Cựu Chủ tịch HĐQT SCB: ‘Vợ và mẹ bị cáo khóc hết nước mắt’
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) nói rằng sau khi nghe Viện KSND TP.HCM luận tội, đề nghị án chung thân khiến bị cáo không ngủ được, vợ và mẹ bị cáo khóc hết nước mắt.
Bị cáo cho rằng mức đề nghị án chung thân là quá nặng.
Ngày 21.3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo gây thiệt hại cho SCB. Theo đó, các luật sư tiếp tục bào chữa cho các cựu lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Bị cáo Bùi Anh Dũng. Ảnh TTBC
Bào chữa cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò đồng phạm của bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan và cho rằng bị cáo Dũng không giúp sức tích cực cho bị cáo Trương Mỹ Lan.
Cụ thể, căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa, qua các thời kỳ, khi có nhu cầu vay vốn, việc lập khống hồ sơ vay được bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo cấp dưới tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức nhằm thực hiện các khoản vay của mình. Bị cáo Bùi Anh Dũng không tiếp xúc trực tiếp ý chí chỉ đạo từ bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trương Mỹ Lan dành 1.650 tỉ đồng để khắc phục cho chồng và Trương Huệ Vân
Theo luật sư, phần lớn các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB đã được giải ngân trước khi công tác tham mưu, phê duyệt được thực hiện hoặc nếu được HĐQT phê duyệt trước khi giải ngân, thì bị cáo Dũng chỉ được tiếp xúc sơ do cấp dưới trình lên sau khi hợp thức hóa.
Từ đó, luật sư cho rằng thân chủ của mình với vị thế, hoàn cảnh của mình, dù khoản vay của Trương Mỹ Lan thì bị cáo Bùi Anh Dũng buộc phải ký duyệt một cách bị động mà không thể làm khác đi được.
Thừa nhận hành vi như cáo buộc
Ngoài ra, luật sư nói thêm, về mặt ý chí chủ quan, bị cáo Dũng chỉ là người lao động, làm công ăn lương, thực hiện công việc với tư cách lệ thuộc. Bị cáo Dũng không có đủ tài liệu, điều kiện để có thể nhận thức, đánh giá chính xác hành vi của mình.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh NGUYỄN ANH
“Vì muốn tốt cho SCB, với bản tính trung thực, hiền lành, bị cáo Bùi Anh Dũng bị đưa vào guồng để tạm đảm nhận một mắt xích nhỏ trong một quy trình lớn mà chỉ có ai trung thực, hiền lành, không quậy phá cũng có thể làm được”, luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch HĐQT SCB nhấn mạnh.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét lại vấn đề định giá tài sản và nên giao tài sản cho cơ quan thi hành án bán đấu giá, để đảm bảo tài sản được thu hồi tối đa hơn là giao tài sản cho SCB (bị hại trong vụ án) xử lý.
Viện KSND TP.HCM trước đó luận tội và đề nghị mức án chung thân đối với bị cáo Bùi Anh Dũng về tội 2 tội danh tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Cựu Chủ tịch SCB ‘không quậy phá’ bị đề nghị án chung thân, luật sư nói gì?
Cáo trạng xác định, từ tháng 4.2013 đến tháng 9.2022, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Bùi Anh Dũng với các vai trò quản lý khác nhau, đã ký đồng ý cho 465 khách hàng vay 611 khoản để Trương Mỹ Lan sử dụng không đúng mục đích.
Cáo trạng xác định, bị cáo Bùi Anh Dũng đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan, gây hậu quả thiệt hại cho SCB hơn 317.000 tỉ đồng gồm nợ gốc lẫn lãi.
Tại tòa, bị cáo Bùi Anh Dũng thừa nhận hành vi như cáo buộc. Bị cáo khai, quá trình làm việc tại SCB, ngoài tiền lương, tiền thưởng nhân dịp lễ, tết, bị cáo Bùi Anh Dũng còn được bị cáo Trương Mỹ Lan thưởng 40 tỉ đồng vào dịp tết 2020 – 2021, thưởng cho 500.000 cổ phiếu SCB (tương đương 5 tỉ đồng).
Cháu gái bà Trương Mỹ Lan mong được khoan hồng để sớm trở về
Tự bào chữa, bị cáo Trương Huệ Vân - cháu gái bà Trương Mỹ Lan mong HĐXX khoan hồng và xin giảm nhẹ cho cấp dưới.
Ngày 21-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư (LS).
