Cựu CEO Ahamove đầu quân cho Ví điện tử MoMo, làm giám đốc mảng dịch vụ chuyển tiền
Cựu Tổng giám đốc Ahamove, ông Trường Bomi chính thức gia nhập Ví điện tử MoMo ở vị trí Giám đốc mảng dịch vụ chuyển tiền.
Ông Trường Bomi ( Nguyễn Xuân Trường) Cựu CEO Ahamove đã chính thức gia nhập Momo.
Chia sẻ với ICTnews vào sáng nay, ông Trường Bomi (Nguyễn Xuân Trường), Cựu CEO của ứng dụng giao hàng tức thời Ahamove cho biết, ông sẽ chính thức ngày làm việc đầu tiên ở Ví điện tử MoMo vào hôm nay (22/4) với vị trí Giám đốc mảng dịch vụ chuyển tiền (P2P)
Trên trang Facebook cá nhân, sáng nay ông Trường Bomi cũng chia sẻ dòng status: “Giúp một tay tạo ra quyền bình đẳng để tiếp cận các hỗ trợ tài chính cần thiết cho cả ngân hàng, đặc biệt là người không có đặc quyền – phấn đấu đến giai đoạn nền kinh tế không tiền mặt”.
Trước đó, giới công nghệ khá xôn xao khi vào ngày 1/4/2019, ông Trường Bomi đột ngột công bố nghỉ việc ở Ahamove trên trang cá nhân với dòng trạng thái: “Dẫn đầu nền tảng giao hàng theo yêu cầu AhaMove trên toàn quốc Việt Nam, giúp tạo ra hàng chục ngàn công việc tự do và mang lại hàng triệu gói thanh toán hạnh phúc từ các thương nhân đông người đến mua sắm. Và nhiều điều thú vị hơn sẽ đến”.
Trao đổi với ICTnews về lý do rời khỏi Ahamove, ông Trường Bomi, CEO Ahamove cho biết: “Đã đến lúc khởi động hành trình cho một thách thức mới hướng tới thập kỷ 2020″.
Người thay thế vị trí của ông Trường Bomi ở Ahamove là ông Phạm Hữu Ngôn, CTO (Giám đốc Kỹ thuật) của Ahamove.
Video đang HOT
Không còn vai trò quản lý của Ahamove, ông Trường Bomi vẫn là Nhà đồng sáng lập và Cổ đông. Ahamove trực thuộc Giao hàng Nhanh (nay là Scommerce), được sáng lập bởi ông Lương Duy Hoài và ông Phước Trần, một cựu thành viên của EasyTaxi. Ông Phước Trần nhanh chóng rời khỏi Ahamove chỉ sau 1 năm. Ông Trường sinh năm 1984, gia nhập gia đình Ahamove khi startup này được 1 năm tuổi.
Ví điện tử Momo được cấp giấy phép thử nghiệm từ năm 2009. Đến năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cấp giấy phép số 16/GP-NHNN, vào ngày 16/10/2015, cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (viết tắt M_Service) – công ty cung cấp dịch vụ Ví điện tử MoMo, thông cáo của MoMo cho biết.
Với giấy phép này, M_Service được chính thức cung cấp Dịch vụ Ví điện tử thông qua MoMo. Theo đó, tiền trong tài khoản ví MoMo có giá trị 100% tiền thật và bảo chứng bởi Ngân hàng.
M_Service là một trong các doanh nghiệp đầu tiên được nhận giấy phép chính thức này từ khi Thông tư số 39/2014/TT-NHNN (ngày 11/12/2014) của NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán có hiệu lực.
Khách hàng có thể rút tiền ra khỏi tài khoản MoMo kể từ sau khi được cấp giấy phép này, biến MoMo trở thành ví điện tử duy nhất tại Việt Nam cho phép người dùng rút tiền khỏi tài khoản.
