Cựu đại tá Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo hạ mục tiêu di động
Cựu sĩ quan Wang Xiangsui nói hai tên lửa đạn đạo được Trung Quốc phóng hồi tháng 8 đánh trúng mục tiêu mô phỏng tàu chiến trên Biển Đông.
“Vài ngày sau đợt diễn tập của hai tàu sân bay Mỹ, chúng tôi đã phóng tên lửa đạn đạo DF-21 và DF-26, cả hai đều đánh trúng tàu mô phỏng mục tiêu di động trên Biển Đông”, Wang Xiangsui, cựu đại tá quân đội Trung Quốc và hiện là giáo sư Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nói trong cuộc họp kín ở tỉnh Chiết Giang hồi tháng trước.
Cuộc họp nằm trong khuôn khổ hội thảo do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của 80 nhà kinh tế, cựu quan chức và doanh nhân. Nội dung thảo luận được công bố hôm 14/11, đánh dấu lần đầu Trung Quốc hé lộ chi tiết về đợt phóng tên lửa.
Tên lửa DF-21D được Trung Quốc trưng bày hồi năm 2015. Ảnh: Longshi Aviation .
“Không lâu sau đó, tùy viên quân sự Mỹ tại Áo than phiền với chúng tôi, cho rằng điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu các tên lửa đánh trúng tàu sân bay Mỹ. Họ coi đó là hành động phô trương thanh thế, nhưng chúng tôi làm vậy chỉ vì hành động khiêu khích của họ. Đây là lời cảnh báo nhằm yêu cầu Mỹ không thực hiện hành động quân sự mạo hiểm”, cựu đại tá Trung Quốc nói thêm.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Lầu Năm Góc chưa bình luận về phát biểu của cựu đại tá Wang.
Trung Quốc sáng 26/8 phóng một tên lửa DF-26B từ tỉnh Thanh Hải ở tây bắc và một tên lửa DF-21D từ tỉnh Chiết Giang ở miền đông đất nước. Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết cả hai quả đạn đều rơi xuống khu vực giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Động thái diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh nói rằng trinh sát cơ U-2 Mỹ có “hành động khiêu khích” khi di chuyển vào “vùng cấm bay, nơi đang diễn ra cuộc diễn tập bắn đạn thật của Chiến khu phía Bắc thuộc quân đội Trung Quốc”.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/8 ra tuyên bố xác nhận Trung Quốc phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc cho rằng điều này gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông và “vi phạm cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm tránh hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”.
DF-21D và DF-26 được coi là hai mẫu tên lửa đạn đạo có thể đe dọa tàu sân bay Mỹ và được đặt biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. DF-21D có tầm bắn 1.450 km, tốc độ trên 12.000 km/h, trang bị đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân có sức công phá tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa DF-26 có tầm bắn 4.100 km, trang bị phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) với quỹ đạo thấp và có khả năng chuyển hướng khi bay đến mục tiêu, khiến đối phương khó đánh chặn.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 26/8 nói việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự”, bà Hằng nói.
Triều Tiên sẽ dành cho ông Biden "bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức?
Triều Tiên đã thử tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Liệu Bình Nhưỡng có dành bất ngờ tương tự cho ông Biden như 1 lời nhắc nhở về vị trí của nước này trong các ưu tiên của Mỹ?
"Bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức
Triều Tiên có lẽ sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm gửi "một thông điệp mạnh mẽ" tới ông Joe Biden và đảm bảo rằng Bình Nhưỡng tiếp tục là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở Washington.
Ngày 7/11, NBC News cùng các hãng truyền thông lớn khác như Fox News, CNN, AP tuyên bố ông Biden chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, 4 ngày sau Ngày Bầu cử (3/11). Tổng thống Trump hiện vẫn chưa thừa nhận kết quả bầu cử, đồng thời gửi hàng loạt đơn kiện lên các bang chiến địa với những cáo buộc chưa có bằng chứng về gian lận bầu cử và các phiếu bầu bất hợp pháp.
Người dân Hàn Quốc đang theo dõi hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa tại một ga tàu ở Seoul ngày 21/3/2020. Ảnh: AFP
Các chuyên gia cho biết ưu tiên của ông Biden sẽ là đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 và những lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa để buộc "chính quyền của ông Biden" phải chú ý tới nước này.
"Trong những tuần tới, chúng ta có lẽ sẽ chứng kiến Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân hoặc thử tên lửa đạn đạo tầm xa nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền kế nhiệm của Mỹ", Evans Revere, một học giả cấp cao tại Viện Brookings cho hay.
"Mặc dù ông Biden sẽ muốn tập trung vào những vấn đề khác, chẳng hạn như các mối quan tâm trong nước, trong danh sách các vấn đề ưu tiên hàng đầu, nhưng Bình Nhưỡng sẽ có cách buộc Mỹ phải chú ý đến họ".
Waqas Adenwala, một nhà phân tích châu Á tại Đơn vị Tình báo Economist, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) cũng nhất trí với nhận định trên.
"Triều Tiên muốn tiếp tục là một chủ đề trong các cuộc thảo luận qua việc tiến hành các vụ thử tên lửa khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo Bình Nhưỡng vẫn là một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington", chuyên gia này cho hay.
Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng chứng kiến không ít thăng trầm trong suốt 4 năm qua.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đe dọa và khiêu khích nhau năm 2017 nhưng sau đó đã 2 lần gặp nhau tại các Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 và 2019 nhằm thảo luận về việc phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã đề xuất các điều kiện nới lỏng lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên từ năm 2006 nhưng các cuộc trao đổi về vấn đề này không đạt được nhiều tiến triển.