Hôm qua (ngày 20-3), các luật sư đã bào chữa cho bảy bị cáo, gồm luật sư của bị cáo: Trương Mỹ Lan, Nguyễn Văn Du (cựu quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty Dầu khí Đông Phương), Đào Chí Kiên (Phó tổng giám đốc Công ty Dầu khí Đông Phương), Tạ Chiêu Trung (Tổng giám đốc Công ty Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT SCB), Trương Huệ Vân (cháu bị cáo Lan) và các bị cáo bị truy nã và xét xử vắng mặt, gồm: Đinh Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Sương, Trầm Thích Tồn.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tự bào chữa và bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày, trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng bị cáo quanh co chối tội khiến bản thân rất đau xót, bản thân không quanh co chối tội. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại hoàn cảnh xảy ra vụ án, xem xét lại các cáo buộc đối với bị cáo.
Về thiệt hại của vụ án, bị cáo Lan đề nghị HĐXX xem lại kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân vì thời điểm định giá thì giá trị của các tài sản chỉ bằng một nửa so với giá trị thực tế trước khi bị bắt.
Đối với toà nhà 19 đường Nguyễn Huệ, quận 1 (hội sở SCB), bị cáo Lan mong HĐXX xem xét vì "toà nhà này là của gia đình bị cáo, hiện cho SCB thuê; hơn một năm nay SCB nợ tiền thuê nhà".
LS bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân đề nghị HĐXX xem xét lại mức án mà đại diện VKS đề nghị 19 - 20 năm tù đối với bị cáo là quá nghiêm khắc; cần phân hóa rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bị cáo.
Bị cáo Vân không làm việc trực tiếp với SCB nên không thể biết rõ các sai phạm liên quan. Bị cáo Vân hoàn toàn tin tưởng bị cáo Lan và được bị cáo Lan nuôi ăn học từ nhỏ, gọi bị cáo Lan là mẹ, nên bị cáo Vân luôn nghe lời và hoàn toàn lệ thuộc bị cáo Lan.
Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo LS, năm 2021, Vạn Thịnh Phát mua lại Công ty Lavifood. Bị cáo Lan đã giao cho bị cáo Vân điều hành trực tiếp. Vân đã thuê bị cáo Nguyễn Phi Long làm tổng giám đốc. Công ty Lavifood là công ty có thật; chuyên sơ chế, chế biến rau củ...
Bị cáo Vân chỉ tiếp nhận ý chí chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan rồi chỉ đạo lại cho Nguyễn Phi Long thực hiện. Bị cáo Vân không làm việc trực tiếp với SCB nên không thể biết rõ các sai phạm liên quan.
LS đề nghị HĐXX xem xét lại các tình tiết tăng nặng đối với bị cáo. Bị cáo Vân đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đề nghị HĐXX áp dụng Khoản 2 Điều 54 BLHS đối với bị cáo.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Vân trình bày bản thân thiếu hiểu biết pháp luật và xin HĐXX khoan hồng để để sớm trở về. Bị cáo Vân cũng xin HĐXX xem xét giảm hình phạt cho hai bị cáo cấp dưới của mình là Nguyễn Phi Long và Đặng Quang Nguyên.
Đối với năm bị cáo còn lại, các luật sư bào chữa trình bày, các bị cáo là người làm công ăn lương, không thỏa thuận; không hưởng lợi mà chỉ hưởng lương theo quy định. Các LS mong HĐXX xem xét một cách khách quan, hợp tình hợp lý để có phán quyết khách quan, nhân văn nhất đối với các bị cáo.
Trước đó, tại phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt đối với bị cáo: Trương Mỹ Lan mức án tử hình, Trương Huệ Vân 19 - 20 năm tù, Nguyễn Văn Du 3 - 4 năm tù; Nguyễn Thanh Tùng 6 - 7 năm tù, Đào Chí Kiên 4 - 5 năm tù, Tạ Chiêu Trung 22 - 24 năm tù.
Các bị cáo bị truy nã và xét xử vắng mặt: Đinh Văn Thành tù chung thân, Nguyễn Thị Thu Sương 16 - 17 năm tù, Trầm Thích Tồn 15 - 16 năm tù.
Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xem xét lại tội danh tham ô tài sản Luật sư của bà Trương Mỹ Lan cho rằng cần xem xét, đánh giá về nguyên nhân và bối cảnh thân chủ của mình tham gia vào việc hợp nhất ba ngân hàng. Ngày 20-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy...