Cứu cô gái trẻ 22 năm mang ‘khuôn mặt quỷ’
Lúc mới ra đời, P.T.T.T, 22 tuổi, quê Đắk Lắk đã có cục u nhỏ trên mặt. Càng lớn, u càng to, kéo xệ cả khuôn mặt. Dù gia đình đưa T chạy chữa khắp nơi, nhưng họ nhận được chỉ là cái lắc đầu từ chối.
TS.BS Nguyễn Văn Thanh kiểm tra sức khỏe cho cô gái mang khối u 22 năm
Ngày 31/8, TS.BS Nguyễn Văn Thanh – Chuyên khoa phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, vừa phẫu thuật thành công một ca bệnh khó, tìm lại khuôn mặt cho cô gái trẻ. Bệnh nhân là P.T.T.T, 22 tuổi, quê Đắk Lắk.
Chia sẻ với phóng viên báo Tiền Phong, T. kể, khi còn đi học thường xuyên bị bạn bè trêu chọc vì cục u “kỳ cục” trên mặt; tới lúc xin đi làm, cô cũng không được nhận vì khuôn mặt kỳ dị.
Nữ bệnh nhân trước khi phẫu thuật (ảnh: BSCC)
“Em mong mình có khuôn mặt bình thường như bao người khác để có thể đi làm, phụ giúp cha mẹ già đỡ vất vả” – T nói và cho biết, cô rất thích học trang điểm với ước mong làm đẹp cho mọi người.
“Gia đình có 4 anh chị em. Các anh chị khác đều không bị bệnh này, chỉ có T bị cục u trên mặt ngay từ lúc mới lọt lòng. Càng lớn u càng to! Dù gia đình rất khó khăn, nhưng hễ dành được chút tiền lại đưa con đi chữa bệnh. Tuy nhiên, các nơi đều lắc đầu bảo đây là ca khó, không tìm ra nguyên nhân… Nhìn con đang tuổi thanh xuân mà mắc căn bệnh lạ, không dám ra đường, chỉ quanh quẩn trong nhà khiến người làm mẹ như tôi đây rất đau lòng” – mẹ cô gái T.T xót xa nói.
Video đang HOT
Theo BS Nguyễn Văn Thanh, đây là khối u thần kinh lan tỏa nửa mặt phải, từ khối u nhỏ đã phát triển suốt hơn 20 năm, làm biến dạng toàn bộ vùng mặt bên phải, gây mù mắt phải, toàn bộ gương mặt bị biến dạng rất khủng khiếp. Do đó, BS phải rất cẩn thận, tỉ mỉ để làm sạch khối u cho bệnh nhân.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Năm 2019, tôi đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nam 28 tuổi, mang khối u 17 năm. Trước đó BS Thanh cũng đã phẫu thuật một ca tương tự ở Sóc Trăng. Do đó, khi nhận ca bệnh này, BS Thanh tự tin có thể giúp cô gái trẻ tìm lại khuôn mặt bình thường.
BS Bệnh viện Nguyễn Tri Phương quyết trả lại gương mặt bình thường cho cô gái (ảnh: BSCC)
Một thuận lợi là nhờ hệ thống phòng mổ với dụng cụ đầy đủ, giúp phẫu thuật viên thực hiện được những kỹ thuật khó, cụ thể là kỹ thuật vi phẫu. Ngoài ra đội ngũ gây mê của bệnh viện theo mô hình hợp tác Viện – Trường nên việc gây mê cho bệnh nhân tốt, giúp kỹ thuật viên yên tâm trong quá trình phẫu thuật.
Trong lần phẫu thuật này, BS Thanh đã thực hiện kết hợp 2 bước: điều trị khối u và điều trị thẩm mỹ.
“Khi cắt được một phần khối u, quan trọng là bóc tách được toàn bộ khối da thừa để tạo hình lại khuôn mặt theo kỹ thuật căng da mặt, đồng thời loại bỏ một phần khối u da để căng lại da mặt cho bệnh nhân, cân đối với khuôn mặt bên trái. Bên cạnh đó, bệnh nhân được phẫu thuật lại cánh mũi bên phải để tạo hình lại mũi cho cân xứng hai bên” – BS Thanh cho biết.
Sau 4 ngày phẫu thuật, gương mặt bệnh nhân đang dần hồi phục
Theo BS Thanh, việc cầm máu rất khó khăn vì chảy máu ồ ạt do mạch máu nuôi khối u. Tính chất khối u nhão, bở, rải rác mạch máu rất nhiều.
Sau 4 giờ phẫu thuật, ca mổ thành công. Hiện tại vết thương khô, tình trạng phù nề ít và chuẩn bị xuất viện.
