Cựu đại úy Lê Thị Hiền từng ‘đại náo’ sân bay hầu tòa phúc thẩm
Theo dự kiến, sáng 17-5, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo là cựu đại úy Lê Thị Hiền (40 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) và 17 người khác về tội cướp tài sản.
Bà Lê Thị Hiền – Ảnh cắt từ clip
Bà Lê Thị Hiền là cựu đại úy công an, từng mắng chửi nhân viên hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 8-2019. Sau hành vi trên, bà Hiền bị kỷ luật, giáng cấp từ đại úy xuống trung úy rồi cho xuất ngũ.
Hồi tháng 9-2022, bị cáo Hiền bị TAND quận Đống Đa (Hà Nội) tuyên phạt mức án 7 năm tù về tội cướp tài sản. Cùng tội danh, 17 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 3 năm 6 tháng đến 8 năm tù.
Theo cáo trạng, năm 2019 bà Hiền và Vũ Anh Hoàng (31 tuổi, quê Quảng Ninh), Nguyễn Đức Thăng (30 tuổi, trú tại Hà Nội) cùng góp hơn 2 tỉ đồng mở quán Magic Lounge (đường Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa) để kinh doanh đồ uống, bóng cười.
Đến tháng 3-2020, Hoàng, Thăng, Hiền ký hợp đồng thuê Nguyễn Thị Minh Trang (29 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) lên chương trình hoạt động cho quán với ba mục tiêu phải đạt được trong 3 tháng.
Theo đó, tháng thứ nhất là xây dựng, tuyển chọn và đào tạo 50 nhân viên đặt bàn, 6 nhân viên phục vụ bàn, 1 bảo vệ… kèm điều kiện doanh số tháng phải đạt 1,6 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tháng thứ 2 phải tuyển thêm 50 nhân viên đặt bàn, doanh số đạt 1,7 tỉ đồng. Tháng thứ 3 tuyển thêm 50 nhân viên đặt bàn, doanh số đạt 2 tỉ đồng…
Ngược lại, nếu sau 3 tháng không đạt được mục tiêu trong hợp đồng, Trang sẽ phải làm tiếp đến khi nào đạt được thì thôi.
Do dịch bệnh COVID-19, quán Magic Lounge không có khách nên Trang phải tiếp tục làm đến tháng 3-2021.
Trang dùng nữ nhân viên của quán lên các trang mạng xã hội Tinder, Badoo… hẹn hò, làm quen, lôi kéo khách đến quán rồi đưa các dịch vụ của quán (đồ ăn uống, bóng cười…) lên. Sau đó, các nữ nhân viên sẽ bỏ trốn, để khách ở lại thanh toán tiền.
Đồng thời, quán thành lập “đội bảo an” gồm các nhân viên nam. Những người này có nhiệm vụ như “bảo kê”, đánh và ép khách nếu không chịu trả tiền. Cách thức này trong quán gọi là “gí bill”.
Đã xảy ra việc nhân viên đánh khách khi họ không chịu trả tiền vì bị “gí bill” nên quán bị “bóc phốt” trên các trang mạng xã hội…
Trong vụ việc, một nam thanh niên (22 tuổi, quê Từ Sơn, Bắc Ninh) bị nhân viên quán “gí bill” với tổng số tiền gần 39 triệu đồng, Hiền đã trực tiếp xuống quán để giải quyết.
Sau đó, Hiền nhắn tin cho Nguyễn Tiến Dũng để dặn gặp những khách có quan hệ như thế thì đừng “gí bill”.
Cơ quan điều tra xác định từ 31-3 đến 14-4-2021, các bị can đã thực hiện bốn vụ cướp tài sản, chiếm đoạt hơn 84 triệu đồng.
Nhiều nước đối mặt với đình công quy mô lớn
Làn sóng đình công đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ khi người lao động yêu cầu tăng lương để ứng phó với "bão giá" do lạm phát tăng cao.
Hành khách chờ tàu hỏa tại nhà ga ở thủ đô London, Anh, trong thời gian diễn ra cuộc đình công của các nhân viên đường sắt ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh, Nghiệp đoàn Unite ngày 19/4 thông báo khoảng 1.400 nhân viên an ninh tại sân bay Heathrow ở London (Anh) sẽ tiến hành đình công thêm 8 ngày vào tháng tới trong bối cảnh các cuộc đàm phán về tăng lương chưa đi đến hồi kết.
