Cựu chiến binh bị lừa mất nhà: Nữ nhân viên bị OCB … chối bỏ (2)
Chuyện đau lòng của cựu chiến binh vay 97 triệu mất căn nhà 2 tỷ đồng khởi nguồn từ nghi án móc nối của nhân viên OCB. Dù ngân hàng này chối bỏ, danh danh tính của nữ nhân viên này đã được xác minh.
Tin tức điều tra ở kỳ 1 “Đau lòng, cựu chiến binh vay 97 triệu mất căn nhà 2 tỷ(1)” báo Người Đưa Tin đã nêu câu chuyện về cựu quân nhân trong lực lượng Quân chủng Hải quân là ông Nguyễn Bá Đức (sinh năm 1960) đã vay số tiền 97 triệu đồng từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) để cho con đi học, đến hạn trả nợ còn thiếu 60 triệu đồng thì gia đình ông mất khả năng chi trả. Bà Oanh, nhân viên OCB sau nhiều vòng “dắt mối” đã tạo điều kiện cho vợ chồng ông Đức gặp bà Nguyễn Thị Thu An để bà An cho vay tiền đáo hạn ngân hàng. Tuy nhiên, khác với những kiểu vay thông thường, bà An lại yêu cầu “khách hàng” của mình đến phòng công chứng ký vào giấy ủy quyền mới được nhận tiền, như một “chiêu thức” của loại hình dịch vụ tín dụng đen.
Đơn kêu cứu và tố cáo được ông Đức gửi các cơ quan chức năng.
Do bất cẩn và quá cần số tiền để đáo hạn cho OCB, cộng thêm sự hối thúc dồn dập từ phía bà Thu An và nhân viên công chứng, phía gia đình ông Đức đã vội đặt bút ký giấy tờ ủy quyền nhà mà không hề biết nội dung bên trong là gì. Một ngày sau khi hợp đồng Ủy quyền được ký, bà Thu An nhanh chóng chuyển nhượng tài sản là căn nhà của ông Nguyễn Bá Đức cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh Trung và bà Nguyễn Thị Thanh Nhâm với giá rẻ 500 triệu đồng (giá trị thực tế căn nhà là 2 tỷ đồng).
Liên tiếp sau đó, căn nhà mà gia đình ông Đức đang cư ngụ được mua đi bán lại, chuyền tay nhau giữa các “tân chủ nhà” một cách âm thầm mà ông không hề hay biết bởi… chưa từng có một chủ nhà nào đến xem hiện trạng căn nhà. Đến năm 2013, khi người chủ mới là bà Lệ Vy tiếp quản căn nhà và thuê giang hồ đến dọa đuổi hai vợ chồng ông Đức đi thì ông Đức mới vỡ lẽ… nhà mình đã bị bán từ hồi giờ!
Chúng tôi liên hệ với ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB để xác minh vụ việc cũng như hướng xử lý đối với nhân viên liên quan đến việc khách hàng bị lừa mất nhà. Ông Tùng khẳng định, không hề biết vụ việc này, nếu có thì người nhân viên kia cũng bị xử lý đuổi việc.
Bằng chứng bà Oanh vẫn là “người” của ngân hàng và OCB cần phải có trách nhiệm đối với khách hàng là ông Đức.
Bên cạnh đó, phía OCB cũng gửi thư điện tử xác nhận: “Hiện tại chưa có chứng cứ nào xác thực về việc nhân viên ngân hàng dính đến đường dây lừa đảo. Nếu có thì OCB sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và nội quy lao động theo bộ quy chuẩn nghề nghiệp của OCB được ban hành”.
Tuy nhiên, sau khi OCB có thông tin xác nhận như trên theo sự chất vấn từ Người Đưa Tin, chẳng hiểu thông tin rò rỉ từ đâu, biết được báo chí đang vào cuộc thì người nhân viên tên Oanh được đề cập trong đơn khiếu nại bỗng nhiên xuất hiện ở nhà ông Đức… khóc lóc xin lỗi và đổ trách nhiệm cho gia chủ vì không đọc kỹ nội dung chứ cô này chỉ là người giới thiệu người cho vay, không liên quan đường dây lừa đảo tín dụng đen và mong ông Đức bỏ qua chuyện này (?!).
