà Nội mở toà xét xử Đặng Thị Hồng Vân (SN 1960, nguyên GĐ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Long Biên) cùng đồng phạm về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo buộc, tháng 12-2007, bà Vân tổ chức cuộc họp nội bộ chi nhánh với sự tham gia đầy đủ các ban bệ: Hai phó GĐ chi nhánh Dương Văn Cứu và Nguyễn Danh Thanh; Phó trưởng Phòng hành chính nhân sự Lưu Vân Anh; Phó trưởng Phòng kế toán ngân quỹ Nguyễn Thị Nhung…
Tại cuộc họp, Giám đốc chi nhánh thông báo tình hình tài chính cơ quan đang dư dả, một số nguồn kinh phí chưa sử dụng đến. Ngay sau đó, cuộc họp đã thống nhất lập chứng từ khống về xây dựng sửa chữa để rút tiền của chi nhánh.
Video đang HOT
Được sự nhất trí cao trong nội bộ, trong khoảng thời gian từ tháng 11-2006 đến tháng 12 -2007, Đặng Thị Hồng Vân cùng thuộc cấp đã thông đồng với Hoàng Trung Hiếu (SN 1974, GĐ Cty CP xây dựng Thuận Tường), Lê Mạnh Hùng (SN 1977, GĐ Cty TMXL 368) và một số đối tượng môi giới ký bốn hợp đồng và lập hồ sơ quyết toán khống việc sửa chữa trụ sở làm việc, khu vệ sinh… của chi nhánh ngân hàng. Qua đó, nhóm đối tượng trên đã rút hơn 390 triệu đồng chia nhau.
Tại phiên xử, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã quy kết. Hầu hết đều cho rằng, do chưa nhận thức đúng pháp luật cũng như hành vi của mình là nghiêm trọng, do đó đã nhất trí với phương án của lãnh đạo nêu ra.
Quá trình lượng hình, các bị cáo đã được HĐXX cho áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, như ăn năn hối cải; phạm tội lần đầu; có đơn xin giảm án của nguyên đơn dân sự; đã khắc phục toàn bộ thiệt hại…
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Toà đã chính thức tuyên phạt 8 bị cáo. Theo đó, được xác định là chủ mưu trong vụ án, bị cáo Dương Văn Cứu phải chịu hình phạt cao nhất, mức án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Cựu GĐ chi nhánh Đặng Thị Hồng Vân 18 tháng tù, cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại mức án từ 12 đến 24 tháng tù. Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Danh (SN 1963, cựu nhân viên Agribank Long Biên) bị phạt cảnh cáo.
Theo Tiền Phong
Y án 30 năm tù với nguyên chủ tịch quận Gò Vấp
Ngày 17-2, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã mở lại phiên tòa xem xét đơn kêu oan của bị cáo Trần Kim Long, nguyên chủ tịch UBND quận Gò Vấp, TP.HCM sau nhiều lần tạm hoãn.
Nguyên chủ tịch Trần Kim Long tra tay vào còng sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc - Ảnh: C.Mai
Ngay trong phần thủ tục phiên tòa, mặc dù ông Trần Kim Long và luật sư bào chữa đề nghị tiếp tục hoãn tòa để triệu tập đầy đủ các nhân chứng, nguyên là đồng phạm của ông Long trong vụ án này như Phạm Thị Tuyết Lan (người chuyên kinh doanh đất đai), Lê Minh Châu (nguyên giám đốc Công ty địa ốc Gò Môn), Hồ Tùng Lâm (nguyên phó giám đốc Công ty địa ốc Gò Môn), nhưng hội đồng xét xử không chấp thuận.
Phiên tòa vẫn tiếp tục với lý do các nhân chứng này đang thi hành án, đã có đơn xin được xét xử vắng mặt và lời khai của họ đã có đầy đủ trong hồ sơ vụ án.
Tại tòa, ông Trần Kim Long kháng cáo rằng bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM (30 năm tù) là sai, xử oan cho bị cáo. Bản án sơ thẩm đã buộc ông Long phạm tới 3 tội danh: nhận hối lộ (540 triệu đồng), đưa hối lộ (20 triệu đồng và 30.000 USD) và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (131 triệu đồng). Theo bị cáo Long, cả 3 tội danh mà bản án sơ thẩm đã buộc tội bị cáo trên đều không có cơ sở.
Tuy nhiên, sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án, hội đồng xét xử đã tuyên bác toàn bộ kháng cáo kêu oan của ông Long, tuyên y án sơ thẩm phạt ông 30 năm tù về 3 tội danh.
Hội đồng xét xử cho rằng đã có đủ chứng cứ kết luận ông Trần Kim Long nhận hối lộ 540 triệu đồng. Khoản tiền trên Long nhận từ ông Dương Công Hiệp (nguyên phó Phòng quản lý đô thị quận Gò Vấp) và ông Lê Minh Châu nhưng bản chất là tiền hối lộ mà bà Phạm Thị Tuyết Lan đã "lại quả" cho chủ tịch quận sau khi được chủ tịch "giúp đỡ" hợp thức hóa hơn 10ha đất nông nghiệp thu gom từ các hộ dân trở thành đất dự án của Công ty Gò Môn.
Trong phi vụ thu gom đất đai trái phép này, bà Lan đã thu lợi hơn 16 tỉ đồng và một phần lợi nhuận này được chia lại cho những cán bộ đã giúp đỡ bà Lan. Theo hội đồng xét xử, có nhiều chứng cứ cho thấy khoản tiền mà ông Long đã nhận hối lộ còn nhiều hơn số tiền 540 triệu đồng, nhưng bản án sơ thẩm chỉ đủ cơ sở buộc tội ông Long với khoản tiền này.
Về tội đưa hối lộ 20 triệu đồng và 30.000 USD để "chạy án", tòa xác định kháng cáo kêu oan của ông Long là không có cơ sở.
Tương tự, kháng cáo của ông Long cho rằng không phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Công ty Gò Môn phải xuất quỹ chi trả tiền điện thoại cho chủ tịch quận nhiều năm liền tổng cộng 131 triệu đồng) cũng không được tòa chấp nhận.
Tại tòa, đại diện Viện kiểm sát phúc thẩm đề nghị hội đồng xét xử giảm án cho ông Trần Kim Long xuống còn 27-29 năm tù nhưng quan điểm đề nghị này cũng bị tòa bác. Theo tòa, dù sau khi xử sơ thẩm gia đình bị cáo Long có tự nguyện nộp 300 triệu đồng để thi hành án, cũng có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ, nhưng khi bị cáo Long chưa bồi thường thì bản án sơ thẩm xử bị cáo đã là quá nhẹ nên tòa không thể giảm thêm được nữa.
Chính vì vậy, hội đồng xét xử đã tuyên giữ nguyên bản án 30 năm tù của Trần Kim Long (tổng hợp về 3 tội: 15 năm tù về tội nhận hối lộ, 13 năm về tội đưa hối lộ và 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi).
Đây là bản án phúc thẩm lần thứ 3 đối với ông Trần Kim Long. Hai bản án phúc thẩm trước đều tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại từ đầu.
Theo Tuổi Trẻ
Hai cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 40 tỷ đồng Võ Thị Hồng Điệp (SN 1966), là cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, (Agribank Tân Lập). Lợi dụng công tác, Điệp đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và 13 cá nhân với tổng số tiền gần 34...