Dự kiến, các cuộc đình công sẽ được tiến hành trong 3 đợt, từ ngày 4-6/5, 9-10/5 và 25-27/5. Trước đó, lực lượng an ninh sân bay Heathrow đã đình công tổng cộng 10 ngày và vừa kết thúc đầu tháng này.
Cùng ngày 19/4, Công đoàn Cơ quan dịch vụ công và thương mại (PSA) của Anh thông báo sẽ có thêm 1.000 người tham gia cuộc đình công dự kiến diễn ra từ ngày 2-6/5 của gần 2.000 nhân viên tại các bộ phận cung cấp hộ chiếu. Cuộc đình công này được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dịch vụ cấp hộ chiếu trên toàn Vương quốc Anh.
Tại Tây Ban Nha, đội ngũ phi công của Hãng hàng không Air Europa cũng lên kế hoạch đình công 4 ngày vào đầu tháng 5 tới do những tranh cãi về tiền lương giữa công ty chủ quản và SEPLA - Công đoàn phi công lớn nhất của Tây Ban Nha. Trong ảnh (tư liệu): Nhân viên hãng hàng không Airbus tham gia đình công tại Madrid, phản đối tình trạng cắt giảm việc làm. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Tây Ban Nha, đội ngũ phi công của hãng hàng không Air Europa cũng lên kế hoạch đình công 4 ngày vào đầu tháng 5 tới do những tranh cãi về tiền lương giữa công ty chủ quản và SEPLA - công đoàn phi công lớn nhất của Tây Ban Nha.
Tại Đức, nghiệp đoàn Verdi, đại diện cho khoảng 2,5 triệu người lao động, cũng đã kêu gọi các nhân viên kiểm soát an ninh đình công tại 4 sân bay trong 2 ngày 20 và 21/4. Theo Hiệp hội hàng không ADV, ước tính gần 100.000 người sẽ bị ảnh hưởng do các cuộc đình công tại các sân bay Dusseldorf, Hamburg và Cologne Bonn, với khoảng 700 chuyến bay khởi hành bị hủy. Verdi cũng kêu gọi các nhân viên an ninh tại sân bay Stuttgart đình công vào ngày 21/4.
Tại Canada, hơn 155.000 công chức các ngành đã đình công sau khi các yêu cầu của họ về tăng lương không được Chính phủ liên bang đáp ứng. Ảnh: Các thành viên công đoàn Liên minh dịch vụ công Canada (PSAC) tham gia đình công tại Kingston ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, tại Canada, hơn 155.000 công chức các ngành đã đình công sau khi các yêu cầu của họ về tăng lương không được chính phủ liên bang đáp ứng. Theo hãng tin Reuters, dù đình công, công đoàn Liên minh dịch vụ công Canada (PSAC) cho biết các cuộc đàm phán về điều chỉnh hợp đồng lao động vẫn tiếp tục diễn ra và Thủ tướng Justin Trudeau đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải giải quyết vấn đề này.
Chính phủ liên bang Canada cho biết đã đưa ra một "đề nghị công bằng, đáng xem xét cho PSAC", gồm tăng lương 9% trong 3 năm và sẽ tiếp tục đàm phán để nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, mức này thấp hơn mức các công chức mong muốn là 13,5% - 22,5% trong 3 năm.
Các cuộc đình công sẽ ảnh hưởng đến một số dịch vụ liên bang như làm chậm việc hoàn thuế đang trong mùa cao điểm khai thuế. Việc gia hạn hộ chiếu chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểm Hè này cũng có thể sẽ bị chậm trễ. Ngoài ra, cuộc đình công cũng có sự tham gia của 65% nhân viên tại Ủy ban Ngũ cốc Canada, chủ yếu là các thanh tra ngũ cốc xuất khẩu tại các cảng, trong khi Canada là nước xuất khẩu lúa mì và cải dầu hàng đầu thế giới.
Hãng hàng không xin lỗi sau khi nữ hành khách phải tự lết trên sàn máy bay Để nữ hành khách phải tự lết trên sàn máy bay, một hãng hàng không đã phải lên tiếng xin lỗi. Hãng hàng không Jetstar đã gửi lời xin lỗi sau khi một nữ hành khách buộc phải tự kéo lê người trên sàn máy bay, do nhân viên hàng không từ chối đưa xe lăn chuyên dụng để hành khách xuống máy...