Video đang HOT
Liên tiếp những ngày sau đó khi ông Đức liên lạc để “xin” lại giấy tờ nhà đã thế chấp ngân hàng trước đây thì bà Oanh liên tục trì hoãn bảo đợi “sếp duyệt” và sau đó thì mất liên lạc, điện thoại cũng tắt máy.
Để xác minh bà Oanh có phải “người của ngân hàng” không và hiện đang công tác tại đâu, PV Người Đưa Tin đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra thì được biết, bà Oanh tên đầy đủ là Diệp Thị Hoàng Oanh, làm việc tại phòng tín dụng của Phòng Giao dịch quận 8, ngân hàng OCB. Trước đây, bà Oanh làm việc tại phòng giao dịch trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 sau đó di dời chuyển về đây.
Sau khi Người Đưa Tin chất vấn OCB thì bà Oanh bỗng nhiên xuất hiện tại nhà ông Đức để van xin gia chủ và khẳng định mình không liên quan đến vụ việc lừa đảo có liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
Hiện tại vụ việc tranh chấp đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Thi hành án cưỡng chế, sau khi có bản án của hai cấp sơ và phúc thẩm. Về phía cựu quân nhân, ông Đức cũng hiện đang nhờ luật sư khởi kiện lên TAND tối cao để xin xem xét giám đốc thẩm bản án.
Luật sư Hồ Phước Long, đoàn luật sư TP.HCM cho biết: “Về vụ việc, hợp đồng thuê nhà giữa bà Lệ Vy và vợ chồng ông Nguyễn Bá Đức là không phát sinh. Bởi lẽ, khi được Quân chủng Hải quân đơn vị ông Nguyễn Bá Đức công tác cấp cho căn nhà số 679 Đoàn Văn Bơ, phường 18, quận 4, TP.HCM làm nơi sinh sống, gia đình ông đã liên tục ở đây trước khi được cấp nhà cho đến tận nay. Căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của ông Đức và không thể có chuyện vợ chồng ông thuê căn nhà này để ở được”.
Bên cạnh đó, luật sư Long cũng lập luận rằng, hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự khi không được vợ chồng bà Vy và một số người liên quan khác tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ vụ án, không đảm bảo quyền lợi cho các đương sự.
Thiết nghĩ, việc tranh chấp căn nhà của cựu chiến binh này đã được đưa lên các cấp tòa án và đơn kêu cứu cũng gửi đi khắp nơi nhưng lãnh đạo OCB trả lời không biết là một sự phủi bỏ tránh nhiệm và thiếu đạo đức của một doanh nghiệp với thông tin không trung thực, minh bạch. Mặc dù sự việc không hẳn liên quan đến phía OCB nhưng ngân hàng cũng cần làm rõ trách nhiệm vì nhân viên của mình có liên đới tới việc mất nhà của người cựu chiến binh nghèo khó kia.
Tháng 1/2009, 3 người con của ông Đức đều đi học nên kinh tế gia đình khó khăn, gia đình ông có làm thủ tục vay Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) số tiền 97 triệu đồng. Đến tháng 1/2010, đến kỳ đáo hạn thanh toán tiền vay ông “chạy” khắp nơi nhưng chỉ trả được cho ngân hàng 40 triệu đồng. Lúc này, vợ chồng ông bà Đức được bà Oanh (theo lời kể của ông Đức là nhân viên tín dụng OCB) giới thiệu cho một người tên Thành (được cho là nhân viên của một ngân hàng tại TP.HCM). Sau đó, người này tiếp tục giới thiệu bà Nguyễn Thị Thu An (ngụ đường Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3, TP.HCM) là Giám đốc công ty nước khoáng Nhật Ý (trụ sở tại quận Bình Thạnh) cho vợ chồng ông Đức. Ngày 29/1/2010 bà Uyển cùng bà Thu An tới phòng công chứng số 1 (đường Pastuer, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) làm thủ tục công chứng giấy ủy quyền. Sau thời gian kiếm đủ số tiền đã vay, ông Đức tìm đến bà Thu An trả nợ thì biết bà này đã bỏ đi và không ai rõ tung tích. Công ty nước khoáng Nhật Ý do bà An