“Lần này chúng tôi sử dụng kỹ thuật vi phẫu để bóc tách, cầm máu. Việc tạo hình lại mắt cần phải chờ bệnh nhân bớt phù nề rồi mới tạo hình lại mí mắt. Khối u này tiến triển đã một thời gian dài, nay đã tới lúc thoái biến gây ra tình trạng mũn (nhão) nên sẽ không có tình trạng tăng sinh trở lại, công với việc đã cắt đi một phần của khối u, do đó khả năng tái lập lại khối u gần như không có” – BS Thanh cho biết.
Cô gái trẻ hy vọng có gương mặt bình thường để tiếp tục theo đuổi đam mê trang điểm, làm đẹp cho mọi người
Lượng da bên phải do một quá trình dài bị tổn thương cho thần kinh, sức căng da mặt giảm đi nhiều. Sau khi căng da cần thời gian phục hồi. Bệnh nhân cần theo dõi và tái khám trong vòng từ 3-6 tháng.
Trong y văn, u thần kinh thường khó xác định nguyên nhân, có thể do virus, di truyền… Đến nay chưa có cách nào phòng ngừa được bệnh này, phương pháp điều trị hiệu quả là phẫu thuật cắt bỏ khối u gây chèn ép vào các cơ quan, ảnh hưởng đến chức năng sống và thẩm mỹ. Do đó, khi phát hiện có khối u, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm, tránh để khối u phát triển quá lớn, dẫn tới việc có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần cơ thể bị bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở trên xe taxi
Vì ngại dịch bệnh COVID-19, ông Nguyễn Văn D. (67 tuổi, quận 6) không đến bệnh viện tái khám và cũng không sử dụng thuốc đều đặn như trước nên đột ngột lên cơn khó thở.
Ngay lập tức, người nhà đã gọi xe taxi đưa ông D đi bệnh viện nhưng ông đã ngưng tim, ngưng thở ngay trên đường đi.
Ngày 18/8, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, ông D. nhập viện cấp cứu vào đêm 10/8 trong tình trạng tím tái, mạch bằng 0, ngưng thở. Qua đánh giá ban đầu, ê kip trực cấp cứu khoa Cấp cứu nhận định bệnh nhân D. đã ngưng tim, ngưng thở và tiến hành hồi sức tim phổi nâng cao ngay lập tức. Đồng thời, toàn bộ êkip được điều động và luân phiên hồi sức tim phổi cho bệnh nhân.
Bệnh nhân đến cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng tím tái, ngưng thở. Ảnh: CTV
Sau 10 phút hồi sức liên tục, tim bệnh nhân đập trở lại. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và tiếp tục điều trị chuyên sâu đến khi có dấu hiệu tỉnh, có thể tiếp xúc bằng mắt sau 2 giờ điều trị.
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, ông D. có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đang điều trị. Tuy nhiên, 1 tháng nay thấy sức khỏe trong người ổn định và ngại đến bệnh viện do dịch COVID-19 nên ông D. sử dụng thuốc không điều độ.
Trước khi nhập viện 20 phút, ông D. đột ngột lên cơn khó thở, gia đình đã gọi taxi đưa ông D. đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông D bắt đầu tím tái, ngưng thở và không còn tiếp xúc được trên xe taxi.
Theo bác sĩ Bùi Anh Triết, khoa Cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngưng tim ngoài viện từ lâu là một thách thức lớn đối với ngành y. Theo các các nghiên cứu trong và ngoài nước, tỉ lệ cứu sống được một trường hợp ngưng tim ngoài viện còn rất khiêm tốn. Điển hình tại Mỹ, trong các nghiên cứu năm 2007 và 2010 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân sống sót ra viện chiếm khỏang 5% - 10%
"Một bệnh nhân ngưng tim ngoài bệnh viện thì có 9 phần là không qua khỏi, chỉ 1 phần là có thể sống", bác sĩ Bùi Anh Triết cho biết thêm.
Sau khi được điều trị ổn định, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến phòng bệnh nặng của khoa Hô hấp bệnh viện và sau 2 ngày, bệnh nhân đã được rút nội khí quản và tỉnh táo bình thường.
Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn, có thể đi lại và sinh hoạt gần như bình thường so với trước khi vào viện.
Mổ tách ngón tay dính chặt của thiếu nữ Bệnh nhân nữ, 19 tuổi, bị bỏng nước sôi từ bé, được sơ cứu bằng phương pháp dân gian nên các ngón tay 3, 4, 5 dính chặt vào nhau. Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Mạnh Công, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quang chia sẻ ca phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ do mình trực tiếp thực hiện, ngày...