Cựu cán bộ công an khai gì khi ra tòa vụ gian lận thi cử Sơn La?
Sáng 16/10, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên sơ thẩm xét xử vụ gian lận thi tại địa phương. Đầu giờ sáng, Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Đinh Hải Sơn, cựu cán bộ Công an tỉnh.
Theo Lao Động, sáng 16/10, TAND tỉnh Sơn La tiếp tục phần thẩm vấn đối với các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này.
Bị cáo Đinh Hải Sơn, cựu thiếu tá, phòng PA83 là người được gọi lên thẩm vấn đầu tiên. Trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, bị cáo Sơn được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chấm thi, trực tiếp tham gia giám sát, bảo vệ công tác chấm thi tự luận, môn Ngữ văn.
Trước bục khai báo, bị cáo Đinh Hải Sơn cho biết, ngày 27/6/2018, ông được Nguyễn Minh Khoa – cựu Phó trưởng phòng PA83 đến nhà trao đổi, đưa thông tin cá nhân của thí sinh L.T.T, SBD 14001602, nhờ giúp nâng điểm các môn Toán, Văn, tiếng Anh, đạt điểm cao, để xét tuyển vào trường Công an Nhân dân.
Chân dung bị cáo Đinh Hải Sơn. Ảnh: Lao Động
Bị cáo Đinh Hải Sơn còn khai có em vợ là thí sinh N.L.B.N, SBD 14001557 cũng tham dự kỳ thi, nên đã chủ động hỏi thông tin cá nhân để nhờ nâng điểm các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử – là các môn xét tuyển đại học cho N.L.B.N.
Sau khi có thông tin của hai thí sinh trên, Đinh Hải Sơn viết lại danh sách ghi số điểm cần nâng của L.T.T là Toán 9,8 điểm, tiếng Anh 9,8 điểm; N.L.B.N là Toán 9,8 điểm, Lịch sử 9,8 điểm, trong khi điểm thi thử của N.L.B.N khá thấp, Toán 5 điểm, Lịch sử 6,25 điểm.
Video đang HOT
Sơn ghi chi tiết cụ thể vào tờ giấy và chuyển cho Nguyễn Thị Hồng Nga. Sơn khai, quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự khu vực chấm thi, trực tiếp tham gia giám sát, bảo vệ công tác chấm môn thi tự luận, bản thân đã không làm hết trách nhiệm.
Tại tòa, Đinh Hải Sơn cơ bản nhất trí với bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Một trong 2 trường hợp thí sinh bị cáo nhờ nâng điểm là do lãnh đạo Phòng nhờ, không có lợi ích về vật chất.
Tại phiên tòa hôm nay, Nguyễn Minh Khoa, cán bộ Công an tỉnh Sơn La, là 1 trong 6 người làm chứng bị Tòa ra lệnh dẫn giải vẫn tiếp tục vắng mặt với lý do đưa vợ đi chữa bệnh, VOV đưa tin.
Chi Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Nguyên GĐ Sở GD-ĐT Sơn La lại vắng mặt tại phiên xử gian lận thi cử
Sáng nay (15/10) đã diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La.
Phiên xét xử sơ thẩm lần này vắng mặt 18 nhân chứng, trong đó có ông Hoàng Tiến Đức - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La.
Trong tổng số 43 nhân chứng được triệu tập, vắng 18 nhân chứng, đáng chú ý nhất là vắng mặt nhân chứng quan trọng - ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La với lý do sức khỏe không đảm bảo. Theo kế hoạch, phiên tòa diễn ra trong 5 ngày do thẩm phán Quản Hữu Chiến làm chủ toạ.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Trần Xuân Yến cùng các đồng phạm.
Sáng nay, tổng số 99 người liên quan bị triệu tập, xét xử (gồm 8 bị cáo; 48 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; 43 người làm chứng). Trong số 27 người làm chứng quan trọng, có mặt là 26 người, vắng 1 người. Trong đó, có mặt ông Lê Trọng Bình, Phó chủ tịch UBND thành phố Sơn La; ông Trần Hùng Mạnh, Phó trưởng Công an huyện Thuận Châu và nhiều nhân chứng khác.
Ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La tại phiên tòa.
Bị cáo Cầm Thị Bun Sọn.
Theo cáo trạng: Trước và trong khi chấm thi, các bị cáo Trần Xuân Yến (SN 1971), Nguyễn Thị Hồng Nga (SN 1967), Lò Văn Huynh (SN 1961), Đặng Hữu Thủy (SN 1964), Cầm Thị Bun Sọn (SN 1969), Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1966), Đinh Hải Sơn (SN 1983), Đỗ Khắc Hưng (SN 1965) đã thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, với động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân khác nhận thông tin của 44 thí sinh, như: Họ tên, số báo danh, số phòng thi, mã đề thi, môn thi và điểm thi các môn cần đạt được... để nâng điểm.
Bị cáo Đặng Hữu Thủy.
Để thực hiện hành vi nâng điểm, các bị can đã câu kết với nhau rút bài thi các môn trắc nghiệm mang ra ngoài khu vực chấm thi để sửa nâng điểm, sau đó mang trả lại các túi đựng bài thi đã rút và thực hiện việc xóa toàn bộ phai ảnh đã quét trước đó quét lại. Với bài thi tự luận (Ngữ văn), Nguyễn Thị Hồng Nga cùng Nguyễn Thanh Nhàn in khóa phách vòng 1 vòng 2, sau đó Nhàn tra tìm khóa phách lấy thông tin của các thí sinh cần nâng điểm theo danh sách chuyển cho Lò Văn Huynh để nhờ tìm bài thi chấm nâng điểm.
Bị cáo Trần Xuân Yến tại phiên tòa.
Trong 8 bị cáo thì hành vi của 6 bị cáo: Trần Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn, Đinh Hải Sơn bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm b khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm, phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng.
Còn hành vi của 2 bị cáo (Nguyễn Thanh Nhàn, Đỗ Khắc Hưng) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ " theo khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt "cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm".
Theo danviet
Xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La : Cựu cán bộ công an nâng điểm vì thân quen, không có lợi ích vật chất Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Đinh Hải Sơn khai nhận, Sơn chủ động nâng điểm cho người nhà và được lãnh đạo Phòng nhờ vả, không có lợi ích về vật chất. Bị cáo Đinh Thanh Sơn tại phiên tòa xét xử. Ảnh: Người Đưa Tin Sáng ngày 16/10, tòa án nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục ngày làm việc...