làm chủ cũng đã bị niêm phong và ngưng hoạt động. Bấy giờ, vợ chồng ông Đức mới ngã ngửa khi biết căn nhà của mình đã bị mua đi bán lại nhiều lần trước đó mà ông không hề hay biết. Cụ thể, sau khi lấy được hợp đồng công chứng ủy quyền từ vợ chồng ông Đức một ngày, bà Thu An ký giấy ủy quyền bán căn nhà 679 Đoàn Văn Bơ lại cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1958) và Đặng Thị Thanh Nhâm (sinh năm 1961, ngụ quận 1, TP.HCM) với giá 500 triệu đồng. Phi vụ bán tháo căn nhà nói trên cho thấy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Thu An lộ rõ. Bởi căn nhà có giá trị thẩm định thực tế đến 2 tỷ đồng theo giá thị trường. Mục đích của bà An là chỉ muốn bán rẻ cho người khác để hốt trọn số tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với bà đã bỏ ra cho vợ chồng ông Đức vay. Và, thương vụ “làm thịt” căn nhà 679 Đoàn Văn Bơ chưa dừng tại đây. Nó tiếp tục được bán vòng vèo cho đến “đời cuối” là bà Nguyễn Thị Lê (ở Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Kế đến bà Lê làm giấy tặng lại ngôi nhà cho em gái mình là bà Nguyễn Thị Lê Vy (sinh năm 1971, quận 12 hiện là chủ sở hữu căn nhà).
Đình Đình – Phùng Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Tin mới nhất về cán bộ hải quan 'nhận nhiều phong bì' tiền tỷ
Ngày 8/6, 31 cán bộ hải quan tỉnh An Giang, TP HCM hầu tòa vì liên quan đến đường dây chiếm đoạt tiền hoàn thuế trăm tỷ đồng. Trong đó, có em ruột của cán bộ hải quan bị bắt với nhiều phong tiền tỷ.
Tin tức cho biết, theo lịch của TAND TP.HCM, ngày hôm nay (8/6) sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn.
Số lượng hải quan "nhúng chàm" kỉ lục
Theo đó có đến 43 bị can sẽ hầu tòa, trong đó có 31 người đang đương nhiệm hoặc nguyên là lãnh đạo, cán bộ hải quan tỉnh An Giang. Đây là vụ án có số công chức hải quan lập kỉ lục về số lượng hầu tòa nhiều nhất từ trước đến nay. Cơ quan tiến hành tố tụng TP.HCM đã cáo buộc 46 đối tượng nhưng 3 đối tượng đã bỏ trốn. Trong đó, Cục hải quan An Giang có đến 40 người bị truy tố trong vụ việc này và vụ án khác do Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an thụ lý.
Chi cục hải quan cửa khẩu Khánh Bình, nơi khởi nguồn cho "bộ sậu" hải quan thuộc Cục hải quan An Giang "nhúng chàm" với con số kỉ lục lớn nhất từ trước đến nay vướng vào vòng tố tụng.
Vì lẽ này mà tháng 3 năm nay, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt hành chính, đồng thời cho thôi giữ chức Cục trưởng đối với ông Huỳnh Thanh Tâm, cục trưởng Cục Hải quan An Giang. Ông Tâm bị kỷ luật vì thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong giải quyết hoàn thuế VAT. Ngoài ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đang xem xét kỷ luật ông Huỳnh Thanh Tâm về mặt Đảng.
Song trước khi bị "án" kỷ luật nói trên, năm 2015, dù có "thuộc cấp" bị "nhúng chàm" đến con số khủng, nhưng Cục Hải quan An Giang do ông Tâm làm Cục trưởng khi ấy vẫn công nhận trên website của Cục này là "đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"!
Tìm hiểu của báo Người Đưa tin cho thấy, khi cho thôi giữ chức Cục trưởng Hải quan An Giang, Tổng cục Hải quan dự tính điều động ông Tâm về công tác ở tổng cục. Tuy nhiên, ông Tâm lấy lý do lớn tuổi, gia đình sinh sống ở An Giang để xin ở lại địa phương. Sau khi Tổng cục Hải quan xử lý kỷ luật cảnh cáo, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã xem xét kỷ luật về mặt Đảng, hình thức kỷ luật đưa ra cũng tương ứng là cảnh cáo.