Chính sách của ông Biden với Triều Tiên
Tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris, người có doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh viễn thông ở Triều Tiên nhận định với CNBC rằng ông Biden nên tiếp tục chính sách của ông Trump với Bình Nhưỡng.
"Tôi đã làm việc ở Triều Tiên và tôi hiểu suy nghĩ của họ. Những lời đe dọa hay các hành động cứng rắn đều sẽ không có hiệu quả với họ. Điều có hiệu quả với họ là chúng ta cần tiếp cận họ và thể hiện thiện chí hòa bình".
Ông Naguib Sawiris cũng đánh giá: "Việc để Trung Quốc lãnh đạo thế giới và đưa Triều Tiên về phía họ không phải là lợi ích của chúng ta".
Chuyên gia Sharon Squassoni tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliot, Đại học George Washington thì cho rằng ông Biden sẽ áp dụng một hướng tiếp cận mang tính nguyên tắc hơn với Triều Tiên, mà theo đó, ủng hộ "các mục tiêu giải trừ quân bị và đảm bảo các lợi ích an ninh dài hạn của Mỹ".
Theo nhà phân tích này, Triều Tiên sẽ "là một mục tiêu hàng đầu về chính sách đối ngoại với ông Biden ngay từ đầu", thậm chí cả khi ông Kim Jong Un không tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm khiêu khích Mỹ.
Bà Sharon Squassoni cho rằng ông Biden biết việc phớt lờ sẽ không phải là giải pháp khi đối phó với Triều Tiên.
"Tình hình có vẻ sẽ yên ắng hơn về mặt ngoại giao so với những gì ông Trump từng làm nhưng tôi nghĩ vấn đề Triều Tiên vẫn sẽ là một ưu tiên".
Những đồng minh Đông Bắc Á
Các chuyên gia hiện cũng đang xem xét về việc chính quyền ông Biden sẽ có các chiến lược như thế nào với các nước Đông Bắc Á khác. Các lãnh đạo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã chúc mừng ông Biden, đồng thời nói rằng họ muốn hợp tác với Mỹ trong các liên minh.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã cân nhắc đến việc giảm sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc và cho thấy Washington muốn Seoul trả nhiều tiền hơn cho việc quân đội Mỹ đồn trú tại nước này sau khi thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng hết hạn năm 2019.
"Việc yêu cầu Hàn Quốc chi trả nhiều hơn cho các chi phí quân đội Mỹ đồn trú tại nước này là điều dễ hiểu với bất kỳ chính quyền nào ở Washington", ông Revere cho hay, đồng thời dẫn ra việc Hàn Quốc đã nhất trí tăng các khoản đóng góp này.
"Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã bác bỏ việc tăng thêm đáng kể chi phí này và vẫn đòi hỏi thêm".
Ông Revere cho biết các đòi hỏi mà ông Trump đưa ra được cho là "quá mức, không công bằng và không có tính tương trợ", đồng thời nhận định, chính quyền Tổng thống Trump không nhận ra rằng việc duy trì sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc không chỉ có ý nghĩa bảo vệ Hàn Quốc mà còn có lợi với cả Mỹ.
"Tôi cho rằng rõ ràng chính quyền ông Biden sẽ hiểu điều này và nhanh chóng có một thỏa thuận phù hợp với các đồng minh Hàn Quốc.
Leif-Eric Easley, một giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul nhận định, ông Biden sẽ "yêu cầu các khoản gia tăng chi phí phù hợp hơn" trong việc chia sẻ ngân sách quốc phòng mà không cần đe dọa đến việc rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá chính quyền ông Biden sẽ nhạy cảm hơn với việc chia sẻ các gánh nặng quốc tế khi cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra ở Mỹ.
Về phía Nhật Bản, Mỹ cũng sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ với nước này.
Theo chuyên gia Adenwala, điều đó là bởi ông Biden sẽ không theo đuổi một "chính sách khó đoán định và chỉ chú trọng đến lợi ích".
"Ông Biden và Thủ tướng Suga Yoshihide không chia sẻ những điểm chung cá nhân như ông Trump và ông Shinzo Abe nhưng họ có thể hợp tác với nhau "dựa trên các lợi ích chung như thương mại và đặc biệt trong các vấn đề an ninh khi đối mặt với các chính sách ngày càng quyết đoán từ Trung Quốc", chuyên gia Adenwala đánh giá.
Chuyên gia Revere của Viện Brookings thì cho rằng đã có "sự băn khoăn đáng kể" ở Nhật Bản về chính sách của ông Trump với Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhà phân tích này, ông Biden có thể đối phó với Triều Tiên và giải quyết tốt các cuộc đàm phán về chia sẻ ngân sách quốc phòng, cũng như "khôi phục niềm tin vào khả năng thúc đẩy mối quan hệ an ninh và quốc phòng song phương của Mỹ"./.
Đây là quốc gia không vui nhất khi Biden thắng cử Các nhà phân tích cho rằng, Triều Tiên là quốc gia không vui nhất khi ông Biden thắng cử và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang lên kế hoạch cho một đợt thử tên lửa hạt nhân mới nhằm thách thức tân Tổng thống Mỹ. Triều Tiên được cho là sẽ không vui với chiến thắng của ông Biden Nhà lãnh đạo Triều...