Cựu cán bộ Cục Hậu cần phủ nhận cầm 400 triệu đồng ‘lo lót’ sai phạm
Sau khi bị phát hiện khai thác cát trái phép, bị cáo Trương Văn Chinh cùng đồng phạm thực hiện thêm hàng loạt hành vi rửa tiền để che giấu tiền phạm tội mà có, tìm người ‘lo lót’ để không bị xử lý hình sự.
Hôm nay 27.8, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Văn Chinh và 23 đồng phạm về các tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (hành vi khai thác cát trái phép); tội rửa tiền, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Đây là vụ án khai thác cát trái phép xảy ra tại khu vực biển Cồn Ngựa, H.Cần Giờ (TP.HCM), do Thủy đoàn II – Cục CSGT Bộ Công an tuần tra, phát hiện khuya 5.5.2022.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh NGUYỄN ANH
Cụ thể, khuya 5.5.2022, Thủy đoàn II tuần tra kiểm soát tại khu vực Cồn Ngựa, phát hiện 12 tàu lắp thiết bị hút cát trái phép. Tổ tuần tra kiểm tra bãi tập kết cát tại bãi cát Ngọc Thảo (H.Cần Giuộc, tỉnh Long An) do Huỳnh Ngọc Thảo làm chủ.
Quá trình điều tra xác định từ tháng 2.2022 đến ngày 6.5.2022, Trương Văn Chinh thuê các tàu để khai thác cát trái phép, các phương tiện này không có giấy phép chuyển vùng, hết thời hạn đăng kiểm; cải tạo tàu gắn các thiết bị hoán cải để hút cát trái phép; giao tàu cho người điều khiển phương tiện không có giấy chứng nhận thuyền trưởng; Chinh trực tiếp tổ chức, điều hành nhóm thuyền trưởng, thuyền viên khai thác cát trái phép tại khu vực biển Cồn Ngựa để thu lợi bất chính.
Theo cáo trạng, tổng khối lượng Chinh đã khai thác là hơn 74.600 mét khối, tương đương hơn 9,4 tỉ đồng.
Tại tòa, bị cáo Chinh chỉ thừa nhận một phần hành vi, rằng chỉ là người thuê tàu, không trực tiếp khai thác cát lậu, và chỉ điều hành cho các thuyền trưởng qua điện thoại.
Lời khai mâu thuẫn về tiền “lo lót”
Video đang HOT
Khi bị phát hiện sai phạm, bị cáo Chinh đưa cho cậu ruột là Bùi Văn Bản 3 tỉ đồng để chuyển cho Trương Văn Thắng tìm người có chức vụ, quyền hạn nhằm giải quyết sai phạm trên theo hướng chỉ xử phạt hành chính, không tịch thu tàu. Hành vi này của Chinh và Thắng phạm tội đưa hối lộ.
Bị cáo Trương Văn Chinh. Ảnh NGUYỄN ANH
Theo cáo trạng, bị cáo Thắng nhờ Bùi Văn Cường giúp. Thông qua giới thiệu của Trần Nam Trung (công tác tại Đội 2, Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an), Cường liên hệ gặp Trịnh Văn Hưng (cựu cánbộ Cục Hậu cần, Bộ Công an) giúp đỡ. Khi Cường liên hệ, Hưng đồng ý, nói có thể xử lý được và cần phải “lo lót” 3 tỉ đồng. Sau đó, Chinh nói Bùi Văn Bản chuyển 3 tỉ đồng cho Thắng.
Quá trình điều tra, Thắng khai từ ngày 9.5.2022 đến 12.5.2022, Thắng chuyển cho Bùi Văn Cường 1,6 tỉ đồng để “lo lót” cho vụ tàu hút cát bị kiểm tra, tạm giữ; Bùi Văn Cường khai chỉ nhận có 800 triệu đồng là tiền “lo lót”, còn lại là tiền Thắng cho mượn cá nhân.
Tại tòa, 2 bị cáo Trương Văn Thắng và Bùi Văn Cường đều thay đổi lời khai. Thắng khai trong 1,6 tỉ đồng chỉ có 400 triệu đồng là dùng để “lo lót” để không bị xử lý hình sự, và lấy tàu ra, 300 triệu đồng đưa Cường sử dụng chi phí đi lại, ăn uống, 800 triệu đồng là cho Cường vay mượn, còn 100 triệu đồng để Cường xử lý chuyện cá nhân khi cần.
Bị cáo Bùi Văn Cường cũng khai sau khi được Thắng chuyển 500 triệu đồng để “lo lót” cho vụ sai phạm của Chinh, thì bị cáo chỉ chuyển cho Trịnh Văn Hưng 400 triệu đồng. Cường giải thích, do mới gặp Hưng lần đầu, chưa biết thế nào, sợ bị mất số tiền này nên chỉ đưa 400 triệu đồng. “Còn 100 triệu đồng, Thắng nói để đó nên bị cáo cứ để xử lý việc của mình”, Cường khai.
Ngoài ra, Cường khai sau đó được Thắng chuyển thêm 300 triệu đồng để lo chi phí ăn uống; được Thắng chuyển cho vay 800 triệu đồng để mua sà lan. Khi được HĐXX hỏi mua sà lan của ai thì Cường nói không nhớ.
