Cựu Chủ tịch Bartomeu bị tố bôi nhọ Messi: Barca đang ‘mục ruỗng từ bên trong’
Sự kiện cựu Chủ tịch Barca bị bắt thêm một lần nữa vạch trần lớp vỏ giả tạo đằng sau hình ảnh lung linh, hào nhoáng của Barcelona.
Chiều 1/3, ông Josep Bartomeu, cựu Chủ tịch Barcelona, bị bắt giữ tại nhà riêng. Ngoài ông Bartomeu, Giám đốc điều hành (CEO) đương nhiệm của CLB là Oscar Grau, trưởng bộ phận pháp lý Roman Gomez Ponti và luật sư của ông Bartomeu là Jaume Masferrer cũng bị bắt tại văn phòng.
Bartomeu cùng các cộng sự bị dẫn giải do liên quan đến vụ “Barcagate” đầy bê bối ở mùa giải trước. Sự kiện đời chủ tịch thứ ba liên tiếp của Barca dính vòng lao lý cho thấy quá nhiều vấn đề đang hủy hoại thanh danh của một trong những CLB lớn nhất thế giới này.
Bartomeu bị bắt.
“Barcagate” là gì?
“Barcagate” là cách gọi tên của truyền thông Tây Ban Nha đối với sự kiện Barca bị cáo buộc thuê một công ty chuyên về truyền thông marketing có tên I3 Ventures. Công ty này được lãnh đạo Barca trả tiền để sản xuất những nội dung ca ngợi Bartomeu, đồng thời bôi nhọ một số ngôi sao của đội bóng (Lionel Messi và Gerard Pique), các ứng viên tranh cử chức chủ tịch CLB ( Victor Font, Joan Laporta hay Agusti Benedito) và một số huyền thoại của đội bóng trên mạng xã hội, trong đó có Facebook, Twitter.
BLĐ Barca phủ nhận cáo buộc và tuyên bố chấm dứt hợp đồng với I3 Ventures ngay lập tức. Ông Bartomeu sau đó được cho tổ chức cuộc họp nhằm trấn an các cầu thủ và thuê một công ty độc lập khác để điều tra vụ việc. Kết quả từ cuộc điều tra này cho thấy Bartomeu trong sạch.
Tuy nhiên, các ngôi sao Barca không tin vào lãnh đạo. ” Trong nhiều năm qua, tôi biết nhiều thành viên ở Barca đã trở nên thông minh hơn và họ không thể bị thao túng dễ dàng. Họ biết ai muốn làm hại câu lạc bộ, những người đó khiến CLB bị thiệt hại nặng nề về mặt truyền thông, chính trị lẫn kinh tế “, Pique chỉ trích.
Thông tin mật trong hợp đồng của Messi bị đưa lên báo.
Video đang HOT
Trong bài phỏng vấn độc quyền với Goal , Messi cũng khẳng định cựu Chủ tịch Bartomeu là “kẻ dối trá” và “không có dự án nghiêm túc cho Barca”. Trước áp lực khủng khiếp từ truyền thông và người hâm mộ, Bartomeu phải từ chức.
Sự bùng phát của “Barcagate” khiến giới mộ điệu đặt dấu hỏi về hậu trường CLB. Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cầu thủ là chuyện không hiếm trong bóng đá hiện đại, nhưng rất ít lãnh đạo CLB “giật dây” để công kích chính cầu thủ của mình trên báo chí, truyền thông như Bartomeu đã làm.
Việc cựu Chủ tịch Barca cùng cộng sự phải tra tay vào còng để phục vụ điều tra cho thấy thông tin về “Barcagate” là có cơ sở. Ngoài ra, Bartomeu còn bị bắt với cáo buộc “gian lận trong điều hành, tham nhũng và rửa tiền”.
Những ngày cuối cùng còn tại vị, Bartomeu đã sa thải các cộng sự thân tín, khiến dư luận bất bình về cách đối xử với Messi và để lại cho đội bóng xứ Catalunya khoản nợ lên tới 1,2 tỷ euro mà Barca chưa thể thanh toán đủ.
Barca hỗn loạn
Ngay sau thông tin khoản nợ của Barca bị phơi bày, nhật báo El Mundo đăng tải thông tin chi tiết về hợp đồng trị giá nửa tỷ euro của Messi. Đi xa hơn nữa, báo này đánh giá khoản tiền khổng lồ trả cho Messi đã “hủy hoại” Barca, khi con số 555 triệu euro trong hợp đồng đã bằng gần nửa số nợ CLB hiện tại.
Thông tin về hợp đồng của Messi là “dữ liệu mật”, nhưng được công khai từng chi tiết cho cánh báo chí. Những thành viên trong ban lãnh đạo CLB – những người trực tiếp đàm phán và nắm rõ hợp đồng của Messi, bị nghi ngờ tiết lộ thông tin cho báo giới, nhằm đánh lạc hướng dư luận và đẩy trách nhiệm lên Messi.
Barca không còn nhìn về một hướng.
Bằng lập luận rằng Messi đang được hưởng con số phi lý ở CLB, lãnh đạo Barca che mờ đi yếu kém trong khâu điều hành và chuyển nhượng, vốn là những cú đấm quyết định khiến triều đại của Bartomeu sụp đổ. Phong độ chói sáng của Messi đã ngăn chặn điều này xảy ra, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Vụ rò rỉ hợp đồng của Messi là “Barcagate” thứ hai, khi mặt báo trở thành chiến trường để BLĐ Barca bôi nhọ cầu thủ. ” Tôi bất ngờ khi đọc được nội dung hợp đồng của Messi trên báo chí. Tôi không thể ngờ con người có thể làm điều kinh khủng như vậy. Barca có ngày hôm nay là nhờ vào Leo “, Suarez chia sẻ với Onda Cero.
Chân sút người Uruguay đồng cảm với Messi, khi chính anh cũng bị “hất cẳng” khỏi sân Camp Nou chỉ bằng cuộc điện thoại kéo dài vài phút đến từ HLV Ronald Koeman.
Là một trong những tiền đạo ghi nhiều bàn nhất lịch sử Barca, Suarez phải ra đi “không kèn, không trống” với cái giá rẻ như cho. Theo một số nguồn tin, lãnh đạo Barca “đuổi khéo” Suarez, Arturo Vidal để hạn chế quyền lực của Messi. Suarez sang Atletico Madrid, ghi 18 bàn và giúp đội nhà đang hơn Barca 5 điểm.
Suarez đang hạnh phúc ở Atletico.
Ở năm cuối cùng của hợp đồng, Messi vẫn là ngôi sao số 1, nhưng tập thể Barca đã quá rệu rã để siêu sao người Argentina gồng gánh tới thành công. Chính Messi cũng không thể tập trung vào chơi bóng. Trước khi bị rò rỉ hợp đồng, Messi bị Bartomeu cấm rời Barca và sa vào cuộc khẩu chiến với cựu GĐKT Eric Abidal.
Theo Abidal, một số cầu thủ Barca đã “không tập luyện, thi đấu hết mình dưới sự chỉ đạo của HLV Ernesto Valverde”. Đáp lại, Messi nói rằng Abidal không nên “úp mở”, mà phải công khai cái tên mà ông muốn nhắm tới.
Nội bộ Barca không còn nhìn về một hướng. Những cuộc đấu đá nội bộ trong những năm qua đã khiến Barca như cái cây bị sâu mọt cày nát bên trong.
Ngốn cả tấn tiền của Barca nhưng Messi cũng đem lại nguồn thu cực khủng
Những câu chuyện về tài chính xoay quanh Lionel Messi lại một lần nữa được đem ra phân tích.
Mới đây, dư luận dậy sóng khi chi tiết trong hợp đồng của Lionel Messi và Barcelona được tiết lộ. Tài liệu dài 30 trang cho thấy M10 kiếm được 140 triệu euro mỗi năm. Kèm theo đó là một loạt khoản tiền thưởng khác, trong đó có cả "phí trung thành" 39 triệu euro Messi sẽ nhận được nếu ra đi vào mùa hè này.
Chi tiết số tiền Messi kiếm được trong 4 năm vừa qua
Một loạt những ý kiến trái chiều được đưa ra về những con số kể trên. Không ít người cho rằng Messi là nguyên nhân chính khiến Barca nằm bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính vừa khẳng định Messi còn giúp đội bóng của mình kiếm được số tiền chẳng kém gì con số mà họ bỏ ra để giữ chân anh.
Nhà kinh tế học Marc Ciria cho hay Messi mang về nguồn thu trị giá 306 triệu euro. Con số đó có được là từ các trang mạng, các nền tảng truyền thông đại chúng. Cùng với đó tất nhiên là cả việc mua bán và thu hút cổ động viên đến sân vận động. Một chiếc áo đấu in tên Messi có giá từ 100 đến 200 euro. Điều ấn tượng là mỗi năm có tới 2 triệu chiếc áo như vậy được bán.
El Pulga đem lại nguồn thu cực khủng cho CLB chủ quản của mình
Dựa theo con số của Ciria, có thể thấy lợi nhuận mà Messi tạo ra lên đến 170 triệu euro. Ciria còn cho biết các nhà tài trợ của Barcelona gia hạn hợp đồng dựa trên hợp đồng của Messi. Điều đó chứng tỏ họ đang dựa vào thương hiệu của Messi hơn là thương hiệu của Barca.
Trả lời báo Libertad Digital, Ciria khẳng định: "Messi là một phần quan trọng trong nguồn thu thường xuyên của Barcelona. Tôi đang phân tích số tiền anh ấy mang lại cho CLB, nó ở ngưỡng 280 đến 340 triệu euro. Nếu lương hằng năm của Messi là 140 triệu euro thì ít nhất Barca cũng kiếm được 100 triệu euro".
Cinto Ajram, cựu giám đốc phụ trách quan hệ đối tác của Barca cũng có chung quan điểm: "Các thương hiệu sẽ không dám gia hạn hợp đồng thêm 3 hay 4 năm. Bởi họ không biết giá trị của CLB sẽ ra sao nếu như không có Messi".
Joan Laporta, người từng là chủ tịch CLB từ 2003 đến 2010 trả lời RAC1: "Messi tạo ra nguồn thu lớn hơn mức lương của anh ấy. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu và thấy rằng nguồn thu từ Messi chiếm 1/3 tổng nguồn thu của Barca".
Cựu chủ tịch Barca khẳng định Messi đóng góp vào 1/3 nguồn thu của CLB
Trên thực tế, việc Messi rời Barca trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ xảy ra. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc đàm phán tiền bản quyền truyền hình của cả giải đấu. Nhiều nguồn tin tiết lộ các nhà đài không sẵn sàng trả mức phí trên trời nếu Messi không xuất hiện trên màn ảnh của họ.
Cựu Chủ tịch Barca: "Lionel Messi đã bị lừa dối" Cựu Chủ tịch Barca Joan Laporta cho rằng Lionel Messi đã bị lừa dối và tiền bạc không phải vấn đề quyết định tương lai của siêu sao người Argentina. Cựu Chủ tịch Barca Joan Laporta sẽ ra tranh cử vào tháng Giêng năm 2021. (Ảnh: Marca) Sau khi Chủ tịch tạm quyền của Barca, Carles Tusquets chia sẻ trên kênh RAC1 rằng...