Cựu chỉ huy NATO cảnh báo Mỹ sắp hết đạn dược khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài
Cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao NATO ở châu Âu James Stavridis mới đây cảnh báo rằng cả Mỹ và Ukraine đều đang cạn kiệt đạn dược khi cuộc xung đột với Nga kéo dài.
Cả Mỹ và Ukraine đang có nguy cơ thiếu đạn pháo do xung đột với Nga kéo dài. Ảnh: Reuters
Ông Stavridis đã nhận định với Bloomberg mới đây rằng cả Nga và Ukraine đều đang gặp phải tình trạng thiếu đạn dược, linh kiện điện tử, vũ khí dẫn đường chính xác trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn. Sự thiếu hụt có thể trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, mà theo ông Stavridis, đang bắt đầu “biểu hiện”.
Ukraine được cho là sẽ phát động một cuộc phản công mới nhằm vào các lực lượng Nga và liên tục nhận được sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây, bao gồm các trang thiết bị quân sự tiên tiến, xe tăng và pháo binh. Vào tháng 1, ông Satvridis nói rằng xe tăng Leopard mà Đức gửi đến Kiev có thể có lợi cho Ukraine.
Ông Stavridis cho biết thêm rằng đã có sự “lo lắng” từ một thập kỷ trước về khả năng xảy ra xung đột với Nga, đồng thời lưu ý trong khi các đồng minh phương Tây có lợi thế và năng lực về hàng tồn kho, thì Nga có cơ sở công nghiệp và nguyên liệu thô “dồi dào” cũng như lực lượng lao động cần thiết để sản xuất và chế tạo.
Video đang HOT
Ông Stavridis viết trong bài bình luận của mình: “Nhu cầu khổng lồ của Ukraine đang tạo ra những thách thức trong việc cung cấp vật tư cho các hoạt động chiến đấu ở mức độ mà tôi không lường trước được. Nhu cầu về các linh kiện điện tử nói riêng – để chế tạo vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái hiện đại, tên lửa hành trình và cái gọi là đạn pháo thông minh – đang tăng cao”.
“Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trì trệ, các công ty dân sự đang cạnh tranh với quân đội phương Tây để giành được những con chip bán dẫn quan trọng, đặc biệt là những con chip cao cấp được sản xuất chủ yếu ở Đài Loan”, ông Stavridis nêu rõ.
Ông Stavridis cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ bị thiếu hụt một số mặt hàng như súng, tên lửa và đạn dược – đặc biệt là đạn pháo, thậm chí là thiếu hụt “nghiêm trọng” công nhân vũ khí “có tay nghề”.
Ông Stavridis viết: “Đáng chú ý trong số các kho dự trữ đang cạn kiệt là đạn 155 mm. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm kho dự trữ của riêng mình, nhưng mức vũ khí dư thừa – được dự trữ cho các tình huống bất ngờ ngoài nhu cầu cơ bản cho các kế hoạch chiến tranh của Mỹ – là rất thấp. Và đó không chỉ là đạn đạn pháo: Ví dụ, các tên lửa cho hệ thống HIMARS cũng đang bị thiếu hụt”.
Tổng thống Putin nêu lý do Nga buộc phải để mắt đến tiềm năng hạt nhân của NATO
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết Moskva buộc phải quay trở lại thảo luận về tiềm năng hạt nhân của Anh và Pháp do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho thấy họ là một khối quân sự chứ không phải là một khối chính trị.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars thử nghiệm tại bãi phóng Plesetsk, Nga. Ảnh: AP
"Trước đây, chúng ta không bàn về họ vì NATO tuyên bố mình là một tổ chức gần như phi quân sự hóa. Họ tuyên bố NATO là một tổ chức chính trị hơn là một khối quân sự. Nhưng chúng ta đã chứng kiến những gì đang xảy ra. Vì vậy, chúng ta buộc phải quay lại cuộc thảo luận về chủ đề này", nhà lãnh đạo Điện Kremlin trả lời phỏng vấn truyền thông Nga.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh Nga không phản đối việc các nước NATO tham gia thảo luận về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
"NATO không phải là một bên chính thức tham gia hiệp ước này. Chỉ có hai bên tham gia: Nga và Mỹ. Tuy nhiên, NATO đã đưa ra tuyên bố về và đồng thời gửi đơn xin thảo luận về vấn đề này. Nếu đúng như vậy, chúng tôi không cảm thấy phiền, hãy để họ tham gia thảo luận", Tổng thống Putin nói.
Khi được hỏi Mỹ nên nhận ra điều gì sau khi Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng đây không phải là vấn đề.
"Nhận ra được điều gì là quyền của họ, chúng ta không thể nào hiểu được. Cái chính là chúng ta hiểu mình cần phải làm gì. Chúng ta cần giữ gìn đất nước, cũng như đảm bảo an ninh và ổn định chiến lược", nhà lãnh đạo Nga nêu rõ quan điểm.
Trước đó, vào ngày 21/2, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ ngừng tham gia Hiệp ước New START với Mỹ.
Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga không rút khỏi hiệp ước mà chỉ đình chỉ thực thi văn kiện này. Ông lập luận rằng điều này là do Mỹ và NATO đã tham gia vào cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga và nói thẳng mục tiêu của họ là gây "thất bại chiến lược cho Nga".
Ông Putin cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) phải đảm bảo sẵn sàng cho các vụ thử hạt nhân nếu Mỹ có hành động này trước.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva sẽ tiếp tục tuân thủ hạn chế về số lượng tên lửa có thể được triển khai trong phần còn lại của hiệp ước, vốn sẽ hết hiệu lực vào năm 2026.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh quyết định đình chỉ New START của Nga là có thể đảo ngược ngay khi nhận thấy phương Tây có thiện chí xem xét các mối quan ngại của Nga.
Phản ứng trước quyết định của Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng đó là "một sai lầm" song ông tin người đồng cấp Nga Putin không tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
WSJ: Hàng loạt thành viên NATO tìm cách thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga Anh, Pháp, Đức đã đưa ra các cam kết về vũ khí và an ninh như một cách để thúc đẩy Kiev khởi động đàm phán với Moskva. Từ trái qua: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Điện Elysee, ngày 9/2. Ảnh: Global Look Press Theo Tạp chí Phố Wall (WSJ), London...