Cựu cảnh sát giả sổ hộ khẩu ở TP.HCM lãnh 4 năm tù
Lợi dụng vị trí công tác, Khiêm giả chữ ký của một loạt lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh để làm sổ hộ khẩu giả, kiếm lợi bất chính.
Ngày 27/12, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Hoàng Trọng Khiêm (39 tuổi, nguyên Công an huyện Bình Chánh) về tội “Giả mạo trong công tác”.
Theo truy tố, từ năm 2010 đến 2018, Khiêm được phân công công tác tại Tổ quản lý hồ sơ hộ khẩu và Tổ hướng dẫn địa bàn, quản lý đặc doanh, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Đội CSQLHC về TTXH), Công an huyện Bình Chánh.
Năm 2013, chị Trương Thị Hồng Y. (ngụ Kon Tum) nhờ Khiêm tìm giúp người bảo lãnh để nhập hộ khẩu tại TP.HCM và được anh ta đồng ý.
Tháng 5/2014, khi làm hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu cho hộ bà Đ. (chị ruột của bà nội Khiêm), anh ta đã viết thêm tên chị Y. vào sổ hộ khẩu rồi giả một loạt chữ ký xác nhận của lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó đưa lại cho chị Y. Khi nhận sổ hộ khẩu, chị Y phát hiện bị ghi sai họ nên đề nghị Khiêm chỉnh sửa lại.
Ngày 10/9/2014, chị Y. đến UBND phường 3, quận 3 sao y chứng thực sổ hộ khẩu để sử dụng và trả lại bản chính, Khiêm mang sổ hộ khẩu này về nhà tiêu hủy.
Video đang HOT
Đến tháng 10/2016, chị Y. liên hệ với Khiêm mượn sổ hộ khẩu để làm Căn cước công dân. Do sổ hộ khẩu đã tiêu hủy, Khiêm lấy sổ hộ khẩu của bà Đ. (sổ này được Khiêm cất giữ khi cấp lại cho bà Đ.) rồi viết thêm thông tin của chị Y. vào và giả chữ kí của cán bộ Đội CSQLHC về TTXH, đóng dấu rồi đưa cho chị Y.
Đến ngày 17/5/2018, chị Y. đến Đội CSQLHC về TTXH, Công an huyện Bình Chánh đăng ký thường trú, làm hộ chiếu cho con. Khi xuất trình sổ hộ khẩu, cán bộ Đội CSQLHC về TTXH kiểm tra thông tin và phát hiện sổ hộ khẩu này không được lưu trữ.
Biết việc làm giả sổ hộ khẩu bị phát hiện, Khiêm đã giao nộp bản chính sổ hộ khẩu cho công an xử lí theo quy định.
Ngoài vụ việc của chị Y., tháng 5/2018, thông qua ông T., Khiêm còn nhận làm hộ khẩu cho bà C. (bà C. đang định cư ở nước ngoài) với giá 25 triệu đồng.
Sau đó, anh ta lấy phôi sổ hộ khẩu mới ghi địa chỉ thường trú của bà C. ở huyện Bình Chánh rồi tiếp tục giả chữ ký của lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, tự ý đóng số hộ khẩu, đóng dấu rồi đưa cho ông T.
Đến tháng 8/2017, ông T. đến Công an xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh đưa bản chính sổ hộ khẩu và giấy đề nghị xác nhận thông tin cá nhân mang tên bà C. để làm Căn cước công dân.
Cán bộ công an xã mang hồ sơ đi tra cứu thì phát hiện chữ ký trong sổ hộ khẩu này giống chữ ký trong sổ hộ khẩu mà Khiêm làm giả trước đây nên báo cáo vụ việc lên cấp trên.
Tại CQĐT và tại phiên tòa, bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Ngoài ra, Khiêm còn khai đã làm giả thông tin trong sổ hộ khẩu khác nhưng đã đốt để tiêu hủy nên không thể cung cấp cho CQĐT, không có căn cứ xử lí.
Xét thấy, hành vi phạm tội của bị cáo đã gây mất trật tự xã hội, cần phải xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung. Vì vậy, sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Khiêm 4 năm tù.
Bí mật về đường dây trả lương nhân viên 40 triệu đồng/tháng, ship 200.000 đồng/đơn
Các đối tượng sản xuất giấy tờ, bằng cấp giả khai làm việc cho một "ông trùm", được trả lương đến 40 triệu đồng/tháng.
Công an TP. Thủ Đức, TP.HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Toàn Trung (35 tuổi), Nguyễn Mạnh Liêm (32 tuổi), Vũ Anh Nghiệp và Võ Đình Phụng (cùng 41 tuổi) để điều tra, xử lý về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Các đối tượng tại cơ quan điều tra (ảnh: CA)
Qua theo dõi, cảnh sát đã mật phục, bắt quả tang Nghiệp đang đi giao giấy tờ giả cho khách hàng.
Mở rộng điều tra, cảnh sát đã truy xét, bắt giữ thêm Trung, Liêm và Phụng.
Khám xét nơi ở của các đối tượng, cảnh sát thu giữ gần 300 giấy tờ nghi vấn làm giả như căn cước công dân, giấy phép lái xe, bằng thạc sỹ, bằng đại học, giấy chứng nhận chuyên môn phương tiện thủy nội địa... và nhiều máy móc, thiết bị dùng để sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả.
Các đối tượng khai nhận đối tượng tên Hùng (chưa rõ lai lịch) là chủ mưu, chỉ đạo làm.
Thông qua ứng dụng Line trên mạng xã hội, Hùng chuyển các file phôi văn bằng, giấy tờ đã có sẵn chữ ký và mộc đỏ. Còn Trung và Liêm có nhiệm vụ lấy thông tin khách hàng theo đơn đặt hàng, chỉnh sửa bằng phần mềm sao cho giống thật. Sau đó in màu rồi chuyển cho Phụng và Nghiệp đi giao cho khách.
Một trong các loại bằng cấp giả được các đối tượng sản xuất (ảnh: CA)
Trung và Liêm được trả lương từ 30 - 40 triệu đồng/tháng. Phụng và Nghiệp giao hàng, được trả 200.000 đồng/đơn.
Theo điều tra, trung bình mỗi tháng nhóm này sản xuất 300 giấy tờ, văn bằng giả các loại, bán với giá 1,5 - 2,5 triệu đồng tùy từng loại. Riêng Trung và Liêm từng có tiền án về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, vừa chấp hành xong án phạt tù.
Kẻ trốn truy nã 24 năm về tội hiếp dâm sa lưới Ngày 30/6, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Sóc Trăng bắt giữ Liêu Hiếu Nghĩa (SN 1972, ngụ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) theo quyết định truy nã về tội "Hiếp dâm". Trước đây, Nghĩa có hộ khẩu thường trú tại ấp Mỹ...