MoMo đã đang cung cấp các dịch vụ: Chuyển tiền giữa các tài khoản MoMo; Nạp/rút tiền; Thanh toán hóa đơn/dịch vụ, Thương mại điện tử, Tài chính cá nhân… với 2 kênh chính: hơn 3.500 Điểm giao dịch và Ứng dụng MoMo trên điện thoại thông minh dành cho người dùng cuối và Đại lý/Điểm giao dịch.
Hồi đầu năm 2019, MoMo được Warburg Pincus đầu tư khoảng 100 triệu USD. Đây được coi là khoản vốn kỷ lục trong lĩnh vực công nghệ tài chính ( fintech) và thương mại điện tử ở Việt Nam.
Công ty cho biết họ sẽ dùng số vốn mới để mở rộng hệ sinh thái thanh toán và phát triển hàng triệu điểm chấp nhận thanh toán MoMo trên toàn quốc.
Theo ITC News
Mở ví điện tử MoMo, ZaloPay... phải có CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác?
Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều yêu cầu về giấy tờ cá nhân trong hồ sơ mở ví điện tử, sử dụng ví và hạn mức giao dịch...
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán với nhiều quy định mới theo hướng siết điều kiện mở tài khoản, sử dụng và hạn mức giao dịch ví điện tử nhằm kiểm soát phòng ngừa rủi ro.
Theo đó, đối với cá nhân mở ví điện tử cần cung cấp các thông tin, giấy tờ như căn cước công dân, CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài).
Với ví điện tử của tổ chức cần một trong các giấy tờ chứng minh như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử...
Người dùng ví điện tử phải kê khai các thông tin như CMND, hộ chiếu...
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (MoMo, ZaloPay, AirPay...) phải kiểm tra, đối chiếu, bảo đảm hồ sơ mở ví của khách hàng đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định; đồng thời có biện pháp xác định khách hàng là người sử dụng số điện thoại đăng ký mở ví. Phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng tại Việt Nam trước khi kích hoạt ví điện tử để sử dụng.
Việc nạp tiền vào ví của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chủ ví điện tử tại ngân hàng hoặc thông qua việc nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.
Tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; hạn mức giao dịch của tổ chức qua ví tối đa 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví, trả lãi trên số dư ví hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví.
Các quy định này đã siết khá chặt điều kiện mở ví điện tử so với trước. Hiện nay, nhiều ví điện tử, khách hàng chỉ cần tải ứng dụng, đăng ký số điện thoại là có thể sử dụng nạp tiền, chuyển tiền và một số giao dịch khác...
Theo ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước, việc dự thảo thông tư quy định cụ thể về việc sử dụng ví, hạn mức giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro về lợi dụng ví để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp và phù hợp với mục đích sử dụng dịch vụ ví là phục vụ thanh toán giao dịch nhỏ, lẻ.
Dự thảo thông tư quy định cụ thể tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép phát hành hơn 1 ví điện tử cho khách hàng nhằm tránh lãnh phí, ngăn ngừa tình trạng đăng ký mở ví tràn lan; lợi dụng mở nhiều ví để thực hiện các hành vi rửa tiền, bất hợp pháp.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử như MoMo, Airpay, ZaloPay, Vimo, VTCPay, Ví Việt, SenPay, Ví TrueMoney... và khoảng 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử. Tính đến cuối năm ngoái, cả nước có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản ngân hàng.
Theo GenK
Tham quan nơi Mark Zuckerberg đã 'nghĩ ra' Facebook Năm 2004, Mark Zuckerberg cùng các cộng sự chuyển đến ở tại căn biệt thự 5 phòng ngủ tại Palo Alto, California. Tại đây, họ đã sáng lập ra Facebook. "Facebook House", nơi đội ngũ nhân viên đời đầu của Facebook sinh sống vào mùa hè 2004 nằm trong một khu phố rợp bóng cây. Địa điểm này cách thành phố San Francisco...