Em hầu tòa, anh cũng chuẩn bị
Trở lại "đại án" mà TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hôm nay, theo hồ sơ, vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (TP.HCM) xảy ra từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013. Theo đó, Trần Thị Bích Tuyền, giám đốc Công ty CP Đại Đắc Tài (TP.HCM) bàn bạc với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc Công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế VAT. Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề "hợp tác" với Lê Dũng, giám đốc Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (TP.HCM). Nhóm này đã cấu kết, móc nối với các cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) lập hồ sơ xuất khẩu khống mặt hàng thuốc lá Caraven "A" qua Campuchia.
Bị can Lê Dũng và Trần Thị Bích Tuyền
Lê Dũng đã ký 145 hợp đồng ngoại thương khống bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỷ đồng, thuế VAT là hơn 134,5 tỷ đồng. Sau đó, Tuyền, Dũng và đồng phạm đã lập hồ sơ, với sự giúp sức của hải quan cửa khẩu Khánh Bình, xin hoàn thuế 80,3 tỷ đồng và "bỏ túi" số tiền trên.
Số tiền chiếm đoạt được nói trên, ông Biên được chia 244,1 triệu đồng; Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công (khi đó đều là Phó chi cục trưởng) hưởng lợi 116 triệu đồng. Phần còn lại được chia theo tỷ lệ 12% cho Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Văn Thanh (đội thủ tục tổng hợp). Số khác chia cho ba công chức hải quan trực kiểm hóa và giám sát.
Điều đáng chú ý, Nguyễn Văn Thanh là em ruột của cán bộ hải quan thuộc Đội Kiểm soát Cục Hải qua TP.HCM tên Nguyễn Trường Duy (SN 1968), đã bị Cục An ninh Tiền tệ Tài chính và Đầu tư (A84) - Bộ Công an bắt ngày 29/12/2015.
Nguyễn Trường Duy đã bị di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra tiếp tục
Báo Người Đưa tin đã thông tin độc quyền, chi tiết vụ việc này. Theo đó, ông Duy vừa đáp chuyến bay từ Trung Quốc về trong chiều muộn. Thay vì về thẳng nhà mà qua ngay nhà mẹ của ông ở quận 1 (TP.HCM) để lấy những hầu bao. Số phong bì đếm được hơn 60 cái để tại nhà này (chưa mở) và được ông gom bỏ vào một túi ny-lông xách mang ra để về nhà thì bị các trinh sát của Cục A84 ập vào bắt giữ. Số tiền trong các phong bì này đếm được tổng cộng gần 1 tỷ đồng, được các doanh nghiệp buộc phải chung chi trong 5 ngày, tương đương khoảng thời gian ông này đi du lịch bên Trung Quốc.
Hành vi lộng hành áp dụng luật riêng để ép doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập qua các cảng tại TP.HCM thuộc quyền quản lý của Cục Hải quan TP.HCM được ông Duy áp đặt trong suốt thời gian kể từ khi có nguồn đơn thư tố cáo kèm theo các clip video ghi nhận quả tang được Cục A84 tiếp nhận và thụ lý trong nhiều tháng.
Dựa vào những hồ sơ mà Người Đưa Tin thu thập được, những anh em trong nhà Nguyễn Trường Duy đều có điểm khởi nguồn truyền thống từ lực lượng hải quan tỉnh An Giang. Trong đó Duy là anh cả trong gia đình. Trước khi ông Duy và em ông là Nguyễn Văn Thanh bị vướng vào vòng tố tụng thì một người em khác của ông Duy cũng là cán bộ hải quan, bị án liên quan đến hành vi buôn lậu của một vụ án khác, nhưng đã mất.
Sau khi bị bắt giam và phục vụ điều tra tại Bộ Công an phía Nam, nguồn tin riêng của Người Đưa Tin cho biết, ông Duy đã được di lý ra Hà Nội để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.
Khôi Nguyên
Theo NDT
Côn đồ bảo kê bến xe: Lãnh đạo bến xe Móng Cái nói gì? Liên quan đến các bài viết về việc dùng côn đồ bảo kê bến xe, chèn ép các xe khách khác cùng tuyến của báo Người Đưa Tin, lãnh đạo bến xe Móng Cái đã có những phản hồi về những thông tin này. Liên quan đến các bài viết về việc dùng côn đồ bảo kê bến xe, chèn ép các xe...