Cựu đại sứ Mỹ lên tiếng về tuyên bố Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân
Cựu đại sứ Mỹ tại Nga cho biết những bình luận gần đây của một chính trị gia cấp cao ở Moscow về việc phát động chiến tranh hạt nhân là “không có gì mới”.
Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân đáng sợ. Ảnh Sputnik
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hiện là phó chủ tịch hội đồng an ninh nước này, cảnh báo rằng Nga có thể viện đến kho vũ khí hạt nhân của mình.
Ông Medvedev nói với Guardian rằng học thuyết hạt nhân của Nga sẽ không yêu cầu một quốc gia đối phương khai hỏa trước và liệt kê 4 kịch bản mà Nga sẽ tung ra kho vũ khí hạt nhân nếu: Nga bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân; nếu bất kỳ vũ khí hạt nhân nào khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc các đồng minh của Nga thì Nga sẽ đáp trả bằng một cuộc tấn công vào “cơ sở hạ tầng quan trọng” làm tê liệt các yếu tố răn đe hạt nhân của đối phương; nếu một hành động xâm lược được thực hiện chống lại Nga; nếu đối phương gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nước Nga.
Lờ cảnh báo của ông Medvedev là những cảnh báo hạt nhân mới nhất được đưa ra từ Moscow sau khi Tổng thống Nga Putin đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng “báo động cao” khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra ngày 24/2.
Tuần trước, Người phát ngôn Điện Kremlin- Dmitry Peskov đã từ chối loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chúng phải đối mặt với một “mối đe dọa hiện hữu”.
Video đang HOT
Sau đó, ông Dmitry Polyanskiy – Phó đại sứ Nga tại LHQ cũng cảnh báo Moscow có quyền triển khai vũ khí hạt nhân nếu bị “khiêu khích”.
Tuy nhiên, cựu đại sứ Mỹ, Michael McFaul, nói rằng các mối đe dọa vũ khí hạt nhân là “không có gì mới”, và tuyên bố rằng “không có” điều kiện nào trong số 4 điều kiện mà cựu Tổng thống Medvedev nêu ra là có thể xảy ra từ xa.
McFaul đã tweet: “Không có điều kiện nào trong số này hiện diện hoặc thậm chí đang bị đe dọa. Sẽ không có điều gì xảy ra. NATO sẽ không bao giờ tấn công phủ đầu Nga chứ chưa nói đến việc gây nguy hiểm cho sự tồn tại của Nga. Không bao giờ. Tôi không thấy bằng chứng nào cho thấy các lực lượng hạt nhân của Nga hiện đang trong tình trạng báo động cao hơn trước khi tấn công Ukraine”.
Ukraine và Nga chuẩn bị tham gia cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên trong hơn hai tuần dự kiến diễn ra trong hôm nay 29/3.
Các quan chức ở Kiev gần đây đã gợi ý rằng Moscow có thể sẵn sàng thỏa hiệp hơn khi chứng kiến sự phản kháng gay gắt của Ukraine và tổn thất nặng nề của Nga.
Trong khi đó về phía Ukraine, đích thân Tổng thống Zelensky nói rằng Ukraine có thể nhượng bộ về quy chế trung lập hay quy chế cho vùng Donbass. Ông Zelensky cho biết ông thấy việc gia nhập NATO là xa vời và không được ủng hộ từ nhiều thành viên NATO.
Báo Trung Quốc cảnh báo Australia có thể thành "mục tiêu tấn công hạt nhân"
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo Australia có thể trở thành "mục tiêu tấn công hạt nhân" nếu chiến tranh xảy ra, sau khi Australia thông qua thỏa thuận an ninh AUKUS với Mỹ và Anh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: Xinhua).
Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia công bố thỏa thuận hợp tác an ninh xuyên lục địa giữa ba nước lấy tên là AUKUS. Trong thỏa thuận này, Australia sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ cần thiết để có thể sở hữu đội 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Giới quan sát nhận định rằng, AUKUS được cho là nhằm đối phó các động thái mở rộng tầm ảnh của Trung Quốc trong khu vực. Vì vậy, sau khi thỏa thuận được công bố, Trung Quốc đã phát đi các thông điệp chỉ trích cũng như cảnh báo tới các nước tham gia AUKUS.
Phía Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích thỏa thuận này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo, nó sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực, gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Ông Triệu cho rằng, các nước không nên dựng lên các khối để nhằm mục tiêu hoặc gây thiệt hại tới lợi ích của bên thứ 3 và kêu gọi Australia xem xét lại lập trường với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thời báo Hoàn cầu , ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 16/9 đăng bài viết cảnh báo rằng Australia có thể trở thành "mục tiêu tấn công hạt nhân" nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra vì thỏa thuận AUKUS.
Trước đó, Australia khẳng định rằng, đội tàu ngầm mới của họ sẽ chỉ chạy bằng năng lượng nguyên tử và sẽ chỉ mang vũ khí thông thường.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định rằng, các tàu ngầm mới của Australia rất có khả năng được nâng cấp với kho vũ khí hạt nhân.
Báo Trung Quốc hoài nghi rằng, "Mỹ và Anh sẽ tương đối dễ dàng trang bị cho các tàu ngầm với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nếu họ thấy cần thiết". Báo Trung Quốc cảnh báo điều này có thể "đẩy Australia vào nguy hiểm" và "tham vọng của chính phủ Thủ tướng Morrison có thể khiến Australia hứng hậu quả có tính tàn phá nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra".
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, nếu xảy ra kịch bản Australia sở hữu vũ khí hạt nhân, các nước có vũ khí hạt nhân, ví dụ như Trung Quốc, "sẽ phải đối mặt trực tiếp với mối đe dọa từ tàu ngầm của Canberra, vốn phục vụ cho nhu cầu chiến lược của Mỹ". Trung Quốc khi đó sẽ "không coi Australia là một quốc gia phi hạt nhân" mà là "một đồng minh của Mỹ có thể được trang bị vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào". Theo Thời báo Hoàn cầu, Australia khi đó sẽ trở thành "mối đe dọa hạt nhân" với nhiều quốc gia khác và "mục tiêu hạt nhân tấn công tiềm tàng" trong kịch bản chiến tranh hạt nhân bùng phát giữa các bên.
Chen Hong, giám đốc trung tâm nghiên cứu Australia từ đại học Sư phạm Hoa Đông nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ coi Australia là mối đe dọa chiến lược hay đối thủ quân sự.
"Tuy nhiên, việc Australia triển khai tàu ngầm hạt nhân sẽ buộc Trung Quốc thay đổi phản ứng với Australia và Bắc Kinh sẽ buộc phải điều chỉnh lại việc triển khai quân sự và các biện pháp đối phó sau động thái mới nhất của Canberra", ông Chen nhận định.
Mỹ và Israel hợp tác ngăn chặn Iran trang bị vũ khí hạt nhân Tại cuộc họp báo chung sáng 27/3 tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cam kết sẽ hợp tác ngăn chặn Iran phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Israel, cuộc họp báo diễn ra sau cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng nhân...