Cựu cán bộ Cục Hậu cần không thừa nhận lừa đảo
Ngược lại với 2 lời khai trên, tại tòa, bị cáo Trịnh Văn Hưng đề nghị HĐXX xem xét lại toàn bộ nội dung cáo trạng. Rằng bị cáo không bàn bạc, thỏa thuận với Cường, và không đồng ý xin “lo lót” lấy tàu ra, và xử phạt hành chính.
Về mối quan hệ với Cường, bị cáo Hưng khai thông qua bạn bè thì gặp gỡ giao lưu, hỏi thăm nhau về công việc kinh doanh. “Tại quán ăn, Cường nói làm tàu sông, tàu bị tạm giữ hành chính, và nhờ bị cáo có biết thủ tục giấy tờ không để xin tàu ra sớm. Bị cáo trả lời, để anh xem, chứ mảng tàu sông bị cáo không rõ”.
Ngoài cùng bên trái: cựu cán bộ Cục Hậu cần (Bộ Công an) Trịnh Văn Hưng phủ nhận hành vi nhận 400 triệu đồng để “lo lót” cho Trương Văn Chinh. Ảnh NGUYỄN ANH
Theo Hưng khai, sau đó Cường có gọi điện nhờ Hưng “nghiên cứu” việc xin tàu, thì bị cáo trả lời “bây giờ ai cũng thượng tôn pháp luật, không ai làm sai đâu”.
Về việc nhận 400 triệu đồng của Cường, Hưng khai, trong lần thứ 2 gặp nhau, Hưng có nói đang khó khăn trong làm ăn, và nhớ Cường từng nói với mình là “nếu có khó khăn gì thì anh cứ nói em”, nên Hưng hỏi vay Cường 500 triệu đồng, sau đó Cường chuyển khoản cho Hưng vay 400 triệu đồng.
Khai trước tòa, bị cáo Hưng khóc, nói: “Bị cáo đã thành khẩn khai báo về vụ việc, mong HĐXX xem xét”.
Cáo trạng xác định, mặc dù không quen biết, không có khả năng tìm gặp người có chức vụ quyền hạn, có thẩm quyền để giải quyết nhưng Trịnh Văn Hưng vẫn nhận 400 triệu đồng từ Bùi Văn Cường để tìm cách “lo lót “giải quyết các tàu của Thắng và Chinh chỉ bị xử phạt hành chính. Hành vi của Hưng đã phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, còn Bùi Văn Cường phạm vào tội “môi giới hối lộ”.
Phiên tòa dự kiến xét xử trong 3 ngày.
Xác định 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm nhận hối lộ hơn 47 tỷ đồng
Ngày 6/5, Viện KSND TP Hồ Chí Minh tống đạt cáo trạng truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Theo đó, 254 bị can bị truy tố ở 11 tội danh, như: Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ...
Bị can Trần Kỳ Hình lúc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, các bị can: Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam; được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm trên phạm vi cả nước. Bị can Nguyễn Vũ Hải là Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông.
Tuy nhiên, các bị can này đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật, nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước.
Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình dù biết rõ các sai phạm, tiêu cực xảy ra nhưng không chấn chỉnh, xử lý. Ngược lại, bị can này còn nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm để bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động Trung tâm Đăng kiểm, nhận tiền của lãnh đạo các phòng về việc đăng kiểm sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.
Bị can Đặng Việt Hà lúc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Ngoài ra, bị can Trần Kỳ Hình còn lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp theo quy định... Với các sai phạm kể trên, cáo trạng xác định bị can Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ hơn 7,1 tỷ đồng và hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong việc duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.
Sau khi bị can Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, bị can Đặng Việt Hà trở thành người có thẩm quyền cao nhất (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam), không những không chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi tiêu cực, sai phạm, mà còn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới là các lãnh đạo phòng, lãnh đạo các Trung tâm Đăng kiểm phải nâng mức hưởng lợi của cá nhân Hà phải là cao nhất. Hà còn chỉ đạo các Trung tâm Đăng kiểm khối V phải tính tiền nộp cho Hà căn cứ vào số lượng phương tiện vào đăng kiểm tại mỗi trung tâm.
Từ chủ trương, yêu cầu, chỉ đạo của Hà, lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR), Giám đốc các Trung tâm Đăng kiểm khối V đã triển khai. Do đó, bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới là hơn 31 tỷ đồng (giai đoạn từ ngày 1/8/2021 - 30/9/2022).
Cáo trạng xác định, bị can Đặng Việt Hà được chia 700.000 đồng/1 hồ sơ thẩm định thiết kế đạt. Theo đó, số tiền nhận hối lộ của 4 Trung tâm Đăng kiểm khối V tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 1/4/2022 - tháng 11/2022 là hơn 7,6 tỷ đồng; 5 Trung tâm Đăng kiểm khối V tại TP Hà Nội là 780 triệu đồng, và số tiền hối lộ của các Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.
Do đó, bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 40,2 tỷ đồng. Trong đó, cá nhân bị can Đặng Việt Hà hưởng lợi hơn 8,5 tỷ đồng...
Khởi tố Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Ngày 11/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Nhận hối lộ" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố; đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và...